Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Đố vui >> Có ai biết câu trả lời này hok nhỉ ?

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 visaonhuthe
 member

 ID 47116
 11/09/2008



Có ai biết câu trả lời này hok nhỉ ?
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Nếu biết trả lời dùm ḿnh nha ^^~
Dinh Trấn Biên là tên gọi của tỉnh nào ngày nay ở Nam Bộ ?
Vĩnh Long
Hậu Giang
Đồng Nai




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hiepsymayman
 member

 REF: 402904
 11/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Dinh Trấn biên trong ḷng đất Phú Yên

1- Vài nét về lịch sử h́nh thành dinh Trấn biên



Dinh Trấn biên – thủ phủ đầu tiên của Phú Yên, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Phú Yên thế kỷ 17-18, một thành lũy quân sự bảo vệ an ninh chốn biên thùy trong những ngày đầu mở đất. Thế nhưng hiện nay, khi nói tới dinh Trấn biên nhiều người không biết đó là công tŕnh ǵ, ở đâu? Thậm chí, một số người c̣n nhầm lẫn Thành Cũ (dinh Trấn biên) với thành An Thổ (tức Phủ Cũ – xây dựng năm 1829, dưới thời vua Minh Mạng). Điều đó cũng không có ǵ lạ, bởi hiện nay dinh Trấn biên đă nằm sâu trong ḷng sông Cái, c̣n các bài nghiên cứu về dinh Trấn biên chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Cho đến thời điểm này, ngoài tấm bản đồ của giáo sĩ Đắc Lộ, bài viết của Phạm Đ́nh Khiêm và Nguyễn Đ́nh Tư, chúng tôi chưa t́m thấy tài liệu nào khác viết về dinh Trấn biên.



Dinh Trấn biên được xây dựng năm 1629. Đại Nam thực lục tiền biên chép: Năm 1629, “…Văn Phong ở Phú Yên dùng quân Chiêm Thành để làm phản. Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đi đánh dẹp yên và lập dinh Trấn biên (khi mới mở mang, những nơi đầu địa giới đều gọi là trấn biên. V́ có công ấy, đặc biệt cho dùng ấn son…” (4, tr56).



Đại Nam nhất thống chí tỉnh B́nh Định cũng ghi: “… Năm Kỷ Tỵ thứ 16 đời Hi Tông (Lê Long Đức thứ 1-1629) Văn Phong cấu kết với Chiêm thành làm phản, sai phó tướng Nguyễn Phúc Vinh dẹp được, lập dinh Trấn biên…” (5,tr7).



Đàng Trong khi ấy dưới quyền chúa Săi (Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) chia ra 7 dinh: Chính Dinh (Phú Xuân), Cựu Dinh (Ái Tử – Quảng Trị), Quảng B́nh, Vũ Xá, Bố Chính, Quảng Nam và Trấn biên (Phú Yên).



060524-tranbien.jpg
Vị trí xây dựng dinh Trấn Biên năm 1629 trên bờ sông Cái - Ảnh: Hiệp Ngọc



Mỗi dinh có thể coi như một tỉnh bây giờ. Hành chính có chức quan lưu thủ đứng đầu, quân sự th́ có chức quan tuần thủ chỉ huy. Năm 1629, Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh làm trấn thủ dinh Trấn biên (tức kiêm luôn cả hai chức lưu thủ và tuần thủ). Đại Nam thực lục tiền biên viết về ông: “… Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh (con trưởng Mạc Cảnh Huống, lấy công chúa Ngọc Liên, cho theo quốc tính, sau đổi làm (hệ tính) Nguyễn Hữu)…” (4,tr56). Ông người huyện Nghi Dương, tỉnh Hải Dương, Nguyễn Phúc Vinh đă giữ chức trấn thủ ở dinh Trấn biên 15 năm (từ năm 1629 đến cuối năm 1643).



2- Vị trí dinh Trấn biên:



Trong “Bản đồ Vương Quốc Annam” của Linh mục Alexandre de Rhôdes (phiên âm là Alêxan Đắc Lộ, gọi tắt là Đắc Lộ) có vẽ một tỉnh mệnh danh là “Province de Ranran”. Bắc giáp Quy Nhơn (Qui Nhin), Nam giáp Chiêm thành, ngang mũi Varella. Đó chính là tỉnh Phú Yên. Tỉnh ấy được vẽ thành ba nét, ba con sông. Một con sông nhỏ ở phía bắc – đó là sông Cầu, một con sông lớn hơn ở giữa: sông Cái, một con sông lớn nhất ở phía nam – chính là sông Đà Rằng. Thủ phủ của tỉnh này được giáo sĩ vẽ trên bờ con sông ở giữa, tức sông Cái, ở chỗ gần đổ ra biển, giáo sĩ ghi là “Dinh Phoan”. Đây chính là Dinh Phú An, hay Dinh Trấn biên lập năm 1629. Theo các sử liệu truyền giáo, giáo sĩ Đắc Lộ đă từng có mặt tại dinh Trấn biên năm 1641-1642. Bản đồ của ông in tại La Mă năm 1653, chắc chắn là bản đồ vẽ trong thời gian ở Việt Nam.



Như vậy, có thể khẳng định: Dinh Phoan chính là dinh Trấn biên, cũng chính là di tích Thành Cũ, được xây dựng trên bờ sông Cái (Tuy An) năm 1629.



