Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Thông báo >> Đảo Gạc Ma

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 tuantran20
 member

 ID 78112
 06/12/2014



Đảo Gạc Ma
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Không phải dàn khoan. Trung cọng xây dựng cơ sở quân sự ở đảo Gạc Ma mới là chuyện lớn!

Nay đang có thêm một hướng phán đoán mới, để trả lời câu hỏi v́ lư do ǵ mà Trung Hoa đem giàn khoan vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Vấn đề là Gạc Ma!

Nguyễn Khắc Mai

Cả tháng nay, chúng ta tập trung vào vụ dàn khoan HY981. Dùng dư luận lên án, phản đối, dùng cảnh sát biển, kiểm ngư để ngăn cản… Trung Hoa cứ ĺ lợm, tăng thêm lực lượng, tăng cả thủ đoạn hành động, tăng cả đấu khẩu, bất chấp lư lẽ, mặc kệ thiên hạ chê cười. V́ sao?

Nay đang có thêm một hướng phán đoán mới, để trả lời câu hỏi v́ lư do ǵ mà Trung Hoa đem giàn khoan vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Vấn đề là Gạc Ma!

Có vẻ như “Tàu Khựa” đang dùng mẹo Tôn Tử, dương Đông kích Tây, đưa giàn khoan xuống để dư luận tập trung vào đây, c̣n chúng lại cấp tập, ráo riết đổ vật liệu, biến Gạc Ma thành một căn cứ, một sân bay quân sự.

Khi Gạc Ma đă trở thành một căn cứ không quân, bấy giờ mới là vấn đề. Chúng sẽ tuyên bố về một “Vùng pḥng ngự không phận” trên Biển Đông, như chúng đă làm tại biển Hoa Đông. C̣n Việt Nam sẽ nghẽn đường ra Trường Sa. Bởi Gac Ma sẽ như một cứ điểm nằm ở yết hầu của con đường huyết mạch quan trọng ấy

Từ năm 1988 sau khi Trung Hoa dùng vũ lực, tranh cướp Gạc Ma trên tay của Việt Nam, phía Việt Nam chỉ lên tiếng “bóng gió” rằng Việt Nam có đầy đủ chứng lư, Trường Sa là của Việt Nam. Tuồng như ban lănh đạo Việt Nam âm thầm, mặc nhiên công nhận việc chiếm đóng Gạc Ma của Trung Hoa. Chưa hề có một tố cáo rành mạch, cương quyết việc chiếm đóng trái phép của phía Trung Hoa. Hơn nữa, hễ ai tưởng niệm những chiến sĩ hy sinh để bảo vệ Gạc Ma c̣n bị bắt bớ, cấm đoán, gây khó dễ.

Thâm độc và nguy hiểm đấy, hành động của Trung Hoa ở Gạc Ma.

Bộ Chính trị, Chính phủ, Nhà nước không thể tiếp tục lầm lỗi của ḿnh, để phó mặc cho Trung Hoa làm ǵ th́ làm ở Gạc Ma. Chính đây mới là chỗ để khởi kiện Trung Hoa ra Ṭa án quốc tế. Hăy tập trung khởi kiện hành động dùng vũ lực quân sự để tranh chấp biển đảo với Việt Nam – một điều bị cấm trong công ước về Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc. Rơ ràng đây là sự vi phạm trắng trợn về luật biển của phía Trung Hoa, một bên đă kư công ước!

Hăy ngăn cản không để cho Trung Hoa lộng hành, làm việc đă rồi ở Gạc Ma. Hăy chặn đứng hành động nham hiểm, thâm độc của Trung Hoa ở Gạc Ma.

Bỏ mặc, để Trung Hoa biến Gạc Ma thành căn cứ không quân của chúng là tội lỗi muôn đời không thể tha thứ!

Không được mắc mưu Trung Hoa đang dương Đông kích Tây!

N. K. M.

Tác giả gửi BVN.



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hatlinh
 member

 REF: 677907
 06/16/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma


So với trận hải chiến Hoàng Sa, th́ trận cưỡng đoạt Trường Sa năm 1988 được chuẩn bị và toan tính kỹ hơn, Trung Quốc chọn đúng thời điểm t́nh h́nh Việt Nam đang gặp khó khăn.

Rắp tâm của Trung Quốc

Ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa sụp đổ, đất nước Việt Nam liền một mối, bước vào giai đoạn tái thiết, tổ chức thống nhất hai miền Nam - Bắc.

Dù bộn bề với bao việc phải làm sau chiến tranh, vấn đề bảo vệ chủ quyền với Hoàng Sa vẫn được đặt lên hàng đầu và được quan tâm đặc biệt.

Ngày 9/9/1975, tại Hội nghị Khí tượng Á châu ở Colombo, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam yêu cầu giữ nguyên đăng kư vào hệ thống SYNOP của OMM đài khí tượng của Việt Nam đặt tại quần đảo Hoàng Sa dưới danh số 48860.


