Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Dịch thuật - một vấn nạn ngôn ngữ (st) Dành cho những người thực sự quan tâm

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1  2  3 Next Page  Xem tat ca - Xem Tung trang  

 manhphu
 member

 ID 16780
 11/06/2006



Dịch thuật - một vấn nạn ngôn ngữ (st) Dành cho những người thực sự quan tâm
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Đây là một bài nghiên cứu dài về tiếng Việt mà Mp sưu tầm được ở diễn đàn giáo dục Việt Nam . Mp thấy rằng bài viết này thực sự hay và rất có giá trị nên đăng tải lên đây cho các bạn tham khảo . Bài viết này dành cho các bạn thực sự quan tâm đến ngôn ngữ của dân tộc ḿnh , v́ thế các bạn quan tâm hăy chịu khó đọc hết . Tin rằng sau khi đọc xong bài viết , các bạn sẽ có thêm một số kiến thức về Tiếng Việt thân yêu của chúng ta .


Dịch thuật, một vấn nạn ngôn ngữ 23.12.01

Dịch thuật có liên quan mật thiết đến việc phân tích và so sánh cấu trúc ngữ pháp các ngôn ngữ. Những thành quả nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện đại có thể được áp dụng như thế nào trong việc này, cụ thể hơn nữa là trong việc dịch từ các thứ tiếng như tiếng Anh và tiếng Đức sang tiếng Việt? Dũng Vũ, tác giả công tŕnh nghiên cứu Tiếng Việt và Ngôn ngữ học hiện đại - Sơ khảo về cú pháp, sắp xuất bản, t́m cách trả lời câu hỏi này trong bài viết sau.

Xưa nay đă có nhiều cuộc bàn luận về dịch thuật. Người ta có thể bàn đủ thứ, song có lẽ ít ai nhận ra cái hệ quả tai hại của dịch thuật, đặc biệt là giới dịch thuật khoa học nhân văn.

Hầu hết người dịch chỉ quan tâm đến cái khó của dịch thuật là làm sao chuyển tải chính xác ư tưởng một văn bản được viết bằng một thứ ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ dịch. Dịch văn đă khó, dịch thơ càng khó nữa. Đại để, người ta chỉ chú tâm vào khía cạnh ấy và xem đó như một vấn đề.

Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề chính. Cái vấn đề chính là dịch thuật có thể phá hư ngôn ngữ mà ít ai để ư. Phải xem đấy là vấn nạn th́ đúng hơn và tiếng Việt là một nạn nhân điển h́nh của vấn nạn dịch thuật.

Không cần học ngôn ngữ học, không cần hiểu biết các lư thuyết ngữ pháp phức tạp, ai cũng biết, mỗi ngôn ngữ đều có cấu trúc riêng, nếu anh/chị ấy biết ít nhất hai ngôn ngữ. Ngôn ngữ không bất định mà có ngữ pháp. Mỗi ngôn ngữ đều có ngữ pháp riêng. Ngữ pháp của một ngôn ngữ không phải là cái ǵ ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống mà có quy tắc và logic, nó là kết quả của nguyên tắc hành ngôn đặc thù. Ví dụ tiếng Anh là một loại ngôn ngữ tuyến tính, tiếng Đức không tuyến tính, tiếng Việt là một ngôn ngữ tịnh tiến (1). Nhờ thẩm năng ngôn ngữ, con người sẽ nhận ra ngay, một câu nói có phải là ngôn ngữ mà ḿnh thông thạo hay không. Thử xem một ví dụ, Lê Văn Lư (1948) dùng 5 chữ tạo ra nhiều câu:

Sao nó bảo không đến?
Sao bảo nó không đến?
Sao không đến bảo nó?
Sao nó không bảo đến?
Sao? Đến bảo nó không?
Sao? Bảo nó đến không?
Nó đến, sao không bảo?
Nó đến, không bảo sao?
Nó đến bảo không sao.
Nó bảo sao không đến?
Nó đến, bảo sao không?
Nó bảo đến không sao.
Nó bảo không đến sao?
Nó không bảo, sao đến?
Nó không bảo đến sao?
Nó không đến bảo sao?
Bảo nó sao không đến?
Bảo nó: Đến không sao.
Bảo sao nó không đến?
Bảo nó đến, sao không?
Bảo nó không đến sao?
Bảo không, sao nó đến?
Bảo! Sao, nó đến không?
Không bảo, sao nó đến?
Không đến bảo nó sao?
Không sao, bảo nó đến.
Không bảo nó đến sao?
Không đến, bảo nó sao?
Không đến, nó bảo sao?
Đến bảo nó không sao.
Đến không? Bảo nó sao?
Đến không? Nó bảo sao?
Đến, sao không bảo nó?
Đến bảo nó sao không?
Đến, sao nó không bảo.
Đến, nó bảo không sao.
Đến, nó không bảo sao?
Đến, sao bảo nó không?


Với tṛ chơi hoán vị 5 từ bên trên, theo lư thuyết, ta sẽ được 120 chuỗi từ khác nhau (theo công thức 5! [5 giai thừa]). Song thực ra chỉ có 38 chuỗi từ nói được. Tạm cho là vậy, nhưng thế nào là nói được? Tại sao người Việt thấy câu “Nó đến, sao bảo không?” nói được nhưng câu “Nó đến không sao bảo” th́ không nói được? Người Việt c̣n có cảm giác ấy, nhưng người ngoại quốc không rành tiếng Việt th́ sao? Cảm thấy một câu, một thành tố, một chuỗi từ, một cụm từ nói được bởi v́ trong vô thức của từng người Việt đă tồn tại sẵn cái kho tàng cấu trúc tiếng Việt. Chỉ có những cấu trúc nhất định người Việt mới chấp nhận.

Một ví dụ khác. Giả sử người Việt nói:

Một cô gái đẹp

Cùng nội dung ấy, người Anh sẽ nói: “a pretty girl”, hoặc người Đức: “ein schönes Mädchen”. Rơ ràng hai cấu trúc cú pháp khác nhau (2). Đặt câu hỏi, v́ sao người Việt không đặt tính từ “đẹp” trước danh từ “cô gái” mà nói “một đẹp cô gái” cho giống người Anh, người Đức? Người Tàu nói một “mỹ nhân”. “Mỹ” là “đẹp”, “nhân” là “người”. Tại sao người Việt lại đi nói ngược thành “người đẹp”. Nói theo ngôn ngữ học là tại sao danh từ trong tiếng Hoa được bổ nghĩa bên trái, c̣n tiếng Việt th́ bên phải?

Cái ǵ cũng có nguyên nhân của nó. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thường dùng nguyên tắc đề diễn (theme/subject interpretation). Người Việt thường lập câu tịnh tiến để diễn đạt nguyên tắc này. Nguyên tắc đề diễn nói lên tŕnh tự nhận diện và nhận thức về một đối tượng muốn diễn tả. Cái tŕnh tự này giống như một hàm số vậy, trước nhất phải có phần tử gốc, rồi sau đó mới ứng dụng được một hàm số chọn lọc lên đó để được một phần tử ảnh. Ở ví dụ trên, đối tượng “một cô gái” chính là phần tử gốc. “Đẹp” là hàm số. Kết quả là “một cô gái đẹp”, một phần tử ảnh. Điều này logic bởi v́ trước nhất phải có “một cô gái” đă rồi mới xem có “đẹp” không. Trước nhất phải nhận diện được đối tượng rồi mới nhận thức xem đối tượng ấy ra sao. Bởi cái trật tự logic này không thể đảo ngược, cho nên người Việt mới nói xuôi. Trong khi đó, người Anh, người Đức, người Tàu đều nói ngược. Do đó mà ngay điểm này, cấu trúc cú pháp của họ mới không giống cấu trúc cú pháp tiếng Việt. Điều họ nói ngược có lư do của nó. Nó có liên quan đến cấu trúc sâu (deep structure) và cấu trúc bề mặt (surface structure), h́nh thái ngôn ngữ, ... (không thể kể hết ra đây; xin xem chi tiết ở Chomsky 1979, Language and Responsibitity).

Như đă thấy, nguyên tắc hành ngôn tiếng Việt quyết định ngữ pháp. Ngữ pháp mà bị làm méo mó th́ cả cái hệ thống nguyên tắc hành ngôn cũng bị ảnh hưởng lây. Theo thời gian, hạ tầng cơ sở tiếng Việt sẽ từ từ xuống cấp. Cuối cùng, đến một lúc nào đó, chắc chắn sẽ không c̣n ai đủ can đảm hoặc đủ khả năng giải thích nổi cái cấu trúc của tiếng Việt, bởi nó đă bị loạn chiêu hóa, phi logic hóa.