Tuy nhiên, do sự tác động của nhiều nhân tố, vị trí dinh Trấn biên hiện nay đă thay đổi so với bản vẽ của giáo sĩ Đắc Lộ năm 1653.



Năm 1959, khi đi khảo sát, Phạm Đ́nh Khiêm nhận thấy”…địa điểm Dinh Phoan được vẽ bên tả ngạn sông Cái tức là ở bờ Bắc, mà khi quan sát tại chỗ, chúng tôi lại thấy vị trí ngược lại: con sông Cái chảy ở phía Bắc, c̣n xóm Thành Cũ lại ở phía nam…” (8,tr89). V́ sao có sự khác nhau đó? Điều này đă sớm được làm rơ: nguyên trước kia, nhánh chính của con sông Cái chảy ở phía nam thành, c̣n ở phía bắc chỉ có một nhánh rất nhỏ. Thời gian sau đó, nhân dân đắp đập trên nhánh sông Cái ở ngang núi Sơn Chà, ngăn nước làm ruộng, do đó nước chảy dồn cả về nhánh nhỏ ở phía bắc, khiến nhánh này lâu dần thành lớn, c̣n nhánh ở phía nam th́ ngày càng thu hẹp lại, nay chỉ c̣n là một con sông cụt, hẹp ḷng, nhưng rất sâu. Do sự biến chuyển của ḍng sông, mà chỗ di tích dinh Trấn biên, lẽ ra ở phía bắc sông Cái nay hóa ra lại ở phía nam. Năm 2005, khi đi khảo sát dinh Trấn biên, chúng tôi thấy cách lư giải của Phạm Đ́nh Khiêm là hoàn toàn có cơ sở.



Tuy nhiên về tên gọi vị trí dinh Trấn biên, chúng tôi cho rằng Phạm Đ́nh Khiêm đă có sự nhầm lẫn. Năm 1959, khi về Tuy An để khảo sát viết bài, Phạm Đ́nh Khiêm cho rằng, thành được xây ở thôn Hội Phú, xă An Ninh Tây. V́ thế, ông dùng cụm từ “Thành cổ Hội Phú”, vừa để chỉ di tích, vừa chỉ vị trí xây thành.



Việc định vị dinh Trấn biên khá phức tạp, bởi hiện nay toàn bộ di tích đă nằm dưới ḷng sông Cái. Hiện chỉ có duy nhất bản đồ của giáo sĩ Đắc Lộ vẽ cách đây hơn 350 năm, thời gian đủ để cho một ḍng sông đổi ḍng, uốn khúc. Vùng đất xây dựng dinh Trấn biên xưa, nay chỉ c̣n trơ lại một dải cát ven sông. Chúng tôi t́m thấy một ít gạch đá xây thành do nhân dân đào hồ để nuôi tôm lấy lên. Sau khi cho rằng, đây có thể từng là nơi xây dựng dinh Trấn biên xưa, chúng tôi dùng máy định vị (của Sở khoa học và công nghệ Phú Yên) để xác định tọa độ. Nơi đó có tọa độ Y 130.35’78’’ và X 1090.23’35’’5, cách nhánh sông cụt khoảng 1.500m đường chim bay và cách Thành An Thổ (tức Phủ cũ) khoảng 1.300m về phía Đông Nam. Điều này hoàn toàn hợp lư. Bởi vị trí này cũng trùng với địa điểm xóm Thành Cũ (thuộc thôn B́nh Thạnh. Nếu cho rằng, mỗi chiều của thành dài 300m th́ Thành cũng không nằm ở thôn Hội Phú. V́ so với vị trí xác định được th́ dinh Trấn biên cách xa thôn Hội Phú khoảng trên 1km đường chim bay.



Quan sát địa điểm xây thành, chúng tôi thấy, dinh Trấn biên được xây ở vùng tương đối đông dân, lại gần cửa biển (Tiên Châu). V́ thế, việc vận chuyển, tiếp tế lương thực, vũ khí bằng đường thủy khá dễ dàng. Giáo sĩ Đắc Lộ và các quan đều theo cửa biển Tiên Châu để vào dinh Trấn biên.



Qua những điều đă khảo sát; có thể kết luận: dinh Trấn biên đă từng được xây dựng tại một địa điểm thuộc xóm Thành Cũ ở thôn B́nh Thạnh. Nó không nằm ở thôn Hội Phú như Phạm Đ́nh Khiêm đă từng viết và nhiều người vẫn lầm tưởng lâu nay.



Về vật liệu xây dựng thành, những vết tích c̣n lại cho thấy, thành được xây dựng bằng đá đen, gạch mỏng, nhồi với vôi và cát. Trong thời kỳ Cần Vương chống Pháp, các văn thân đă lấy đá, gạch ở Thành để xây nghĩa trang cho các chiến sĩ tử trận, nhân dân gọi là Nghĩa trũng. V́ thế, địa điểm dinh Trấn biên cũng chính là địa điểm Nghĩa trũng.



Trong quá tŕnh tồn tại, dinh Trấn biên đă có những đóng góp nhất định.



3- Vai tṛ dinh Trấn biên với vùng đất Phú Yên xưa



Có thể nói, việc xây dựng Trấn biên dinh đă góp phần bảo vệ an ninh chốn biên thùy.



