Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ý mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ý

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ý mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Xe kéo ngày xưa

 Bấm vào đây để góp ý kiến

1

 doanchithuyyy
 member

 ID 27018
 07/27/2007



Xe kéo ngày xưa
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Vào đầu thế kỷ thứ 21 này, bất cứ người du khách nào đến Hà-Nội hay Sàigon lần đầu tiên đều bị ấn tượng bởi sự lưu thông dầy đặt trong trung tâm thành phố.

Thật là một cảnh tượng khó quên khi nhìn diễn cảnh những chiếc xe Honda, xe đạp qua lại không ngừng như những vạt sóng biển, bên cạnh những chiếc xe xích-lô và xe hơi. Trong hoàng cảnh này, khó mà tưởng tượng được vai trò đóng góp lớn lao của chiếc xe kéo – nay đã vào dĩ vãng - và kẻ nối nghiệp của nó là chiếc xe xích-lô trong sự văn minh hóa của nước Việt Nam.

Người ta thường cho rằng xe kéo đã ra mắt chào đời vào đầu kỷ nguyên Minh Trị của Nhật bổn, năm 1868 : khi những người lớn tuổi được người làm kéo đi như thế trong lúc cần di chuyển. Từ đó, dưới cái tên Rickshaw hay Rickish, nó trở thành một phương tiện lưu thông mà người thực dân Anh ở Hồng Kông rất thích và nó từ từ lan tràn khắp Đông Nam Á tới tận Ấn-Độ và vùng biển Ấn-Độ-Dương.

Ở Đông Dương, vài chiếc xe kéo được xuất hiện lần đầu tiên tại Hà-Nội năm 1883 do Ông Toàn Quyền Đệ Nhất Bonnal đã cho phép đem từ bên Nhật qua. Gần 15 năm sau Sài Gòn mới biết tới loại xe kéo nầy, ở đây phương tiện di chuyển duy nhất là chiếc xe ngựa kéo mà người Pháp gọi là Malabar hay Boîte d’allumettes.

Vào năm 1884, một nhà thầu Pháp cho chế tạo khoảng 50 chiếc xe kéo cho cả miền Bắc. Từ đó chiếc xe kéo đã từ từ trở thành một bộ mặt quen thuộc trong thành phố Hà-Nội. Nó xuất hiện một năm sau chiếc xe hơi Âu Châu đầu tiên và một năm trước xe tramway kéo bằng ngựa. Liền sau đó, một nhân viên thuế vụ từ miền Nam tới đã nghĩ ra thành lập một hảng cho thuê xe kéo. Theo trí nhớ của các người xưa thì chuyện đó là một thành công rực rở : dù mướn giờ hay mướn ngày, cũng phải giữ chổ trước một ngày nếu muốn được chở đi.

Ngay cả sau Đệ Nhất Thế Chiến cũng chỉ có khoãng 30 chiếc xe kéo công cộng trong cả thành phố Hà-Nội. Chỉ có vài nhân viên Pháp và quan lớn của Hà-Nội mới có đủ phương tiện mua riêng một chiếc xe kéo. Đa số người Hà-Nội chỉ biết đi bộ -nghĩa là đi chân không- là phương tiện di chuyển tiện nhất. Lúc đó chiếc xe kéo được kéo bởi một người «cu-li» và đôi khi được thêm hai người khác đẩy. Nếu là quan lớn thì thường có người trẻ đi kế bên người phu kéo, tay cầm ống thuốc lào hoặc một khay trầu nếu người ngồi trên xe là phụ nữ.

Chiếc xe kéo đầu tiên có bánh xe bằng sắt, cho nên chạy không được yên lắm. Dù vậy phương tiện nầy biểu hiệu cho sự giàu có và uy quyền của chủ xe. Lúc nào cảnh người phu kéo ông chủ ngồi trên xe đi qua cũng gây ra sự hiếu kỳ cho đám đông. Vào thời đó, tất cả những gì do Tây đem tới đều được dân chúng cho là văn minh. Những cô thiếu nữ Hà-Nội không dám ngồi trên xe kéo vì sợ miệng đời chê là Me Tây, có nghĩa là lấy chồng Tây. Với sự tiến bộ, sau đó bánh xe bằng xắt được thay thế bằng bánh xe cao-su đặc, tiện nghi hơn cho người ngồi trên xe. Chỉ lúc bấy giờ những cô thiếu nữ Hà-Nội mới dám xài xe kéo với bánh xe bằng sắt, còn loại tân tiến với bánh xe bằng cao-su thì dành riêng cho người Việt lấy Tây. Và những xe kéo lỗi thời với bánh xe sắt đã từ từ bị đẩy ra vùng ngoại ô Hà-Nội. Ngay cả những xe kéo với bánh cao-su cũng chia ra làm hai loại, loại bình thường và loại của nhà hành OMIC. Loại nầy có chổ ngồi bằng aluminium trắng bóng và có nệm lò xo cũng được bọc vải trắng, dĩ nhiên đi xe loại nầy thì mắc tiền hơn là đi xe loại thường.