Xưa nay ngữ pháp tiếng Việt đă bị biến đổi một cách vô t́nh, chủ yếu là qua hoạt động dịch thuật và đa phần đều xuất phát từ dịch thuật khoa học nhân văn. Thiếu kiến thức ngôn ngữ học, người dịch có thể làm hư tiếng Việt lúc nào không biết. Biết thế nhưng làm sao có thể trách một người là đă đi sao y cái cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, tiếng Pháp vào tiếng Việt trong khi người ấy không phân biệt được cấu trúc ngữ pháp của hai ngôn ngữ khác nhau thế nào? Cái khác biệt của từng ngữ pháp nói lên đặc điểm của từng ngôn ngữ, làm sao con người có thể nhận biết ngôn ngữ của ḿnh có đặc điểm ǵ, tinh hoa ǵ mà không phải ngôn ngữ nào cũng có? Làm sao có thể trách người dịch khi họ không được trang bị những thức kiến tối thiểu về ngôn ngữ: Thành tố (constituent) là ǵ? Cấu trúc ngữ đoạn (pharse structure) là ǵ? Tiếng Việt có những quy tắc ngữ pháp nào? V.v. và v.v.. Có nhà trường nào dạy cho họ những thứ ấy hay không? Đó là chưa kể có trường hợp người dịch sống lâu năm ở hải ngoại, bị bản ngữ ảnh hưởng nặng đến nỗi, khi dịch, họ đă vô t́nh phản chiếu hầu như 1-1 cái cấu trúc bề mặt của ngoại ngữ vào tiếng Việt. Hăy xem một vài ví dụ sau đây mà người dịch tưởng rằng người Việt nào nghe cũng lọt lỗ tai.

Câu bị động (passive sentence):

My father was fined by the police.

Đây là cách lập câu bị động thông thường trong tiếng Anh. Nhiều người hay dịch sát chữ câu trên sang tiếng Việt:

Bố tôi bị phạt bởi công an.

Câu này bị lai cấu trúc tiếng Anh. Theo tính tịnh tiến của tiếng Việt, không ai hỏi:

Bố tôi bị phạt bởi ai?

Trong thực tế, người Việt không nói vậy mà nói:

Bố tôi bị công an phạt.

bởi cách trả lời này mang tính tịnh tiến:

Bố anh bị ǵ?

Từ đây có nhiều câu trả lời:

Bố tôi bị bệnh (hoặc thất nghiệp, phạt, lường gạt, v.v.)

Giả sử bị ai đó làm ǵ, người Việt sẽ hỏi:

Bố anh bị ai làm ǵ?

Từ đây mới có câu trả lời tịnh tiến, ví dụ:

Bố tôi bị công an phạt.
Bố tôi bị hăng sa thải.
Bố tôi bị người ta lường gạt.

Chứ không ai nói:

Bố tôi bị sa thải bởi hăng.
Bố tôi bị lường gạt bởi người ta.

Hoặc tương tự vậy, người Việt không nói:

Ông ta bị cắn bởi chó.
Đứa con út được cưng ch́u bởi bố mẹ.
Cuộc thi hoa hậu được tổ chức bởi hăng nước hoa Chanel.
Tội ác sẽ bị lên án bởi xă hội.

mà nói:

Ông ta bị chó cắn.
Đứa con út được bố mẹ cưng ch́u.
Cuộc thi hoa hậu do hăng nước hoa Chanel tổ chức.
Tội ác sẽ bị xă hội lên án.

Giả như “chó”,“bố mẹ”,“hăng nước hoa Chanel”,“xă hội” không đóng vai tṛ theta (q role) như một tác nhân (3), tức yếu tố gây ra hành động, đi chăng nữa, vẫn có trường hợp muốn diễn tả thái bị động (passive voice) mà người Việt không thể bắt chước y hệt cách lập câu của người Anh:

A mountain was seen in the distance.
* Một ngọn núi được trông thấy ở đằng xa. (4)

Câu dịch sát chữ như vậy không được tự nhiên v́ chúng ta đă vô t́nh sao chép nguyên cấu trúc tiếng Anh vào câu tiếng Việt. Cách hành ngôn đó là của người Anh. Cách hành ngôn của người Việt khác:

Người ta thấy có một ngọn núi ở đằng xa.
Người ta thấy một ngọn núi ở đằng xa.
Có một ngọn núi ở đằng xa.

Cách hành ngôn trên mang tính tịnh tiến, ví dụ:

Hỏi: Người ta thấy ǵ?
Trả lời: Người ta thấy một ngọn núi.
Hỏi tiếp: ... ngọn núi nào/ở đâu.
Cuối cùng là câu trả lời: Người ta thấy một ngọn núi ở đằng xa.

Cả những cấu trúc đề diễn chứa mệnh đề chính (main clause) và mệnh đề phụ (subordinate clause) trong tiếng Anh tưởng chừng rất dễ dịch sang tiếng Việt, thế nhưng không hẳn thế:

It was I who knocked at your door.

Nguyên câu trên là mệnh đề chính. Đoạn “who knocked at your door” là mệnh đề phụ. Đây là h́nh thức câu chẻ (cleft sentence) rất thông dụng trong tiếng Anh. Nếu sao chép cấu trúc này vào tiếng Việt, chúng ta sẽ được một câu nghe khá lạ tai:

Đó là tôi người đă gơ cửa pḥng anh.

Người Việt không nói thế. Cao lắm họ nói:

Chính tôi đă gơ cửa pḥng anh.

H́nh thức câu chẻ trên hầu như không thấy trong tiếng Việt. Hoặc h́nh thức dùng “to”:

You forget to answer his letter.
* Anh quên để trả lời bức thư của hắn.

Người Việt không nói vậy mà thông thường là:

Anh quên trả lời thư hắn.
Anh quên trả lời bức thư của hắn.

Hoặc:

I’ll come to see you tomorrow.
Tôi sẽ tới để thăm anh ngày mai. *

Đối với trường hợp này, vẫn có cách nói thuần túy Việt Nam:

Mai tôi sẽ tới thăm anh.
Ngày mai tôi sẽ tới thăm anh.

Nói chung, thay v́ dùng “to” giữa hai động từ như người Anh, người Việt thường ghép hai động từ lại một: “quên trả lời”, “tới thăm”, ... Tất nhiên trong tiếng Việt cũng có cách dùng“để” mà thường bị hiểu nhầm là hoàn toàn đồng nghĩa với “to” của tiếng Anh hoặc “zu” của tiếng Đức. Trong tiếng Việt, “để” nằm giữa hai động từ cốt để diễn tả một hành động nhằm mục đích ǵ, hoặc để diễn tả ư nghĩa nhằm mục đích ǵ:

Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn.
Sở dĩ tôi phải giải thích dông dài là để anh đừng hỏi nữa.

Tiếng Anh là một loại ngôn ngữ tuyến tính giống như tiếng Việt, đặc biệt là cấu trúc câu xác định, tuy vậy, hai ngôn ngữ không giống nhau hoàn toàn (các ví dụ trên đă cho thấy).

Ngữ pháp có thể bị người dịch thiếu hiểu biết vô t́nh làm hư mất. Nhưng lạ thay, đối với giới dịch thuật Việt Nam có lẽ điều này không đúng hẳn. Nh́n vào thực tế, ai cũng thấy có một hiện tượng khá lạ lùng là khi dịch tiếng Việt sang ngoại ngữ, người dịch cố gắng viết đúng ngữ pháp của ngoại ngữ ấy, ngược lại, khi dịch một ngoại ngữ sang tiếng Việt, người dịch lại sao chép cấu trúc ngữ pháp của ngoại ngữ ấy vào tiếng mẹ đẻ của ḿnh. Đây là một điểm yếu tiêu biểu của người Việt. Trong khi đó, lấy tiếng Đức làm ví dụ, thử đọc bất cứ cuốn sách nào dịch sang tiếng Đức, người đọc phải công nhận, người dịch luôn bảo đảm viết đúng ngữ pháp tiếng Đức. Điều này chẳng có ǵ khó hiểu, bởi giới dịch thuật có bài bản là giới không những chỉ thành thạo ngôn ngữ một cách vô thức như người thường (hiểu theo Chomsky là người nói/nghe lư tưởng) mà c̣n có tri thức ngôn ngữ, nghĩa là ít nhiều ǵ họ cũng có học về ngôn ngữ học, trong đó, cú pháp (syntax) và ngữ nghĩa (semantic) là hai bộ môn bắt buộc. Lư do cần kiến thức cú pháp là để tránh vấn đề ngữ pháp, lư do cần kiến thức ngữ nghĩa là để tránh vấn đề diễn giải nội dung. Làm chủ kiến thức ngôn ngữ vẫn chưa đủ, họ c̣n có ư thức bảo vệ tính trong sáng của ngôn ngữ. Có thể nói rằng, kiến thức ngôn ngữ và ư thức ngôn ngữ là hai điều kiện căn bản bắt buộc mỗi người dịch thuật chuyên nghiệp phải có.