Về quân sự, dinh Trấn biên là một căn cứ quân sự quan trọng để trấn an biên thùy. Hiện nay, gần thôn Thành Cũ c̣n có xóm Thủy, rất có thể đây là căn cứ thủy quân của dinh Trấn biên dưới thời Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh và Tôn Thất An. Căn cứ này là điều có thực, bởi năm 1641, giáo sĩ Alexandre de Rhodes khi đến giảng đạo ở đây có ghi rằng: “…tại Phú An (Ranran) nhà vương có nhiều chiến thuyền, để pḥng ngừa những cuộc xâm lấn của Chiêm thành, ở giáp giới tỉnh này..” (8,tr93).



Cuối năm 1643, Nguyễn Phúc Vinh (lúc này đă ngoài 80 tuổi), đă chuyển về ở Quảng Nam, người đến thay thế ông là Phó tướng Tôn Thất An. Trong thời gian trấn thủ dinh Trấn biên, Tôn Thất An đă lập chiến công xuất sắc.



Nếu như dưới thời Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh, dinh Trấn biên được xây dựng và chủ yếu đóng vai tṛ pḥng thủ, th́ dưới thời Phó tướng Tôn Thất An, lực lượng dinh Trấn biên ngày càng tăng trưởng và không bao lâu sâu đă chuyển sang thế công. Lê Quư Đôn trong Phủ biên tạp lục chép: năm 1653 “… vua nước Chiêm thành là Bà Tấm quấy rối đất Phú Yên, sai cai cơ Hùng lộc hầu làm tổng binh và xá sai Minh vơ làm tham mưu đem 3.000 quân đi đánh. Đến phủ Phú Yên ngày 3 tháng 4, nhân đêm qua đèo Hố dương, núi Thạch bi, ruổi thẳng đến trại Ba Tấm, phóng lửa, đuổi gấp, phá tan, đuổi dài đến sông Phan Lang…” (2,tr56).



Đại Nam thực lực tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng ghi: “…Bấy giờ (1653) có vua nước Chiêm thành là Bà Tấm xâm lấn Phú Yên, sai cai cơ Hùng Lộc (không rơ họ), làm thống binh, xá sai Minh Vũ (không rơ họ) làm tham mưu, lănh 3.000 quân đi đánh. Quân đến Phú Yên, các tướng đều muốn dừng lại để dụ địch…” (i4,tr38).



Năm năm sau, năm 1658, Phủ biên tạp lục của Lê Quư Đôn chép: “…Mậu Tuất, tháng 9, Phúc Tần lấy cớ vua Cao miên là Nặc Chân lấn bờ cơi, sai phó tướng dinh Trấn biên là Yên vơ hầu cai đội là Xuân thắng hầu, tham mưu là Minh lộc hầu, câu kê là Văn lĩnh bá đem 3.000 quân đi đánh miền Nam…” (2,tr58).



Tôn Thất An làm phó tướng dinh Trấn biên khoảng trên 20 năm (1643-1664). Năm 1664 ông chuyển về Chính Dinh. Chúng ta biết được điều này nhờ một sự kiện xảy ra trong Phủ chúa mà Đại Nam thực lục tiền biên đă ghi lại: “Giáp Th́n, năm thứ 16 (1664), tháng 6, chưởng dinh tiết chế đạo Lưu đồn là Nguyễn Hữ Tiến ốm, dâng biểu xin về. Chúa không biết dùng ai thay được cùng các tướng bàn định, Tôn Thất Yên thưa xin dùng Nguyễn Hữu Dật…” (4,tr109).



Sau khi Tôn Thất An chuyển về Chính Dinh, không thấy sử sách nói ai thay ông nắm quyền ở dinh Trấn biên. Cả cái tên dinh Trấn biên thay bằng dinh Phú Yên năm nào cũng không ai rơ. Chỉ biết năm 1688, Phủ Biên tạp lục ghi: Chúa Nguyễn Phúc Trân “sai phó tướng dinh Trấn biên là Vạn long hầu làm thống binh… thủ hợp Chính dinh là Văn Vy làm tham mưu vào cửa biển Mỹ Tho… đánh phá lũy của Hoàng Tiến…” (2,tr63).



Như vậy, đến năm 1688 Phú Yên không c̣n làm nhiệm vụ trấn biên nữa, nhiệm vụ này đă được đẩy sâu vào cho các tỉnh ở đàng trong. Tuy nhiên, thời gian sau đó Phú Yên vẫn là địa bàn đứng chân vững chắc, tạo thế và lực cho các chúa Nguyễn tiếp tục nhiệm vụ mở đất về phía Nam.



Đại Nam thực lục tiền biên ghi: năm 1689, “…Chúa bèn sai Hữu Hào làm thống binh… Nguyễn Thắng Sơn làm tiên phong, kén thêm quân ở Phú Yên, Thái Khanh và Phan Rí để tiến đánh Chân Lạp…” (4,tr141).



Một điều hết sức đặc biệt là với việc xây dựng dinh Trấn biên, sự ra đời của tỉnh Phú Yên đă tạo điều kiện cho các chúa Nguyễn thực hiện Tây tiến. Do vị trí của ḿnh, Phú Yên được triều đ́nh ủy cho nhiệm vụ nhận các cống phẩm của vua Thủy (P’taoEa) và vua Lửa (P.taoPui). Đại Nam thực lục tiền biên chép: “…Thủy Xá và Hỏa Xá vào cống…. Buổi quốc sơ, v́ cớ họ giáp giới với Phú Yên, cứ năm năm một lần sai người đến các nước ấy cho quà (áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo sắt và chén đĩa bằng sứ). Vua hai nước ấy nhận được vật cho, tức th́ sắm sửa phẩm vật địa phương (kỳ nam, sáp ong, nhung hươu, mật gấu, voi đực) để hiến…” (4,tr21).