Những chiến sĩ hải quân đă tham gia bảo vệ đảo Trường Sa năm 1988

Ngày 24/9/1975, tại cuộc gặp gỡ phái đoàn của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, ông Đặng Tiểu B́nh lúc này là phó chủ tịch Đảng Cộng sản kiêm phó thủ tướng Trung Quốc thừa nhận giữa hai nước c̣n tồn tại vấn đề Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa). Đặng Tiểu B́nh hứa hẹn: “ Vấn đề sẽ được đưa ra giải quyết trong tương lai”.

Ngày 10/11/1975, Bộ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa gửi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm nhắc lại tuyên bố ngày 24/9 của Đặng Tiểu B́nh và đề nghị ngưng tuyên truyền liên quan đến tranh chấp về các quần đảo nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc thương thảo.

Tuy nhiên trong công hàm trả lời ngày 24/12/1975, Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ đề nghị này.

Ngày 3/12/1975, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tại Bắc Kinh khẳng định với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cộng ḥa miền Nam Việt Nam tuyên bố Việt Nam sẽ giành quyền bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 2/7/1976, sau cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ra đời.

Ngày 12/5/1977, nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Tuyên ngôn về vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 7/10/1977, Việt Nam và Trung Quốc có cuộc họp đàm phán về biên giới. Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền đề nghị đăng kư thảo luận về quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Hàn Niệm Long từ chối.



Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm hai nước Philipines và Malaysia, kư thỏa thuận với Tổng thống và Thủ tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp ḥa b́nh.
Giai đoạn này quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng. Trung Quốc từ chỗ thừa nhận Hoàng Sa là “vấn đề tranh chấp” sang hẳn luận điểm “Hoàng Sa là của Trung Quốc, không cần tranh căi”.

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa 600.000 quân tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Sau hai tuần bị thiệt hại nặng nề, Trung Quốc rút quân.

Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng về biên giới Việt – Trung, trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 3/7/1979, cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc thiết lập 4 vùng nguy hiểm trong không phận Tây Sa (tức Hoàng Sa) với ư đồ buộc quốc tế phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa.

Ngày 7/8/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ hoàn toàn ư đồ xuyên tạc của Trung Quốc.

Ngày 8/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố tài liệu xác minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 25/3/1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo An Bang cũng như quần đảo Trường Sa.

Ngày 4/2/1982, chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ngày 9/12/1982, chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam quyết định huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh.

Năm 1984, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng hành chính tỉnh Hải Nam bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Từ ngày 16/5 đến 6/6/1987, hải quân Trung Quốc thao diễn trong vùng tây Thái B́nh Dương và Nam biển Đông, gần quần đảo Trường Sa.

Ngày 10/11/1987, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Louisa trên quần đảo Trường Sa…

Trung Quốc chọn thời điểm

Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”. Tuy nhiên, chuẩn đề đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí.



Trung Quốc đă sử dụng vũ khí từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.
Theo tài liệu giải mật của cơ quan t́nh báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung Quốc đă chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Apganistan, đang nối lại quan hệ với Trung Quốc nên không muốn dính líu rắc rối ǵ với Trung Quốc.

Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đă đến các nước có liên quan đến biển Đông khẳng định “lập trường ḥa b́nh” và tuyên bố Trung Quốc chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác!

Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, ngày 31/1/1988 chiếm băi đá Chữ Thập; ngày 18/2/1988 chiếm băi Châu Viên; ngày 26/2/1988 chiếm băi Ga Ven; ngày 28/2 chiếm băi Tư Nghĩa.

Trước t́nh h́nh Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đă khẳng định chủ quyền trên các đảo c̣n lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.

Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đă huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến băi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đă bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương…

Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ. Trung Quốc đă huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đă anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị ch́m.

Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lư) và Len Đao, Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo. Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.

Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đă gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và ch́m, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số c̣n lại được xem là đă hy sinh.

Việt Nam đă phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.

Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đă cho quân lính xâm chiếm băi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.

Tháng 8/1990, Thủ tướng Trung Quốc Lư Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa.

Ngày 1/12/1990 trong cuộc đi thăm Philippines, Thủ tướng Lư Bằng nói: “Chúng ta có thể t́m ra một giải pháp thích hợp đối với vấn đề Trường Sa với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này. Tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan”.

Như vậy, Hoàng Sa và Trường Sa của VN bị mất trong hai giai đoạn mà về danh nghĩa chính quyền quản lư đang là đồng minh của một trong hai siêu cường lớn nhất của thế kỷ 20. Các siêu cường đồng minh đều “bắt tay” với TQ để cho TQ ra tay thô bạo, thậm chí vô cùng tàn bạo như trên băi Gạc Ma.