Thế th́ chúng ta, mỗi người đă từng dịch thuật, hăy tự hỏi ḿnh đă đạt được những điều kiện ấy chưa? Nên nhớ, viết hay chưa đủ mà c̣n phải viết đúng ngôn ngữ. Điều này hết sức quan trọng, v́ khi người đọc tiếp thu cái sai của chúng ta, nó sẽ tiếp tục lây lan như bịnh dịch, làm tiếng Việt càng thêm bịnh.

Nói thế, chắc sẽ có ư kiến cho rằng, các ngoại ngữ mạnh như tiếng Anh chẳng hạn, nhờ cấu trúc đa dạng, họ có thể diễn đạt nội dung một cách phong phú, dễ dàng; điều này ta nên học hỏi. Theo tôi, cái nh́n này có vẻ thuần cảm xúc. Người có ư kiến ấy có lẽ chưa nh́n thấy mặt giới hạn của tiếng Anh. Hăy thử nh́n vào các lư thuyết nguyên thủy dựa trên ngữ pháp tiếng Anh như Ngữ pháp biến h́nh tạo sinh (Generative Transformation Grammar), Lư thuyết căn bản (Standard Theory), Lư thuyết căn bản mở rộng (Extended Standard Theory), Lư thuyết chi phối và ràng buộc (Government and Binding Theory [GB]), Nguyên tắc và thông số (Principles and Parameters [P&P]), Cực tiểu luận (Minimalism (MP]) của Chomsky (5). Quy tắc ngữ pháp được lập nên từ các lư thuyết đó đă phải được bổ sung, mở rộng để thỏa các cấu trúc ngôn ngữ khác mà tiếng Anh không có, ví dụ phần lớn quy tắc cấu trúc ngữ đoạn của tiếng Anh chỉ là một tập hợp con của tiếng Việt (tất nhiên tiếng Anh cũng có các cấu trúc mà tiếng Việt không có). Cụ thể, nhờ lư thuyết thanh-X (X-bar theory) (6), người ta có thể gói ghém hầu hết các cấu trúc tiếng Anh vào 3 quy tắc:

Quy tắc biệt định ngữ (specifier phrase rule): X’ --> (YP) X’
Quy tắc phụ ngữ (adjunct phrase rule): X’ --> X’ (ZP) | (ZP) X’
Quy tắc bổ ngữ (complement phrase rule): X’ --> X (WP)

Thế nhưng các quy tắc trên không thể giải thích mọi ngôn ngữ. Nó phải được mở rộng thành:

Quy tắc biệt định ngữ: X’ --> X’ (YP) | (YP) X’
Quy tắc phụ ngữ: X’ --> X’ (ZP) | (ZP) X’
Quy tắc bổ ngữ: X’ --> X (WP) | (WP) X

Kết quả, chúng có thể giải thích được các ngôn ngữ Ấn-Âu (Thổ, Ba Lan, Ư, ...), cả tiếng Tàu cũng không thành vấn đề, song đụng tới tiếng Việt là thất bại ngay. Tại sao? Bởi làm sao có thể giải thích được tính cảm đề của tiếng Việt, hoặc tính tỉnh lược, hoặc những loại từ không nằm trong các lớp từ “verb class”, “noun class”, “adjective class”, “prepositional class” mà xưa nay các nhà ngôn ngữ Tây phương cứ nghĩ ngôn ngữ tự nhiên (natural language) chỉ có chừng ấy mà thôi?

Nói ngắn gọn, nếu nghiên cứu kỹ về cú pháp học, chúng ta sẽ hiểu tại sao các quy tắc ngữ đoạn tiếng Anh không đủ giải thích tiếng Việt. Đừng nên nghĩ văn hay hoặc dở là do cấu trúc. Muốn diễn tả thế nào đi nữa, chúng ta chỉ có bao nhiêu đó loại ngữ đoạn (động từ, danh từ, tính/trạng từ, giới từ); không thể chế thêm. Không ai phủ nhận cấu trúc ngôn ngữ là hạ tầng cơ sở của câu văn, song chưa hẳn đó đă là hạt nhân quyết định hoàn toàn văn phong của người viết. Viết hay/dở c̣n tùy vào cách dùng chữ, cách tỉnh lược, cách bố cục, ... và đặc biệt là ư tưởng. Người viết tiếng Anh/Pháp/Đức/... cũng chỉ dùng bao nhiêu đấy loại ngữ đoạn để diễn đạt ư tưởng. Tiếng Việt cũng có các ngữ đoạn ấy.

Đă nh́n thấy vấn đề, nay hăy đặt câu hỏi: Làm sao giải quyết được vấn đề đó? Có một điều rất rơ và nên nh́n nhận là mặt giáo dục ngôn ngữ của Việt Nam xưa nay rất yếu. Yếu đến nỗi người Việt dùng tiếng Việt c̣n không biết cấu trúc của nó thế nào. Nhiều người tự măn, tiếng Việt hay lắm, phong phú lắm, sâu sắc lắm, v.v., tiếng Anh, tiếng Pháp không bằng, ... Không hiểu nhiều, không nh́n xa nh́n rộng mà cứ tự cao quá đáng. Mặt khác, v́ nh́n xa nh́n rộng, nhưng không thực sự hiểu hết cái hay đặc trưng của tiếng Việt, thấy ḿnh không bằng ai, mất tự tin rồi cứ thế mà sao y bản chính cái cấu trúc của người ta. Cả hai thái độ đều không giúp chúng ta giải quyết được vấn đề.

Nếu không có điều kiện học hỏi như ở các xứ tân tiến, chúng ta vẫn có cách giải quyết vấn đề như thường dù tương đối. Mỗi người Việt (biết tiếng Việt) đều nói đúng văn phạm (ngữ pháp) cả. Xin lưu ư là nói chứ không phải viết. Cái kho tàng quy tắc ngữ pháp c̣n nguyên vẹn đấy. Nó nằm trong vô thức của từng người. Đó là cái lợi nếu biết vận dụng thẩm năng ngôn ngữ của ḿnh. Người dịch thuật văn chương có thể thử nghiệm một trong hai giải thuật dịch ngoại ngữ sang tiếng Việt sau đây:

Giải thuật 1:

Bước 1: Dịch 1-1 đúng vị trí từng chữ/từ trong câu bản gốc.
Bước 2: Đổi vị trí từ hoặc lược từ trong từng thành tố một sao đúng kiểu tiếng Việt, theo văn nói.
Bước 3: Đổi vị trí thành tố sao cho đúng cách hành ngôn tiếng Việt (văn nói).
Bước 4: Chọn lọc từ ngữ, lược từ, mở rộng thành tố cho vừa ư.
Bước 5: Lập lại bước 1 cho câu kế tiếp.

Giải thuật 2:

Bước 1: Hiểu kỹ ư từng câu trong văn bản gốc. Để ư văn mạch, ngữ cảnh phía trước.
Bước 2: Dịch tất cả các từ trong câu văn bản gốc sang tiếng Việt.
Bước 3: Lẩm nhẩm trong miệng, với ư chính đó, ta sẽ nói bằng tiếng Việt thế nào cho xuôi rồi ghi lại. Xin lưu ư là văn nói chứ không phải văn viết.
Bước 4: Thêm các chi tiết c̣n lại cũng bằng văn nói.
Bước 5: Chuyển sang văn viết: Văn nói thường rất luộm thuộm. Cần trau chuốt. Chúng ta dùng các phương pháp như phép tỉnh lược, phép thế, phép mở rộng, ... ngoại trừ phép hoán vị.
Bước 6: Đối chiếu nội dung văn viết bản dịch với bản gốc xem có sát nghĩa không.
Bước 7: Xem cách hành ngôn có quá xa rời văn nói hay không.
Bước 8: Lập lại bước 1 cho câu kế tiếp.

Đành là có giải thuật, nhưng chưa hẳn là không có điều kiện. Ví dụ giải thuật 1 chỉ ứng dụng được đối với người dịch ít nhiều đă hiểu các nguyên tắc hành ngôn tiếng Việt (tính cảm đề, tính tịnh tiến, tính tỉnh lược, tính đề diễn, ...) cũng như đă hiểu thành tố, ngữ đoạn là ǵ. (Xem tóm lược trong chuyên luận cú pháp [Dũng Vũ 2001])

Nói ǵ th́ nói, cách tốt nhất vẫn là nên t́m hiểu thêm về khoa học cú pháp và ngữ nghĩa.