Phủ biên tạp lục cũng ghi: “…Năm năm một lần, chúa Nguyễn sai cai đội Phú Yên làm chánh phó sứ đem cho áo gấm, mũ, nồi đồng, chảo gang, bát sứ các vật và thu thuế cống”. Vua nước ấy “soạn ngay các thứ kỳ nam, sáp ong, lộc nhung, tê giác, mật gấu, voi đực giao cho sứ giả đem về dâng (chúa)” (2,tr123).



Đại Nam thực lục tiền biên chép, năm Tân Măo (1711), đời chúa Nguyễn Phúc Chu: “…Đôn vương và Nga vương ở hai rợ Nam Bàn và Trà Lai (sau gọi là Jarai), (giáp với Phú Yên và B́nh Định) sai sứ đến dâng vật phẩm địa phương… chúa cho Kư thuộc là Kiêm Đức đem thư đến hiểu dụ những tù trưởng, cho họ áo sa áo đoạn và đồ đồng đồ sứ…” (4,tr172).



Nghiêm Thẩm viết trong giáo tŕnh về Bộ lạc Jarai: “…Từ năm 1558, hai vị thủ lĩnh của Thủy Xá và Hỏa Xá đă chịu thần phục các chúa Nguyễn ở Huế. Cứ 3 năm một lần hai vị thủ lĩnh này mang cống vật đến tỉnh Phú Yên, cho đến cuối thế kỷ XIX các vua Thủy Xá và Hỏa Xá vẫn gửi cống vật đến triều đ́nh Huế…” (3,tr76).



Đào Duy Anh cũng viết: “Ở miền Tây Phú Yên và Khánh Ḥa th́ hai bộ lạc lớn Hỏa Xá và Thủy Xá đă triều cống chúa Nguyễn từ khi họ Nguyễn mới lập nghiệp ở miền Thuận Quảng… mỗi lần triều chống th́ nhà Nguyễn lại thường cấp rất hậu để mong giữ những bộ lạc ấy làm phên dậu đối với nước Cao Miên ở phía Tây…” (1,tr212).



Có thể nói, mối quan hệ giữa Phú Yên với các đồng bào dân tộc Tây Nguyên đă có từ lâu trong lịch sử.



Ai về nhắn với nậu nguồn

Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên



Không chỉ làm nhiệm vụ Trấn biên, Phú Yên đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ḿnh khi đóng vai tṛ trung gian giữa các chúa Nguyễn với cùng cao Thủy Xá, Hỏa Xá, góp phần làm cho mối quan hệ này ngày càng trở nên thân thiện hơn.



Về phương diện tôn giáo, ngay trong dinh Trấn biên, một nhà nguyên công cộng đă được xây dựng, đó là xứ đao đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng. Công đầu này thuộc về vợ quan Trấn thủ Nguyễn Phúc vinh, công chúa Ngọc Liên. Bà là người sùng đạo, tên Thánh của bà là Ma-ri-a Ma-đa-lê-na (Maria Madeileine). Bà là người sáng lập ngôi nhà thương đầu tiên để săn sóc, cứu chữa các bệnh nhân, đồng thời lo việc cứu giúp các linh hồn. Lịch sử Giáo đoàn miền Nam lưu danh một vị tử v́ đạo đầu tiên là thầy giảng Andre Phú Yên. Chính tại dinh Trấn biên năm 1641, ông được nhập đạo do giáo sĩ Alexandre de Rhodes rửa tội, rồi ba năm sau, chính tại dinh Trấn Quảng Nam, ông được phúc tử đạo.



Chỉ mười tám năm sau khi thành lập (1611) phủ Phú Yên được nâng cấp thành dinh Trấn biên (1629). Với việc nâng cấp từ một phủ thông thường lên một dinh Trấn biên cho thấy vùng đất Phú Yên bắt đầu đảm nhiệm một vai tṛ hết sức quan trọng trong chiến lược pḥng thủ chốn biên thùy, đồng thời giữ vị trí trọng yếu trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng và cương vực của đất nước.



Như vậy, vùng đất Phú Yên đă làm nhiệm vụ Trấn biên gần 200 năm (tính từ sau 1471 đến năm 1658). Năm 1689, Định Tường trở thành dinh Trấn biên, Phú Yên không c̣n giữ vai tṛ tiền phong như trước nữa. Nhưng vị trí và vai tṛ của nó trong các thế kỷ XVII, XVIII cũng đă quá đủ để đáng có một trang riêng trong lịch sử đất nước, một trang quan trọng đặc biệt. Và chúng ta, thế hệ hậu sinh cần hiểu biết ǵn giữ và trân trọng quá khứ, mặc dù hiện nay dinh Trấn biên không c̣n nữa.



Th.S NGUYỄN THỊ NGỌC HIỆP



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa, HN.