Tháng 3/2013, mạng Sina.com mở chuyên đề “Chiến đấu bảo vệ chủ quyền” ca ngợi quân đội Trung Quốc đă biết “nắm bắt thời cơ” để “đập tan sự ngỗ ngược của Việt Nam”. Dẫn lời tướng Nhạc Cương, Sina.com mạnh miệng tuyên bố: “Các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam cho thấy xu hướng không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm. Trung Quốc cần phải tận dụng và phát huy!”.

(C̣n nữa)

Theo Duy Chiến
Vietnamnet


 

 hatlinh
 member

 REF: 677963
 06/17/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai





Bỏ chạy khi bị xâm lược th́ bảo vệ tổ quốc bằng cái gi!?



Thời gian đang chứng minh cho Việt Nam thấy là chẳng có cái bẫy nào cả. Chẳng qua do Việt Nam sợ quá hoắng cả lên với nhau. Như tôi đă từng phân tích, “việc dùng đội quân đông đảo hùng hậu để bảo vệ giàn khoan chứng tỏ Trung Quốc vừa e ngại, vừa muốn thị uy, đe nẹt cho Việt Nam khiếp nhược ngay từ đầu mà không dám động thủ”.


Chắc chắn Trung Quốc không dám nổ súng trước. Ngay cả hành vi đâm ch́m tàu của ngư dân cũng chỉ là kế “sát kê hách hầu” – giết gà dọa khỉ bởi nếu muốn bắn hoặc đâm ch́m tàu Kiểm ngư, CSB, đêm tối thừa khả năng giúp chúng làm việc ấy. Nhưng đêm tối chúng lại rọi đèn, hú c̣i, gọi loa xua đuổi chứng tỏ chúng chỉ dọa cho chúng ta sợ.

Mà kể cả trong trường hợp xấu nhất ta không bỏ chạy, chúng có đâm, có bắn thật, chúng ta có đổ máu, hy sinh cũng không có ǵ phí phạm bởi đó là để bảo vệ chính nghĩa. Cái ǵ cũng có giá của nó nhất là giữ ǵn toàn vẹn lănh thổ, độc lập chủ quyền. Nếu không dám đương đầu, không muốn đổ máu, không chịu hy sinh ngay cả khi giặc vào tận nhà th́ hóa ra ngồi mát mà ăn không tiền thuế của dân à? Nếu vậy th́ giải ngũ về làm xe ôm, để người dân ra trông coi. Hăy nhớ đỉnh cao như Mỹ c̣n phải mất mạng, bỏ mẹ.

Theo Đất Việt, “khoảng một tháng sau vụ Trung Quốc cướp đảo Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 chiến sĩ công binh và 7 chiến sĩ hải quân cùng vật liệu xây dựng lên đá Len Đao, xây nhà đánh dấu chủ quyền.

Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày 16/3, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên, lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra hỗ trợ các chiến sĩ hải quân nên số tàu chiến của Trung Quốc phải bỏ đi, đụng độ không xảy ra, phía Việt Nam giữ được đảo đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá”.

Vấn đề đặt ra ở đây là nếu khi sự kiện Gạc Ma nổ ra, phía Việt Nam phản công quyết liệt như vậy ngay từ ban đầu, nhiều khả năng Gạc Ma không bị quân Trung Quốc cướp và chiếm đóng như bây giờ. Đó là bài học đau đớn cho sự bạc nhược, yếu hèn.

Len Đao cho thấy Trung Quốc tuy già dái nhưng non hột, sử dụng chiến thuật mềm nắn rắn buông v́ hiểu Việt Nam chính nghĩa. Đó chính là bài học, kinh nghiệm cho bảo vệ biển Đông ngày hôm nay.

Nếu cứ bỏ chạy không dám đương đầu ngay trên đất nhà ḿnh khi bị xâm lược th́ lấy ǵ bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ!?

Fb Nguyễn Văn Hoàng


 

 aka47
 member

 REF: 677964
 06/17/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Vấn đề Trung Quốc - Vn thấy rất rơ .

VN nhu nhược trong mọi lĩnh vực đối ngoại đối nội trên thế giới lại c̣n chỉ mong làm nô lệ cho TQ nên TQ xem không ra ǵ và TQ muốn làm ǵ th́ làm.

Ngồi suy ngẫm câu nói của TT Bush con rằng: Muốn ǵn giữ ḥa b́nh hữu hiệu là phải xây dựng Quốc pḥng mạnh.

VN chỉ mong ḥa b́nh với TQ nhưng lại quá yếu về Quốc pḥng...

Bao nhiêu tiền bạc chỉ lo ôm nhau đút vô túi chứ mua vũ khí th́ ...không.

Vậy những lănh đạo đất nước xin cho hỏi có thật sự yêu nước không? Hay yêu tiền yêu chức vị?

Hỏi , tức là biết câu trả lời rồi vậy.

hihi


 

 LOLEMSAIGON
 member

 REF: 677971
 06/18/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Aka và mọi người hăy tin vào đường lối sách lược đấu tranh của ĐCSVN, đừng nôn nóng mà hỏng đại sự.

 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network