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 ototot
 member

 REF: 104546
 11/06/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cảm ơn Mạnh Phú đă bỏ công sức sưu tầm và đăng bài "Dịch thuật — một vấn nạn ngôn ngữ". Tôi có cảm tưởng như bài đăng này gồm gần đúng 4000 từ, nếu không phải là người "thực sự quan tâm", chắc cũng ... không đọc!
Vả lại, trên cái diễn đàn này, có rất nhiều người — nếu không muốn nói là gần hết — vào đây đọc cái ǵ giải trí được, cười được; c̣n nói chuyện nghiêm chỉnh th́ có khi bị chê trách, như mới đây có người "mắng" tôi, "Già rồi, khó tính quá!"
Quả thực là tôi rất quan tâm chuyện dịch thuật, v́ trong quá khứ, phần lớn cuộc đời tôi sống về dịch thuật đă đành, mà trong hiện tại, trong bối cảnh đất nước ḿnh bắt đầu hội nhập vào thế giới, việc chuyển dịch không biết bao nhiêu là thứ, từ tiếng Anh sang tiếng Việt, làm tôi rất lo lắng.
Theo tôi, ta hăy tạm tập trung vào hai ngôn ngữ ở đây là tiếng Việt và tiếng Anh đi. Dĩ nhiên, người dịch phải thông suốt cả hai ngôn ngữ cùng một lúc th́ mới làm tốt được việc này. Mà khi nói đến chuyện đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt, chúng ta cũng cần giữ cho đầu óc "thoải mái" một chút, nghiă là tạm gác sang một bên những ư nghĩ như ... "tiếng Việt ḿnh phong phú lắm", "ḿnh là người Việt phải biết yêu tiếng Việt", v.v...v́ đó là những chuyện tất nhiên, khỏi cần nói! Tôi nghĩ rằng sau khi đọc câu thí dụ về 5 từ "Sao" "Nó" "Bảo" "Không" "Đến" đem hoán vị ra thành 120 chuỗi từ...,chắc không thiếu ǵ người tấm tắc, trầm trồ..., nhưng chắc cũng có người lắc đầu chán ngán! Nói khác đi, chúng ta hăy gác mặc cảm sang một bên, dù là "tự tôn" hay "tự ti"!
Gần đây, chắc các bạn cũng nghe có một ông người châu Á ra ứng cử chức Tổng Thơ Kư Liên Hiệp Quốc để thay thế ông Kofi Anan kể từ đầu năm tới. Đó là ông Ban Ki Moon, bộ trưởng Ngoại Giao Đại Hàn. Dĩ nhiên là ông này phải lưu loát tiếng Anh, nhưng h́nh như ông này cũng có lợi thế hơn nhiều ứng viên khác, là nhờ biết tiếng Pháp cũng khá. Từ đó, ai cũng suy ra rằng tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ thống trị giao lưu thế giới, chứ đâu phải tiếng Hoa, tiếng Nhật, huống chi tiếng Việt! Trước đây, tôi cũng đă viết trên diễn đàn này rằng số người Trung Quốc nói được tiếng Anh c̣n ... đông hơn số người nói tiếng Anh ở Mỹ nưă!
Tôi hy vọng, bài đăng này cuả Mạnh Phú sẽ được nhiều người đọc và tham gia ư kiến, v́ nó được đặt ra rất đúng thời điểm. Có như vậy, tôi cũng mới có dịp đóng góp nhiều ư kiến khác cuả tôi.
Thân ái,



 

 ototot
 member

 REF: 104559
 11/06/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trong khi chờ đợi các bạn tham gia ư kiến về bài đăng cuả Mạnh Phú nhan đề "Dịch thuật — một vấn nạn ngôn ngữ," tôi xin thử dịch một số kết hợp cuả 5 từ nói trên trong các văn cảnh khác nhau, một số thôi, chứ không phải tất cả, và mong các bạn có ư kiến về cách dịch cuả tôi, nếu các bạn có cách khác:

Sao nó bảo không đến? Why did he say he would not come?
Sao bảo nó không đến? Why did you say he would not come?
Sao không đến bảo nó? Why didn't you come to tell him?
Sao? Đến bảo nó không? What? Did you come and tell him?
Sao? Bảo nó đến không? What? Did you tell him to come?
Nó đến, sao không bảo? Why didn't you tell him when he came?
Nó đến, không bảo sao? Didn't you tell him when he came?
Nó đến bảo không sao. He came and said everything was OK.
Nó bảo sao không đến? He asked why you had not come.
Nó bảo đến không sao. He said it would be OK to come.
Nó bảo không đến sao? Did he tell (you) not to come?
Nó không bảo, sao đến? Why did you come when not told (by him)
Nó không bảo đến sao? Didn't he tell (you) to come?
Nó không đến bảo sao? Didn't he come and let you know?
Bảo nó sao không đến? Tell him why not to come.
Bảo nó: Đến không sao. Tell him that it would be OK to come.
Bảo sao nó không đến? Ask why he didn't come.
Bảo nó đến, sao không? You said he would come, but why didn't he?
Bảo nó không đến sao? Did you tell him not to come?
Bảo không, sao nó đến? Why did he come while he was not supposed to?
Bảo! Sao, nó đến không? Hey, is he coming?
Không bảo, sao nó đến? How could he come while not being told to?
Không đến bảo nó sao? Didn't you come and tell him?
Không sao, bảo nó đến. It's OK to tell him to come.
Không bảo nó đến sao? Didn't you tell him to come?
Không đến, bảo nó sao? Didn't you come and tell him?
Không đến, nó bảo sao? What did he say about not coming?
Đến bảo nó không sao. Come and tell him it's OK
Mệt thật!

 

 kg
 guest

 REF: 104598
 11/06/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi thấy dịnh mấy câu trên có thể dịnh nhiều kiểu tùy theo hoàn cảnh v́ 5 chữ đó không diển tả chính sác được văn cảnh (h́h́, mượn từ của Ototot). Thí dụ như

Bảo nó sao không đến? Có thể có nghĩa là đang có một cuộc meeting và một người (2) trên phone nói chuyện với người không đến (1) rồi người thứ ba (3) trong cuộc meeting nói với người thứ 2 là "bảo nó sao không đến" để nói lại cho anh không đến (1) th́ có thể dịnh là "tell him why he hasn't come"

Nếu là cuộc meeting đă song hai người ngồi nói chuyện với nhau nói về anh chàng không đến th́ "bảo nó sao không đến" có thể dịch là "I don't know why he didn't come though I told him to". Nói chung là 5 chữ đó có thể có quá nhiều trường hợp mà có thể hiểu khác đi.


 

 ototot
 member

 REF: 104669
 11/07/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cảm ơn kg đă đọc và tham gia. Ví dụ 5 từ đảo qua đảo lại, ở một khiá cạnh nào đó, cho thấy tiếng Việt cuả ḿnh thật khó diễn giải làm sao cho thật chính xác theo "logic", vốn là một bộ môn cuả triết học phương Tây!
Trong khi nuôi hy vọng sẽ có thêm người tham gia, tôi xin luận sơ về câu ví dụ thể bị động (passive voice):
My father was fined by the police
Theo tôi, chắc chẳng có ai ... nỡ dịch sang tiếng Việt là "Bố tôi bị phạt bởi công an"! nhưng nếu các bạn có dịp thăm viếng vùng "Quận Cam" (Orange County) cuả California, sẽ thấy không ít nhà cuả người Việt ḿnh treo biển bán. Có người dùng biển tiếng Anh là "For sale by owner" bên cạnh biển tiếng Việt "Nhà bán bởi chủ"!
Mới xem qua, có người bật cười! Cũng bật cười như một số cưả hàng cuả dân Việt ở khu "Little Saigon" treo biển "Ở đây có nói tiếng Anh" ("English spoken here!") Nhưng xem lại, câu "Nhà bán bởi chủ" lại rất có lư, nếu ta hiểu "Căn nhà này bán bởi chủ, chứ không phải bởi môi giới, bởi trung gian, bởi công ty điạ ốc, nó phết phảy thêm tiền hoa hồng!"
Thân ái và vẫn chờ các ư kiến khác.


 

 kg
 guest

 REF: 104689
 11/07/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đọc qua bài đăng của MP và bài viết của bác Ototot th́ tôi thấy chung chung là dịnh những câu văn passive tense của tiếng anh qua tiếng việt th́ chỉ cần đổi danh từ đứng đằng sau động từ sau subject + bị . ví dụ thay v́ bố tôi (sub) bị phạt(verb) bởi công an(noun) th́ hảy chuyển noun và verb và bỏ chữ bởi đi thành Bố tôi bị công an phạt . Tôi nói là phần nhiều câu có thể làm như vậy, nhưng đối với câu Ototot viết như nhà bán bởi chủ th́ phải chuyển thành chủ bán nhà h́nh như không c̣n là một câu passive nữa.

Tiện đây tôi cũng muốn t́m hiểu thêm về verb tense v́ cái này trong tiếng anh cũng khác nhiều với tiếng việt. Nói chung th́ có thể có 3 th́ (th́ quá khứ, th́ hiện tại và th́ tương lai) và tiếng việt th́ chĩ có ba chữ để diễn đạt những th́ này là đă, đang, và sẽ bỏ trước động từ để chỉ thị thời gian của action. Nhưng trong tiếng anh th́ có nhiều hơn v́ trong quá khứ th́ có simple past tense(quá khứ), past continuous(quá khứ hoạt động dài hơn), và past perfect (những ǵ trước quá khứ). Trong hiện tại cũng có như vậy: simple present(hành động thường ngày), present continuous(hành động đang sảy ra), và present perfect(hành động mới sảy ra và chưa hết). Và tương lai cũng có giống tương tự như vậy. Bởi vậy tôi thấy tiếng anh verb tense khó học hơn tiếng việt. Các bạn có cảm nghĩ vậy không?