2. Lê Quư Đôn toàn tập, t.1 (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb KHXH, HN.

3- Nguyễn Thị Hiệp Ngọc (2005), Phú Yên dưới thời các chúa Nguyễn (1578-1773), Luận văn Thạch sĩ Khoa học, Khoa sử, ĐHKH Huế.

4. Quốc sử quán triều Nguyễn (1962), Đại Nam thực lục tiền biên, Nxb Sử học, HN.

5. Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, NXB KHXH, HN.

6. Nguyễn Đ́nh Tư (1964), Giang sơn Việt Nam, đây non nước Phú Yên, Nxb Tiền Giang.

7. Phạm Đ́nh Khiêm (1959), “Từ đèo Cả đến sông Gianh hay là theo dấu hai bà Ngọc…. Ngọc Đỉnh”. Văn hóa nguyệt san (4) tr882-902.

8. Phạm Đ́nh Khiêm (1960), “Đi t́m địa điểm và di tích hai thành cổ Quảng Nam và Phú Yên đầu thế kỷ 17”. Tạp chí Khảo cổ tập san (t1) tr71-96.


*****************************************************************

Và:


Văn miếu Trấn Biên - Rạng rỡ ngàn năm Văn hiến

Như nước Đại Việt ta từ trước vốn xưng nền Văn hiến đă lâu – truyền thống hiếu học và học giỏi của con người đất Việt đă tạo nên nền văn hiến văn hóa dân tộc học, được Nguyễn Trăi đúc kết và đă trở thành câu châm ngôn ngàn đời c̣n lưu truyền. Nếu như đất Bắc có Văn miếu Quốc Tử Giám làm rạng danh, th́ phương Nam có Văn miếu Trấn Biên nêu cao đất học, khí phách con người Nam bộ thành đồng Tổ quốc.


Cổng Văn Miếu, phía sau là nhà bia, Khuê Văn Các...


Từ trên tầng cao Khuê Văn Các nh́n xuống Hồ Thiên Tịnh Quang, phía sau cửa Tam Quan, nhà bia và nhà thờ chính

Văn Miếu Trấn Biên thuộc địa phận thôn B́nh Thành và thôn Tân Lai, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Ḥa, Đồng Nai). Đời Vua Hiển Tông năm Ất Dậu thứ 25 (1715), Trấn thủ Dinh Trấn Biên là Nguyễn Phan Long, kư lục Phạm Khánh Đức lựa chỗ đất tốt dựng lên Văn miếu ban đầu, phía nam hướng đến sông Phước, phía bắc dựa theo núi rừng, núi sông thanh tú, cỏ cây tươi tốt. Đến năm Giáp Dần đời Trung Hưng (1794), Lễ bộ Nguyễn Đô khâm phục giám đốc trùng tu, dựng nên Đại thành điện, Đại thành môn, Thần miếu, Dục thánh từ... Chu vi bốn mặt xây thành vuông, mặt tiền làm cửa Văn Miếu, phía tả và hữu có cửa Nghi môn, rường cột chạm trổ, quy chế tinh xảo, đồ thờ có những thần bài, khánh vàng... Đến năm 1861, khi tiến chiếm tỉnh Biên Ḥa, quân Pháp đă đốt phá Văn miếu Trấn Biên.


Một góc Văn Miếu, phía sau là núi rừng Bửu Long

Theo xa lộ Hà Nội, từ TP.HCM trở ra miền Đông khoảng trên 30km, đến Tam Hiệp (TP.Biên Ḥa – Đồng Nai), theo tỉnh lộ 24, đến Bửu Long, rẽ vào 200m trông xa xa thấp thoáng sau những rặng tre xanh mướt, ta bắt gặp những ṿm mái cong vút, những nhà thờ, nhà bia... tráng lệ, đẹp và yên tĩnh đến tuyệt trần. Đó là Văn miếu Trấn Biên – một công tŕnh kiến trúc văn hóa, giáo dục, lịch sử.

Văn miếu Trấn Biên được xây dựng lại từ tháng 9.2000, nhằm chào mừng sự kiện 300 năm Biên Ḥa – Đồng Nai và chào thế kỷ mới. Từ cửa vào Văn miếu, chúng ta bắt gặp nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Thiên Tịnh Quang, cổng Tam Quan, nhà bia thứ hai và cuối cùng là Nhà thờ chính. Các bậc tam cấp được ốp đá da, mái ṿm lợp ngói âm dương mũi hài màu xanh ngọc làm bằng gốm tráng men, hai văn bia thờ làm bằng đá xanh lấy từ núi Bửu Long, nền nhà thờ chính lát gạch tàu, hoa văn trang trí trên nóc các nhà nhờ được chạm trổ tinh vi, diềm mái. Hồ Thiên Tịnh Quang nằm trước cổng Tam Quan và Khuê Văn Các vốn là một hồ nước rộng tự nhiên, được “kiến trúc” lại đưa vào kiến trúc chính của Văn miếu. Nhà thờ chính được thiết kế xây dựng theo kiến trúc cổ, kiểu mái nhà ba gian, hai chái. Bàn thờ Bác Hồ ở gian trung tâm – biểu tượng danh nhân văn hóa Việt Nam và của cả thế giới. Phía sau nhà thờ, trên tường khắc nổi biểu tượng trống đồng, biểu trưng cho nền văn hóa Lạc Việt và Quốc tổ Hùng Vương. Ngoài ra c̣n có bàn thờ đức Khổng Tử, khánh thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Hai bên tả và hữu thờ tam vị văn thần. Bên tả đại diện tiêu biểu cho những nhà văn hóa – giáo dục của dân tộc, như: Chu Văn An, Nguyễn Trăi, Lê Quư Đôn. Bên hữu đại diện cho những nhà văn hóa – giáo dục vùng đất phương Nam, như: Vơ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Gia Định tam gia (Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định). Phía trước hai bên nhà thờ chính có hai miếu nhỏ. Miếu bên trái thờ Tiên sư (những vị thầy vô danh dạy văn tự thường được thờ ở các đ́nh làng), miếu bên phải thờ Tiền Hiền – Hậu Hiền (những bậc hiền nhân vô danh có công khai sáng, phát triển địa phương). Nhà bia đối diện với nhà thờ chính có bia đá, khắc bài văn nêu mục đích và ư nghĩa của việc thờ phụng trong Văn miếu, tuyên dương công đức. Nhà bia truyền thống đối diện từ cổng chính nh́n vào có bài văn bia nêu lên truyền thống, văn hóa, giáo dục của Trấn Biên xưa và nay. Lời bia này do Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu viết lời, với 8 đoạn: Từ đi mở cơi, Dựng xây Văn miếu, Trước nạn thực dân, Mở đường cứu nước, Giặc lại hung tàn, Ta càng trí dũng, Văn hiến vươn cao, Tương lai tươi sáng.


Cửa Tam Quan, miếu thờ đức Khổng Tử, nhà thờ chính


Toàn cảnh Văn Miếu Trấn Biên

Cảnh quan hoa viên thiên nhiên, cây xanh xung quanh được tái tạo theo sử sách xưa ghi lại “...trăm hoa tươi tốt, có những cây tùng, cam, quưt, bưởi, hoa sứ...”. Việc thờ phụng và các hoạt động tại Văn miếu được thể hiện dưới h́nh thức văn hóa dân tộc cổ truyền. Hằng ngày, Văn miếu mở cửa đón khách thập phương đến thưởng ngoạn, dâng hương, tưởng niệm. Riêng những ngày lễ lớn trong năm có những hoạt động văn hóa trang trọng, với sự tham gia của nhiều người tại Văn miếu. Văn miếu được xây dựng trên diện tích lớn, thoáng và bao quanh là phong cảnh thiên nhiên hữu t́nh. Một bên là núi Long Ẩn và núi Bửu Long; bên ruộng đồng bát ngát c̣ bay chấp chới với thấp thoáng mái nhà, vườn cây quê hương; bên kia là ḍng Đồng Nai hùng vĩ ngày đêm chảy măi, pha vào những nhánh sông nhỏ mềm mại tạo nét tranh thơ. Thanh long Bạch hổ, lại là một vùng đất cao ráo, hội tụ phong thủy, công tŕnh với diện tích 20.000m2 đă tạo nên một kiến trúc kỳ quan mang đậm nét truyền thống văn hóa, giáo dục, đấu tranh ngàn đời hào hùng của dân tộc. Nét cổ kính, cảnh quan đẹp, lại gắn liền với khu du lịch Bửu Long nên lượng du khách hàng ngày đến tham quan rất đông. Theo đó, các hoạt động mang tính văn hóa dân gian, như: cúng tế, xem biểu diễn nghệ thuật, thả thuyền trên hồ... không những phát huy và bảo tồn truyền thống văn hóa dân gian dân tộc, của Biên Ḥa mà c̣n tạo nguồn thu du lịch rất lớn cho tỉnh Đồng Nai.

Được biết, Văn miếu Trấn Biên bị tàn phá vào thời giặc Pháp đánh chiếm, qua sử sách chỉ biết sơ bộ chứ không rơ h́nh thù Văn miếu. Việc phục dựng lại Văn miếu chỉ dựa trên sách xưa, nhằm ghi nhớ công lao to lớn của cha ông, giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau. Di tích để lại hiện chỉ c̣n đôi liễn đối do Bố chánh Ngô Văn Địch phụng cúng vào năm 1849, có nội dung: Giang hán dĩ trạc, thu dương dĩ bộ, hạo hồ bất khả thượng/Tôn miếu chi mỹ, bá quan chi phú, du giả nan di ngôn. Hiện câu đối này được treo tại đ́nh Hiệp Hưng (Tân Uyên).

THANH MINH


 

 hiepsymayman
 member

 REF: 402905
 11/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Hai lần lập dinh trấn biên - Phú Yên và Biên Ḥa - để hoàn chỉnh công cuộc phát triển dân tộc về phương Nam

Trong t́nh thế Nam triều (nhà Lê) và Bắc triều (nhà Mạc) c̣n đang phân tranh (1527-1592), năm 1558 Nguyễn Hoàng được cử làm tổng trấn Thuận Hóa, rồi năm 1570 kiêm luôn trấn Quảng Nam. Hai trấn ấy rất rộng, kể từ đèo Ngang đến đèo Cù Mông. Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng vẫn phải đem quân theo họ Trịnh đánh nhau với nhà Mạc.



070219-395-nam-PY.jpg

Lễ hội kỷ niệm 395 năm thành lập tỉnh Phú Yên – Ảnh: KIM SA



Mới thống nhất được 8 năm, Nguyễn Hoàng đem theo cả binh lính và thân quyến bí mật vào ở hẳn Thuận Quảng, tỏ vẻ đối đầu với họ Trịnh, tạo thành t́nh thế chia rẽ Đàng Trong với Đàng Ngoài.