 

 kg
 guest

 REF: 104691
 11/07/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi nói về verb tense của tiếng anh bên trên cũng chưa đủ nữa, v́ quên present perfect continuous, past perfect continuous, and future perfect continuous. Nói chung những tense này được dùng cho (lấy thí dụ là past perfect continuous)những hành động bắt đầu trong quá khứ trước thời gian quá khứ mà ḿnh đang nói đến và vẫn c̣n đan sảy ra trong quá khứ đó. h́h́, chắc nói khó hiểu quá hả. Nhờ bác đặc phóng viên hăng thông tấn AP nói lại cho dể hiểu hơn.

 

 ototot
 member

 REF: 104693
 11/07/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chờ măi, chẳng thấy ai (ngoài kg) đóng góp ư kiến về bài đăng cuả MP, đề tài, "Dịch thuật — một vấn nạn ngôn ngữ", mà bản thân lại thích đề tài này. Vậy mong các bạn cứ cho phép tôi, trong khi chờ đợi, được tiếp tục ... Tôi thích viết về dịch thuật, một phần v́ đó là niềm vui cuả tôi (cũng giống như người thích làm thơ, thích viết câu đố...), một phần nưă — quan trọng hơn — là phong trào học tiếng Anh ngày đang lên ở Việt Nam, do tốc độ hội nhập cuả Việt Nam vào thế giới trong mấy năm gần đây...
Khi nói đến dịch thuật, ai cũng có thể hiểu là "chuyển tải ...ư tưởng một văn bản được viết bằng một thứ ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ dịch", ví dụ như từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhưng tại sao lại không ngược lại, như từ tiếng Việt sang tiếng Anh nhỉ!!! Và như vậy th́ đâu phải riêng "tiếng Việt là một nạn nhân điển h́nh" như tác giả Dũng Vũ viết!
Một trong những luận cứ đơn giản nhất mà tôi có thể nêu ra là mời các bạn vào thăm viếng trang mạng chính thức cuả nước ta, tức là trang cuả "Đại Sứ Quán Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghiă Việt Nam" tại Thủ Đô Washington DC, Hoa Kỳ. Khi vào trang mạng này, chắc các bạn thấy ngay người ta đă dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, để giới thiệu nước ta với những người không biết đọc tiếng Việt. Chắc các bạn thấy ngay bức chân dung ... đẹp trai cuả ... Ngài ...Ông Nguyễn Tâm Chiến (H.E. Mr. Nguyễn Tâm Chiến), Đại sứ nước ta tại Hoa Kỳ! Trong ngành ngoại giao, trong những văn kiện ngoại giao, văn từ, thư tín, và trong những buổi tiếp tân, người ta thường gọi khách là Ngài, chứ không ai tự gọi ḿnh là Ngài cả, trừ Đại Sứ Chiến cuả ta! Đă thế, lại vưà H.E (His Excellency), vưà Mr. th́ quả thực hết ư! Không phải tôi thích và đang bới lông t́m vết v́ có ác cảm (?) với Ông Đại Sứ, v́ dù sao ông ấy cũng phần nào thay mặt cho một người Việt như tôi! Tôi hănh diện, nếu ông ấy ngon, và ...nhục nhă, nếu ông ấy bết (hay ban tham mưu bết th́ cũng thế!).
Nếu tác giả Dũng Vũ cũng đến ghé trang mạng này, cũng đọc như tôi, chắc cũng sẽ thấy ở đây "tiếng Anh cũng đang trở thành nạn nhân điển h́nh cuả vấn nạn dịch thuật!"
Các bạn có chút chút tiếng Anh, cứ vào đây đọc, sẽ t́m thấy nhiều chi tiết dịch thuật làm tóc gáy cuả bạn phải ... dựng ngược lên! Xin nhấn vào đây xem trang mạng cuả Đại Sứ Quán CHXHCNVN!
Thân ái,


 

 ototot
 member

 REF: 104701
 11/07/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Thân gởi kg và các bạn thắc mắc về các "tenses" cuả "động từ" tiếng Anh (English verb tenses):
Th́ (tenses) cuả những động từ tiếng Anh được người ta dùng để diễn đạt trong ngôn ngữ cuả người ta, nên không nên nghĩ đến chuyện dịch sang tiếng Việt làm ǵ cho phức tạp. Trái lại vấn đề ở đây là hăy tập suy nghĩ như người Anh Mỹ để diễn đạt như cách diễn đạt cuả người ta.
Các bạn có thể đến thăm trang web này, có đầy đủ diễn giải và những bài tập để làm quen với các "tenses" cuả động từ tiếng Anh. Mời các bạn nhấn vào đây, nếu muốn, để đến trang đó.
Thân ái,


 

 kg
 guest

 REF: 104705
 11/07/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi đến website của Đại Sứ Quán Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghiă Việt Nam tại Thủ Đô Washington DC, Hoa Kỳ rồi lần ṃ vào đọc một ít đoạn ông Nguyễn Tâm Chiến nói trước Washington nhân ngày kỹ niệm 60 năm thành lập đảng Cộng Sản VN th́ thấy câu này mà không biết có đúng không. "A visitor in Vietnam is often uplifted contagiously by the Vietnamese people’s forward-looking optimism and ever-present smiles." Người thăm VN thường được lây vui hẳn lên v́ người VN có cái nh́n lạc quan và trên mặt lúc nào cũng mĩm cười. Tôi thắc mắc là cũng có người thân về VN và kể lại người VN không thân thiện bằng người HK, hay Taiwan v́ ngay cả những người làm việc trong phi trường ở hai nước này niềm nở chào hỏi lịnh sự, c̣n về VN th́ mặt ai cũng hầm hầm, nói chuyện gắt gỏng và nhiều nữa... hih́. Tôi nghĩ chắc gia đ́nh tôi sui gặp những người này thôi. C̣n các bạn nào ở ngoài nước về thấy thế nào?

 

 ototot
 member

 REF: 104893
 11/08/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trở lại với đề tài "Dịch thuật — một vấn nạn ngôn ngữ", tôi thấy những người làm hay nghiên cứu về dịch thuật thường cố thiết lập ra nguyên tắc này, qui tắc kia, nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy bế tắc. Có điều lạ, là có những bản dịch sang tiếng Việt mà ngày nay chúng ta đọc, mà cứ tưởng chừng như không phải là dịch, v́ nó hay hơn cả nguyên bản!
Ví dụ mời các bạn thử so sánh 2 câu thôi, trên là nguyên văn cuả Bạch Cư Dị trong Tỳ Bà Hành, và dưới là dịch cuả Phan Huy Vịnh:

Tầm dương giang đầu dạ tống khách,
Phong diệp dịch hoa thu sắt sắt!

được dịch tài t́nh thành:

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu, lau lách đ́u hiu.

Gần đây hơn với chúng ta, học giả Nguyễn Hiến Lê cũng để lại cho kho tàng văn chương cận đại những bản dịch làm tôi sửng sốt như loạt sách "Học làm người" cuả ông, với cuốn "How To Win Friends and Influence People" cuả Dale Carnegie dịch vỏn vẹn sang tiếng Việt là "Đắc Nhân Tâm", hoặc cuốn "How To Stop Worrying and Start Living" cuả cùng tác giả thành, "Hăy Quẳng Gánh Lo Đi!"


 

 kg
 guest

 REF: 104908
 11/08/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi cũng có một quyển sách dịnh từ tiếng Anh sang tiếng Việt tựa đề là Great Love Letters of The World nhưng dịnh không đúng lắm ra Những Bức Thư T́nh Hay Nhất Thế Giới . Nếu dịnh đúng nghĩa th́ không nên thổi phồng lên, mà phải thật ra phải dịch là Những Bức Thư T́nh Hay Trên Thế Giới H́nh như dịnh th́ người ta thường hay tăng bốc sự kiện hay hạ thấp nó xuống bằng những tính từ không đúng cấp bậc. Giống công việc ǵ được hoàn thành tốt, hoặc rất tốt, hoặc hoàn hảo là ba cấp bậc khác nhau. Tương tự là good, great, excellent trong tiếng anh.

 

 ototot
 member

 REF: 105096
 11/10/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Dưới đây là Bản Tin Chính Thức (Official Release) cuả Pḥng Tham Vụ Báo Chí Toà Bạch Ốc, trước hết là nguyên văn tiếng Anh, và sau đó là bản dịch sang tiếng Việt cuả tôi, để các bạn xem, vưà là thông tin, vưà đọc chơi, vưà góp ư kiến (nếu có) về cung cách dịch thuật:

President Bush will travel to Hanoi, Vietnam to attend the 14th Asia-Pacific Economic Cooperation Leaders' Meeting on November 18-19. At APEC, the President looks forward to continuing his robust dialogue with APEC Leaders on ways to ensure the continued prosperity of the Asia-Pacific region. The President will have meetings with President Triet and Prime Minister Dung in Hanoi on November 17, and will hold bilateral meetings with other leaders while at APEC. While in Vietnam, President Bush will visit Ho Chi Minh City.
The President also will travel to Singapore and Indonesia during his trip.