Năm 1602, Nguyễn Hoàng đi tham quan đèo Hải Vân, thấy một giải núi cao dăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển, bèn khen rằng: “Chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng” (1). Nguyễn Hoàng liền vượt qua núi, xem xét h́nh thể rồi xây dựng dinh trấn Quảng Nam tại xă Cần Húc (nay là thôn Thanh Chiêm, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Từ đó Dinh Chiêm - Đà Nẵng - Hội An trở thành phồn vinh cả nội thương lẫn ngoại thương.



Năm 1611, quân Chiêm Thành xâm lấn biên giới, Nguyễn Hoàng sai chủ sự Văn Phong đem quân đi đánh được đất ấy, bèn đặt thành Phủ Phú Yên coi 2 huyện Đồng Xuân - Tuy Ḥa cho thuộc về trấn Quảng Nam và đặt Văn Phong làm thủ phủ.



Năm 1629, Văn Phong dùng quân Chiêm Thành làm phản ở Phú Yên, chúa Săi - Nguyễn Phước Nguyên (con Nguyễn Hoàng) sai Phó tướng Nguyễn Phước Vinh (con cả Mạc Cảnh Huống đă về hàng nên được theo quốc tính, sau đổi thành Nguyễn Hữu, được lấy công chúa Ngọc Liên con chúa Săi) đi dẹp yên và lập dinh Trấn Biên. (Khi mới mở mang, những nơi đầu địa giới đều gọi là Trấn Biên). Như vậy, dinh Trấn Biên - Phú Yên là địa đầu quan trọng của cả Đàng Trong.



Năm 1651, vua Chiêm Thành là Bà Tấm đem quân xâm lấn Phú Yên, chúa Hiền - Nguyễn Phước Tần sai cai cơ Hùng Lộc lănh 3.000 quân vượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi đánh đuổi Bà Tấm, lấy đất từ đó đến sông Phan Rang. Chúa đặt thành dinh Thái Khang (nay là tỉnh Khánh Ḥa) và để vua Chiêm làm chủ đất Thuận Thành.



Mùa thu năm 1692, vua Chiêm Thành là Bà Tranh họp quân đắp lũy, cướp giết cư dân ở phủ Diên Ninh. Chúa Minh - Nguyễn Phước Chu sai cai cơ Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đi dẹp. Đầu năm 1693, ông Cảnh đánh bắt được Bà Tranh và phụ tá Kế Bà Tử. Chúa Minh bèn truất phế Bà Tranh, nhưng vẫn cấp dưỡng cho về ở vùng núi Ngọc Trản. Chúa lại đổi trấn Thuận Thành làm phủ B́nh Thuận và cho Kế Bà Tử làm khám lư - chức vụ phụ tá cho thủ phủ Việt Nam. Cuối năm 1695, chúa Minh cho Kế Bà Tử làm phiên vương Thuận Thành để vỗ về chiêu tập quân dân.



Đầu năm 1698, chúa Minh sai thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lư. Tới nơi, thấy đất đai đă khai thác trên ngh́n dặm và số lưu dân đă có trên bốn vạn hộ, ông bèn thiết lập phủ Gia Định gồm hai huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long và dựng dinh Trấn Biên, lại lấy xứ Sài G̣n làm huyện Tân B́nh và dựng dinh Phiên Trấn.



Từ khi dựng dinh Trấn Biên - Phú Yên năm 1629 đến lúc chuyển dinh đó vào Đồng Nai năm 1698, mất vừa đúng 70 năm. Cho đến nay, hầu như chưa có công tŕnh nào nghiên cứu thấu đáo vai tṛ chiến lược cực kỳ trọng yếu của dinh Trấn Biên như vừa kể. Trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, chỉ có một dinh Trấn Biên - nơi địa đầu của Tổ quốc ở thời điểm 1629 - và dinh đó được chuyển vào Đồng Nai - nơi địa đầu của Tổ quốc đă được nới rộng và hoàn chỉnh ở thời điểm 1698. Dinh Trấn Biên - Phú Yên đánh dấu mức phát triển bền vững của trấn Quảng Nam về mọi mặt. Thậm chí, thương gia Trung Hoa và các nước Tây phương gọi miền này là Quảng Nam quốc mà đô thị là Hội An, đối với An Nam quốc mà kinh đô là Thăng Long.