Tổng Thống Bush sẽ đi Hà Nội, Việt Nam, để tham dự Hội Nghị lần thứ XIV cuả Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu — Thái B́nh Dương (APEC) ngày 18 và 19 tháng 11 năm 2006. Tại Diễn Đàn APEC, Tổng Thống dự định tiếp tục đối thoại tích cực với các nhà lănh đạo APEC về những phương thức nhằm đảm bảo duy tŕ thịnh vượng cho vùng Á Châu Thái B́nh Dương. Tổng Thống cũng sẽ họp với Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội trong ngày 17 tháng 11 năm 2006, và cũng họp song phương với các nhà lănh đạo khác trong thời gian hội nghị APEC. Trong khi ở Việt Nam, Tổng Thống Bush sẽ thăm viếng Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trong chuyến công du này, Tổng Thống cũng sang Singapore và Indonesia.

Chú thích: Xin các bạn cũng cho biết những từ, cụm từ, và cách tôi dịch sang tiếng Việt, chung quanh những trường hợp:
  • The 14th Asia-Pacific Economic Cooperation Leaders' Meeting
  • Diễn đàn APEC
  • The President looks forward to...
  • his robust dialogue
  • the continued prosperity,
  • v.v...

Nào mời các bạn trổ tài! Tôi đảm bảo với các bạn: 100 người dịch, có 100 cách dịch khác nhau. Vậy, những ai không đọc được nguyên bản, xin cứ đọc tiếng Việt, xem có xuôi tai không, cũng xin cho ư kiến nhé.
Thân ái,




 

 apollo
 member

 REF: 105099
 11/10/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
các bạn cho ư kiến về cải cách chữ viết này?

" Ngônngữ là một thuộctính bềnvững và biếnđổi chậmnhất của một dântộc. Trong quátŕnh pháttriển lịchsử, tínhcách của ngônngữ có thayđổi với một mứcđộ ítnhiều khácnhau, nhấtlà về h́nhthức, ở cái vỏ biểuhiện bềngoài của tiếngnói, đólà chữviết của một ngônngữ. Tuỳtheo nhucầu lịchsử, một dântộc cóthể có nhucầu thayđổi cách thểhiện tiếngnói của ḿnh qua chữviết để thíchhợp với nhucầu của thờiđại. Nhiều nước tiếnbộ trên thếgiới ngàynay trong quátŕnh pháttriển đă phải thôngqua giaiđoạn cảicách chữviết v́ đólà một quátŕnh tấtyếu.

ChữViệt chúngta đang sửdụng không phảnảnh đúng mộtcách khoahọc của thựctrạng tiếngViệt ngàynay. Cáchviết chữViệt hiệnđại cầnphải được cảitổ hay sửađổi lại không chỉ để phùhợp tiếngnói màc̣n tạo điềukiện trựctiếp hoặc giántiếp gópphần pháttriển Việtnam trong lănhvực kỹthuật của thờiđại hômnay v́ kếtquả thựctiển là nó sẽ manglại những lợiích kinhtế thiếtthực.

Thayđổi một thóiquen, nhấtlà thuộc lănhvực ngônngữ, rất khó nhưng nếu cầnphải cảicách, khôngphải là khôngthể thựchiện được. Đứng trên một quanđiểm nàođó, cảitổ cáchviết tiếngViệt khôngđược xem nhưlà một yêucầu cấpbách, nhưng nếu quảthực sự cảitổ manglại lợiích cho nướcnhà, chúngta phải hànhđộng.

Để thựchiện cảitổ cáchviết tiếngViệt hiệnnay, chúngta cần xemxét vấnđề dưới nhiều khíacạnh để trảlời những câuhỏi của các vấnđề liênhệ: hiệntrạng của cáchviết tiếngViệt, tạisao lạiphải cảicách, và làmsao để thựchiện cảicách? "
chào thân ái


 

 kg
 guest

 REF: 105101
 11/10/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bác Ototot dịch hay lắm, rất chính sác chỉ có vài chổ và bác đă đưa ra tui thấy không biết có đúng không như là diển đàn Apec không biết có hợp không, hay là khối Apec nghe được hơn? C̣n bác dùng chữ "Tổng thống" hơi nhiều đọc không xuông tai lắm. Nếu thay vào pronouns như Ông, Ngài, bác, Đồng chí chắc xuông tai hơn hih́.


 

 kg
 guest

 REF: 105102
 11/10/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
bạn Apollo đưa ra ư kiến khá hay, nhưng nghép chữ phải cần làm luật. Chữ nghĩa đă quá nhiều luật lệ rồi, nên làm ra luật mới th́ phải nhớ nhiều hơn, học khó hơn mà không biết tác dụng có ưu điểm hơn không.

 

 manhphu
 member

 REF: 105135
 11/10/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Mp chỉ biết duy nhất một ngoại ngữ,đó là tiếng Anh.Nhưng tiếng Anh của Mp cũng chưa đâu vào đâu cả,c̣n nhiều hạn chế lắm.Mp không dám lạm bàn với OT và Kg về vấn đề này.Tuy nhiên,thấy OT và Kg có vẻ rất hứng thú với chủ đề này,xin gửi tặng OT và kg một bài viết sưu tầm được mà theo Mp cũng rất có giá trị để OT và Kg tham khảo.


Muốn dịch đúng phải có hiểu biết về văn hoá nước ḿnh


1. Muốn dịch đúng, phải có hiểu biết về văn hoá nước ḿnh

Trong bài "Dịch là chấp nhận phần số của ḿnh" (Ngôn Ngữ và Dịch Thuật, 20.01.02 và 22.01.02), Nguyễn Quốc Trụ có nêu lên một ư tưởng nhằm giúp người dịch bớt sai sót. Ông viết:

"Bản dịch sẽ bớt sai sót, nếu: Người dịch thật rành rẽ tiếng... Việt. Đây là điều kiện tiên quyết, tối hậu, sinh tử v.v... và v.v... đối với bất cứ một cá nhân nào lăm le dịch tiếng nước ngoài ra tiếng nước ḿnh. Bạn càng rành rẽ tiếng nước ḿnh tới đâu, bản dịch càng đáng tin cậy tới mức đó."

Tôi hoàn toàn đồng ư với Nguyễn Quốc Trụ về điều ấy, v́ điều ấy vốn đă hiển nhiên đến độ ai cũng biết. Tôi chỉ xin góp ư với ông rằng, để bản dịch bớt sai sót, không những người dịch phải thật rành rẽ tiếng nước ngoài và tiếng nước ḿnh, mà c̣n phải có hiểu biết về... văn hoá nước ḿnh nữa. Điều này thoạt nghe có vẻ... quá thừa, nhưng, kỳ thực, lại chẳng thừa chút nào.

Thông thường, trong các cuộc đàm luận về dịch thuật, người ta thường bảo nhau rằng để bản dịch bớt sai sót, người dịch phải có hiểu biết về văn hoá của quốc gia làm chủ thứ tiếng của văn bản gốc. Chẳng hạn, để dịch nhóm chữ "Extraordinary Fellow", người dịch phải biết rơ các chức năng và trách vụ trong sinh hoạt hàn lâm của các học viện ở Anh quốc, chứ không thể tỉnh khô quăng ra nhóm chữ kỳ quặc "Người Bạn Khác Thường", như Nguyễn Quốc Trụ đă "dịch" ra Việt ngữ chức vụ của George Steiner tại Học Viện Churchill thuộc đại học Cambridge. Đọc nhóm chữ "Người Bạn Khác Thường", chắc chắn độc giả Việt Nam trong nước sẽ chẳng đoán nổi ông Steiner làm ǵ ở Học Viện Churchill. Tôi trộm nghĩ có lẽ nên dịch nhóm chữ "Extraordinary Fellow" thành ra "Viện Sĩ Kiệt Xuất", hay "Viện Sĩ Ưu Liệt", chẳng hạn, th́ dễ hiểu hơn và chính xác hơn chăng?

Tuy nhiên, đối với độc giả phổ thông, những sai sót như thế của dịch giả có thể tạm... "thông qua", v́ cái ông Steiner ǵ đó có là "Người Bạn Khác Thường" của học viện ǵ đó ở Anh quốc th́ cũng chẳng sao cả. Vâng, tạm "thông qua", v́ không rành văn hoá của nước ngoài th́ "nh́n chung" cũng có thể châm chước được (mặc dù đối với giới dịch thuật chuyên nghiệp th́ đây là điều không thể khoan thứ).