Sử c̣n ghi: năm 1471, Lê Thánh Tông đem đại quân chinh phạt Chiêm Thành, hạ được thành Đồ Bàn và bắt được vua Trà Toàn. Sau khi toàn thắng, vua Lê cho lập đạo Quảng Nam gồm ba phủ: Thăng Hoa (sau là tỉnh Quảng Nam). Tư Nghĩa (sau là tỉnh Quảng Ngăi) và Hoài Nhơn (sau là Quy Nhơn). Vua Lê đă hành quân đến đèo Cả và láy núi Đá Bia làm mốc ranh giới Đại Việt với Chiêm Thành. Vua Lê lại chia Chiêm Thành làm ba nước khác nhau: Nam Bàn (Gia Lai, Buôn Ma Thuột). Hoa Anh (Khánh Ḥa), Chiêm Thành (B́nh Thuận) c̣n phần đất từ đèo Cù Mông xuống tới đèo Cả th́ c̣n để tự do chưa đặt hành chính cai trị. Tuy nhiên, năm 1578, người Chiêm dấy loạn, chúa Nguyễn Hoàng bèn sai Lương Văn Chánh đến dẹp yên. Ông Chánh mang quân vượt đèo Cù Mông, tiến đến lưu vực sông Đà Diễn (tức Đà Rằng) và chiếm được Hồ thành. Ông Chánh “chiêu tập dân Chiêm khai khẩn đất hoang ở Cù Mông, Bà Đài (Xuân Đài), cho dân di cư đến đấy. Lại mộ dân khai hoang ở trên dưới sông Đà Diễn, chia lập thôn ấp, ngày dân đông đúc”(2). Ông Chánh có công khai khẩn vùng đất này, ḥa hợp quyền lợi và nhiệm vụ cho cả dân Chiêm và dân Việt. Ông Chánh nguyên gốc người Đàng Ngoài, nhưng gắn bó với nơi có công khai khẩn, nên đă nhận chốn này làm quê hương. Nhân dân địa phương tự động lập đền thờ ghi ơn ông Lương Văn Chánh.



Từ năm 1471 đến 1578 là 107 năm, thời gian này dân Chiêm tự quản. Từ năm 1578 đến 1611 là 33 năm, thời gian này dân Chiêm và dân Việt cùng nhau khai khẩn đất đai làm ăn sinh sống ḥa hợp. Đến đây mức phát triển kinh tế và văn hóa đă có thể hội nhập vào xă hội Đại Việt Đàng Trong, nên Nguyễn Hoàng mới lập thành Phủ Phú Yên coi hai huyện: Đồng Xuân (Cù Mông - Bà Đài), Tuy Ḥa (sông Đà Rằng).



Từ năm 1471 đến 1611 là 140 năm, đó là thời gian khá dài, chính quyền để cho vùng đất mới này được tự do và tự phát theo ư nguyện của cư dân và điều kiện tự nhiên tại chỗ. Khi t́nh thế chín muồi, chính quyền cho thiết lập phủ huyện để đưa vào nền hành chính và văn minh chung của cả dân tộc. Và năm 1629 lập dinh Trấn Biên - Phú Yên, chính là để khẳng định và củng cố biên cương - văn minh Tổ quốc ta tới thời điểm ấy và tại địa điểm ấy.



C̣n đối với dinh Trấn Biên - Đồng Nai cũng tương tự thế. Từ năm 1629 đến 1698 là 70 năm, đó là thời gian để cho dân tộc địa phương và lưu dân Việt ở các tiểu quốc Nam Bàn - Hoa Anh - Chiêm Thành cùng nhau làm ăn sinh sống, phát triển địa bàn dần theo văn minh Việt Nam. Khi t́nh thế chín muồi rồi mới được đặt thành phủ huyện để có thể hoàn toàn hội nhập vào Đại Việt Đàng Trong. Khi lập dinh Trấn Biên - Biên Ḥa, th́ dinh Trấn Biên - Phú Yên chấm dứt nhiệm vụ, v́ địa đầu của Tổ quốc nay là ở cửa ngơ Nam Bộ. Từ địa đầu Nam Bộ, năm 1698 thiết lập phủ Gia Định (gồm các tỉnh miền Đông nay); năm 1708, Mạc Cửu xin cho trấn Hà Tiên (Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu nay) hội nhập vào Gia Định; năm 1757, Nguyễn Cư Trinh sắp đặt xong nền hành chính tại xứ Tầm Phong Long (gồm các tỉnh ở Tiền Giang và Hậu Giang). Thời gian từ 1698 đến 1757 dài 60 năm, cũng tạm đủ để cho số ít dân địa phương, 5.000 người Hoa lánh nạn mới tới và số đông lưu dân Việt đă có mặt hàng thế kỷ trước, cùng nhau ḥa hợp làm ăn sinh sống. Khi t́nh thế chín muồi, ngũ trấn rồi lục tỉnh Nam Bộ dễ dàng hội nhập vào cương thổ và nền hành chính chung của cả nước Việt Nam. Thế là dinh Trấn Biên - Biên Ḥa cũng chấm dứt nhiệm vụ, v́ không c̣n là địa đầu biên cương nữa. Năm 1808, dinh Trấn Biên - Đồng Nai đổi thành trấn Biên Ḥa.



Tóm lại, dinh Trấn Biên - Phú Yên là trải nghiệm vô cùng quư báu cho lịch tŕnh phát triển hài ḥa của dân tộc ta.

————

(1) Đại Nam thực lục. Tiền biên. Tập I, NXB Sử học, Hà Nội, 1962. Trang 42.

(2) Đại Nam liệt truyện. Tập I, NXB Thuận Hóa, Huế, 1993. Trang 89.

NGUYỄN Đ̀NH ĐẦU


***********************************************

Đó là những ǵ ḿnh sưu tầm về câu hỏi của ban, chúc bạn vui


 

 visaonhuthe
 member

 REF: 402974
 11/10/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cám ơn bạn nhiều nha .Hồi sáng ḿnh kiếm th́ chỉ đọc được phần 1 của bạn thôi .Phần 2 của bạn ḿnh hok thấy .Tks

 

 xixon2xixon
 member

 REF: 403061
 11/10/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Rồi gặp phải thư viện rồi...

 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network