Nhưng dịch mà không rành văn hoá nước ḿnh là điều thật khó "thông qua". Thật ra, trong các cuộc đàm luận về dịch thuật của chúng ta, tôi cũng chưa nghe ai nhắc đến điều kỳ cục này. Có lẽ v́ đó là điều khó có thể xảy ra. Ấy vậy mà nó lại xảy ra mới thật là đau chứ!

Năm 1997, trong lúc đọc tạp chí Thơ (số 11), tôi t́nh cờ thấy một bản Việt ngữ của bài thơ "El guardián de los libros" của Borges do Nguyễn Quốc Trụ thực hiện. Borges là một tác giả tôi say mê, và bài thơ ấy cũng là một bài thơ tôi đặc biệt yêu thích, v́ có lẽ đó là bài duy nhất Borges viết về Trung Hoa. Tôi lập tức đọc bản dịch Việt ngữ. Và tôi... lạnh ḿnh. Ngay từ những câu đầu tiên của bài thơ, Nguyễn Quốc Trụ đă dịch như thế này:

Người Giữ Những Cuốn Sách

Sừng sững nơi đây: Những khu vườn, những miếu đền và lư do của những
miếu đền;
đúng: âm nhạc, đúng: những từ;
h́nh sáu điểm sáu mươi-bốn; những buổi lễ; chúng là sự uyên thâm độc nhất
ông trời dành cho con người;
...

Nguyên tác tiếng Tây Ban Nha của đoạn thơ trên là thế này:

El guardián de los libros

Ahí están los jardines, los templos, y la justificación de los templos,
la recta música y las rectas palabras,
los sesenta y cuatro hexagramas,
...

Tạm bỏ qua mấy chỗ chướng mắt nho nhỏ như những dấu hai chấm vô nghĩa, chẳng hạn; hay như nhóm chữ "la recta música y las rectas palabras" (trong bản Anh ngữ là "exact music and exact words"), mà Nguyễn Quốc Trụ dịch thành "đúng: âm nhạc, đúng: những từ" (sao không dịch là "chính nhạc và chính ngôn"?); tôi xin thú thật rằng tôi... nín thở khi thấy nhóm chữ "los sesenta y cuatro hexagramas" (trong bản Anh ngữ là "the sixty-four hexagrams") bị ông dịch thành "h́nh sáu điểm sáu mươi-bốn".

Bài thơ này nằm trong một bài phỏng vấn Borges, do Di Giovanni thực hiện. Như thế, Nguyễn Quốc Trụ hiển nhiên đă dịch từ bản tiếng Anh. Theo như diễn biến của cuộc phỏng vấn đó, sau khi nghe Di Giovanni đọc hai câu "exact music and exact words, / the sixty-four hexagrams", Borges đă ngắt lời và giải thích rất rơ ràng ư đồ của ḿnh. Thử đọc lại bản dịch của Nguyễn Quốc Trụ ở đoạn này:

Di Giovanni:
Exact music and exact words;
the sixty-four hexagrams...

Borges: Tôi đang nghĩ đến The Book of Changes, hay I Ching, và những h́nh sáu điểm...

Như thế, Borges cho biết rơ rằng ông viết hai câu thơ trên khi đang nghĩ đến Kinh Dịch. Tôi ngờ rằng Nguyễn Quốc Trụ không biết "The Book of Changes", hay "I Ching", tức là Kinh Dịch, và có lẽ ông cũng chưa hề đọc Kinh Dịch hay bất cứ sách nào về Kinh Dịch, nên ông mới bạo gan sáng tác một nhóm chữ vô nghĩa là "h́nh sáu điểm sáu mươi-bốn" để dịch nhóm chữ "the sixty-four hexagrams".

Ở đây, tạm bỏ qua hiểu biết căn bản về Kinh Dịch, chỉ riêng việc chuyển ngữ trực tiếp đă vấp phải sai lầm trầm trọng. Tệ lắm cũng phải dịch "the sixty-four hexagrams" thành "sáu mươi bốn h́nh sáu điểm" cho đúng văn phạm, chứ sao lại thành "h́nh sáu điểm sáu mươi bốn"? Mà người dịch "thật rành rẽ tiếng Việt" th́ sao lại có cú pháp lạ lùng như thế!

Thật ra, có lẽ đa số người Việt có hiểu biết căn bản về văn hóa Đông Á đều hiểu ngay "the sixty-four hexagrams" là "lục thập tứ quái", hay dễ hiểu hơn, là "sáu mươi tư quẻ sáu vạch". Từ "sáu mươi tư quẻ sáu vạch" ở Đông Á, chạy sang tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh thành "los sesenta y cuatro hexagramas" và "the sixty-four hexagrams", th́ chẳng có ǵ rắc rối. Đến khi nó chạy ngược về tiếng Việt, qua trung gian dịch thuật của Nguyễn Quốc Trụ, th́ thành... sấm: "h́nh sáu điểm sáu mươi bốn". Đố ai hiểu đó là cái ǵ nữa?

2. Muốn dịch đúng, trước hết phải... đọc

Trong bài "Nói mà chơi" (Ngôn Ngữ và Dịch Thuật, 08.05.02), Phạm Xuân Nguyên viết:

Ông Dương Tường có nói một ư này hay: dịch những tác phẩm văn học để giúp cho giới văn nâng cao nghệ thuật kỹ thuật viết, ngoài ra c̣n giúp cho đông đảo người Việt viết đúng viết giỏi tiếng Việt hơn. Tôi nhắc đến cuốn “Terre de l’homme” của Saint-Exupéry với hai cách chuyển ngữ đầu đề: “Cơi người ta” (Bùi Giáng), “Quê xứ con người” (Nguyễn Thành Long). Ông Tường bảo ông muốn dịch là “Nhân gian”, v́ cái tên gốc có cả phần đất và phần người, hai cái tên dịch kia nhấn nhiều về phía người, vả lại đọc sách th́ thấy cậu Hoàng tử nhỏ ở hành tinh khác nh́n về quả đất kia mà.

Ông Dương Tường nói: "dịch những tác phẩm văn học để giúp cho giới văn nâng cao nghệ thuật kỹ thuật viết". Nghe thích lắm. Và ông nói: "...giúp cho đông đảo người Việt viết đúng viết giỏi tiếng Việt hơn". Nghe lại càng thích. Chỉ có một điều cả ông Dương Tường lẫn ông Phạm Xuân Nguyên quên nói. Đó là: muốn dịch những tác phẩm văn học nước ngoài, trước hết phải chịu khó đọc những tác phẩm ấy.

Điều này nghe có vẻ quá thừa thăi và đáng buồn cười nhưng, kỳ quặc thay, lại cần phải nói ra ở đây. Bằng chứng hiển nhiên là cả hai ông Dương Tường và Phạm Xuân Nguyên đều chưa đọc tác phẩm của Saint-Exupéry mà đă "dịch" tùm lum cả lên! Này nhé: nhan đề cuốn sách là Terre des hommes chứ đâu phải là "Terre de l'homme". Té ra hai ông chưa đọc đến cả nhan đề của nguyên tác! Lại nữa: cuốn Terre des hommes (do Saint-Exupéry viết năm 1939 sau khi được André Gide khuyến khích) kể lại đoạn đời của chính tác giả khi làm phi công cho Aéropostale, chứ đâu phải cuốn Le petit prince (viết năm 1943) mà có cái chuyện "vả lại đọc sách th́ thấy cậu Hoàng tử nhỏ ở hành tinh khác nh́n về quả đất kia mà"? Té ra hai ông cũng chưa đọc cả hai bản dịch Cơi người ta và Hoàng tử bé của Bùi Giáng! Thật thú vị nhỉ!

Nhân đây, tôi cũng xin nói thêm rằng tôi không đồng ư với chuyện "Ông Tường bảo ông muốn dịch là “Nhân gian”, v́ cái tên gốc có cả phần đất và phần người, hai cái tên dịch kia nhấn nhiều về phía người".

Chữ "gian" có nghĩa là "giữa". Trong Từ Điển Hán Việt Hiện Đại (nxb Thế Giới, Hà Nội, 1994), chữ "nhân gian" được giải thích là "giữa cuộc đời, giữa những con người". Vậy, "phần đất" của ông nằm ở chỗ nào? C̣n chữ "cơi", ngược lại, có thể là chữ chứa chút ít "đất" trong đó chứ chẳng chơi. Khi người anh em Trung quốc kéo quân xâm lấn "bờ cơi" của nước ta, th́ nhân dân trong toàn "cơi" Việt Nam há đă chẳng tạm thời gát lại mọi chuyện của "cơi" riêng để cùng hiệp lực chống trả đó ư? Cụ Tiên Điền làm thơ "trăm năm trong cơi người ta...", th́ "cơi" ấy ở trên mặt đất hay là ở đâu vậy?

Bùi Giáng, nhà thơ tài hoa đă từ giă "cơi" trần, dịch Terre des hommes thành Cơi người ta, tưởng là đă quá hay, mà lại bị chê bai bởi những dịch giả chưa hề đọc Terre des hommes. Ngược lại, Louis Galientière dịch Terre des hommes thành Wind, Sand, and Stars, tưởng là quá... trật lất, mà lại được La Société Civile pour l’Œuvre et la Mémoire d’Antoine de Saint-Exupéry xem là bản dịch classique. Thế mới biết tiêu chuẩn dịch thuật của trí thức Việt Nam quá cao so với Pháp! Hănh diện quá!

*

Có lẽ tôi nên dừng lại ở đây v́ tự nhiên thấy mất hứng. Chỉ xin kết luận rất gọn rằng "rành rẽ tiếng nước ḿnh" đến đâu đi nữa, mà dịch giả không đủ hiểu biết về văn hoá nước ḿnh, th́ bản dịch cũng chỉ là... sấm; và nếu muốn "dịch những tác phẩm văn học để giúp cho giới văn nâng cao nghệ thuật kỹ thuật viết, ngoài ra c̣n giúp cho đông đảo người Việt viết đúng viết giỏi tiếng Việt hơn", th́ trước hết dịch giả phải chịu khó... đọc nguyên tác.


 

 kg
 guest

 REF: 105144
 11/10/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
chà, đọc xong bài này mỏi mắt luôn. Ông này nói dài ḍng wá. Chỉ muốn nói muốn dịnh hay th́ phải biết văn hóa ḿnh mà viết cả mấy trang giấy mỉa mai người này người nọ chưa đọc sách mà đă dịch. Theo tui th́ thấy là người nào chuyên ngành dịch sánh vở báo để in ra bán th́ cần biết cặn kẽ, chứ ḿnh dịch chơi trên diển đàn mà không hiểu văn hóa nhiều th́ cũng phải dịch. Dịch sơ sơ để hiểu đủ rồi, dần dần sẽ tiến bộ.

 

 ototot
 member

 REF: 105215
 11/11/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi đọc lướt qua bài sưu tầm cuả MP, thấy có 2 điểm lớn, coi như là điều kiện để dịch tốt sang tiếng Việt:
  1. Phải hiểu văn hoá Việt.
  2. Phải đọc nguyên bản và dịch từ nguyên bản đó.
Ư kiến ngắn gọn cuả tôi là:
Cả hai điều kiện trên là ... thưà, nếu quan niệm dịch là biến cái ư cuả một phát biểu bằng ngôn ngữ này ít nhất là tương đương như cái ư đó, sang ngôn ngữ cuả ḿnh. Ví dụ người ta nói cái bàn, ḿnh dịch thành cái ghế th́ ... hổng được! Lại nưă, ḿnh viết tiếng Việt, chứ không riêng ǵ dịch sang tiếng Việt, là đương nhiên phải hiểu văn hoá Việt rồi. Cũng như hai người Việt ḿnh gặp nhau, người ta hỏi "Anh ăn cơm chưa?" th́ phải hiểu là dùng bưă chưa, chứ không phải người ta hỏi ăn ḿ hay phở, hay bún! Và sau cùng, dịch một tác phẩm th́ phải đọc nguyên bản bằng ngôn ngữ cuả người ta, v́ ai cũng biết câu "Tam sao thất bổn", ai cũng sợ "dịch là phản", ai cũng tâm niệm dịch có làm kém đi, th́ cũng đừng kém quá; ai cũng ước mong dịch mà không phá, không làm hỏng nguyên bản; c̣n dịch như Nguyễn Du, Phan Huy Vịnh, Đoàn Thị Điểm, th́ dĩ nhiên là bậc sư rồi, v́ có người bảo bản dịch hay hơn nguyên bản!
Thân ái,


 

 kg
 guest

 REF: 105222
 11/11/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
h́h́ bác Ototot thí dụ tức cười wá, cái bàn mà dịch thành cái ghế. C̣n dịch sao cho mà hay hơn nguyên bản th́ chỉ có một cách là chế thêm thôi, chứ dịch đúng th́ không thể nào hay hơn bản chính được. Vả lại nếu người ta đọc được bản ngốc th́ đọc bản dịch làm ǵ nữa. Chắc thường th́ những cuốn sách được dịch là những cuốn sách hay nên người đọc thấy hay nói là c̣n hay hơn bản ngốc.

 

 ototot
 member

 REF: 105223
 11/11/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Riêng gởi kg này:
Vậy cho tôi xin hỏi, chớ theo kg, có bao giờ kg đọc gọi là ... giưă các ḍng (read between the lines) không?! Có bao giờ kg đọc câu tục ngữ Pháp "Traduire, c'est trahir" (Dịch là phản) không?! Này nưă, kg có đọc câu thơ nguyên văn chữ Hán cuả Bạch Cư Dị và so với câu dịch cuả Phan Huy Vịnh xem cái nào hay hơn không? Và sau cùng, tôi nói khi dịch th́ đọc từ bản gốc mà dịch ! Tôi nói lấy bản gốc mà dịch chứ không phải lấy bản gốc mà đọc!
Thân ái,


 

 kg
 guest

 REF: 105224
 11/11/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Dưới đây tôi xin trích một đoạn trong cuốn sách Great Love Letters of the World (Những Bức Thư T́nh Hay Nhất Thế Giới) để các bạn tham khảo coi dịch có hợp lư không.

Thư của Josephine gửi Napoleon, tôi chỉ trích đoạn đầu v́ hơi dài.

A thousand, thousand tender thanks for not having forgotten me. My son has just brought me your letter. With what ardor I read it, yet it has taken a deal of time, because there is not a word that has not made me weep; but those tears were very sweet! (I have recovered my heart entirely, and such as it will always be, there are feelings which are life itself, and which may not end but with life.)

Một ngàn lần, một ngàn lần âu yếm cám ơn anh đă không quên em. Thằng con em vừa đem thư của anh về cho em. Em hăm hở đọc, thế mà phải mất bao nhiêu thời giờ mới đọc xong, v́ không có một lời nào lại không làm em rơi lệ, nhưng những giọt lệ mới ngọt ngào làm sao! (Em đă hồi phục được ḷng em và rồi nó sẽ thế măi; có những t́nh cảm sống trong ḷng cả một đời, và chỉ có thế chấm dứt với đời sống)


 

 ototot
 member

 REF: 105225
 11/11/2006

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Làm ơn cho tôi hỏi: Ai viết những ḍng chữ, "A thousand, a thousand tender thanks..." vậy? Ai là tác giả vậy? Chắc không phải Joséphine viết! Xin làm ơn cho tôi biết tác giả, dịch giả, v́ thú thực, tôi chưa được đọc "tác phẩm" đó!
(Hay là ḿnh chấm dứt trao đổi riêng tư đi nhé, để tôn trọng đề tài cuả tiết mục)
Thân ái


 

 kg
 guest

 REF: 105226
 11/11/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Ototot hỏi dồn dập quá tôi không biết trả lời sao nữa nên ngắn ngọn là những ǵ bác hỏi th́ tôi chưa đọc, chưa nghe qua v́ tôi không biết tiếng Hán và tiếng Pháp. Mà theo tôi th́ nhiệm vụ của thông dịch là chuyển ư tưởng từ một ngôn ngữ này qua một ngôn ngữ khác, mà là một bài dịch hay th́ phải dịch đúng ư tưởng ngốc mà không thổi phồng hoặc làm yếu đi cái ngốc. C̣n dịch mà hay hơn gốc th́ phải pha chế thêm rồi. Tôi nghĩ Ototot nói là có nhiều bản dịch của nhiều người và trong số đó có những bản hay hơn những bản khác.

 

 kg
 guest

 REF: 105230
 11/11/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tính chụp tấm h́nh cuốn sách gửi lên để Ototot khỏi nói tui phịa, nhưng máy camera hết pin rồi. Những người biên soạn là Nguyễn Văn Tạo, Đắc Sơn, và Nguyễn Tuấn Tú. C̣n có lời giới thiệu Josephine và Napoleon sau bài thơ nên tôi tin là thiệt. Mà tôi cũng có thắc mắc là không biết lúc đó Pháp sao lại dùng tiếng Anh, hay là bản tiếng Anh cũng là dịch từ tiếng Pháp ra rồi lại được dịch qua tiếng Việt.

 

 kg
 guest

 REF: 105236
 11/11/2006

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bây giờ đọc lại bài viết của tôi ở trên b́nh luận về bài viết b́nh luận của bác về bài sưu tầm của MP th́ thấy có hơi xuyên tạc bác. Lúc đó tôi đọc bài viết của bác th́ tui nghĩ bác cũng muốn chọc cười (bài viết tếu) nên mới đem thí dụ dịch cái bàn ra cái ghế, nên tôi mới viết tức cười, có nghĩa là làm cho tui cười vui chứ không phải để châm chọc bác. Mà bây giờ đọc lại th́ tôi thấy có vẻ đó th́ cho tôi xin lổi. Văn thư tôi c̣n yếu lắm, sau này sẽ cố gắng viết rơ ràng hơn.

 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network