Nhiều năm sau Đệ Nhất Thế Chiến, mọi người đều ngạc nhiên khi thấy chiếc xe đạp –nhập từ Saint Etienne- lần đầu tiên trong trung tâm thành phố : Cái dụng cụ gì kỳ quá ? Không có ngưạ kéo cũng không cần cu-li đẩy ! Chỉ cần đạp vài cái là nó chạy một cách yên lặng không mệt nhọc. Có người lanh trí đã nghĩ ra cách gắn nó vào phía sau của chiếc xe kéo, thế là chiếc xe xích-lô đã ra đời : việc nầy không làm cho chiếc xe kéo biến liền, nhưng xe xích-lô đã nối nghiệp xe kéo, đóng vai trò quan trọng trong sự có mặt của văn minh.

Tượng trưng cho một nền văn minh ngoại nhập, chiếc xe kéo cũng như kẻ nối nghiệp của nó là là xe xích-lô đều là sản phẩm của một xã hội dựa trên sự phân biệt chủng tộc và giai cấp. Cả hai loại xe đều tồn tại tới năm 1945, năm mà chánh phủ cách mạng miền Bắc cấm bỏ lối vận chuyển nầy vì coi đó là hình thức người bóc lột người của dân thuộc địa. Sau bao năm khói lửa, chiếc xe xích-lô xuất hiện trở lại trên thị trường nhưng nó đã bị chiếc xe hơi chiếm đi cái hình ảnh tiến bộ mà nó đã có lúc trước.

15 Tháng 12 năm 2003

Phạm Trọng Lễ



Phu kéo ở Hà Nội

The image “http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/tonkin_conducteur_de_pp3.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

The image “http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/hanoi_conducteur_de_pp2.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

The image “http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/HaNoi_pousse-pousse.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

The image “http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/Hanoi_la_salle_des_ventes.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

The image “http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/Hanoi_rue_Paul_Bert.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

The image “http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/pousse-pousse%20en%20visite.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.



Phu kéo ở Saigon


The image “http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/Pousse-pousse_annamite.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

The image “http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/Saigon_pousse_pousse_3.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

The image “http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/saigon_pousse_pousse.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

The image “http://hinhxua.free.fr/autrefois/pousse-pousse/DoSon_porteuses_en_marche.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

user posted image

st



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 ototot
 member

 REF: 193270
 07/27/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Trong diễn đàn này, có ai được ngồi "xe kéo" chưa? Ở miền Bắc khi xưa gọi là "xe tay", không hiểu mấy "ông tây thực dân" tại sao lại dịch sang tiếng Pháp là "pousse-pousse", nguyên nghiã là "đẩy đẩy"!
Còn "xe tay" cuả tư nhân, gọi là "xe nhà".

Ngày xưa, có "xe nhà" thì cũng như ngày nay có xe hơi riêng vậy. Chỉ có điều khác là "xe nhà" thì phải mướn thêm một người làm để kéo, còn xe hơi riêng thì chủ xe lái lấy.

Ngày xưa, những gia đình khá giả, thường nuôi ngay trong nhà mình một "đội ngũ" những gia nhân, gồm có:
  • Vú em (là những người ở nhà quê, mới sinh con, có sưã để nuôi con cuả chủ, chứ ngày xưa chưa có sữa bò, sưã bột).
  • Vú già là những phụ nữ lớn tuổi, để khâu vá và giúp việc nhà.
  • "Thằng" bếp, để lo đi chợ và làm những bưã cơm trong gia đình.
  • "Thằng" nhỏ, hay "Con sen", để trong nhà sai vặt hay đi gánh nước từ vòi nước công cộng ở ngã tư về.
    Ngày xưa, ít có gia đình nào có máy nước (vòi nước) ở trong nhà!. (Từ "sen" sau này đọc trại đi thành "sến", ám chỉ những người dân thất học, thuộc "giai cấp thấp", từ đó "nhạc sến" là nhạc cuả giới bình dân)
  • "Thằng" xe, để kéo xe nhà.
Tất cả những gia nhân này, do được chủ cung cấp nhà ở, và cơm ăn hai bưã, nên thù lao cuả họ chỉ là một món tiền thật nhỏ, trả theo năm (ví dụ ngày xưa 1 đồng Đông Dương/1 năm là lương cao lắm rồi). Chủ nào "nhân đức" thì cho thêm một bộ áo quần/năm. Quần áo họ mặc thường ngày là những thứ cũ, rách, chủ nhà cho, vá víu lại mà mặc. Còn quần áo mới là để mặc mỗi khi về quê, ra mắt với xóm giềng!
Ôi, nhớ lại cảnh nghèo cuả dân ta thời Pháp thuộc mà tôi vẫn rùng mình!

Cảm ơn doanchithuy đã đăng lên những hình ảnh mô tả lại một chương đen tối trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc.


Thân ái,


 

 lynhat
 member

 REF: 193384
 07/27/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chị Doanchithuyyy. Cũng hên là bần xe sinh vào thế kỷ này, chạy xe taxi kiếm cơm ăn, hổng thui chắc cũng là phu xe như những tấm hình trên đây, không khác nhau mấy.

 

 vicidea
 member

 REF: 193400
 07/27/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cám ơn chị Thuỷ, bác Ototot đã gởi và cập nhập tin cũ và mới điều thú vị cả...

Anh Lý Nhất ơi, anh đó nghen, vẫn cái tính khiêm tốn và ba trợn của anh đó. Àh, Vici. đã tìm được cái gốc của anh rùi đó, ít bữa rảnh rảnh ngồi gõ lên đây đó(cả về sự nghiệp và hình ảnh nữa đó) nhưng anh có đoán ra Vici biết từ đâu không? hihi... Sợ chưa anh ui, lần này thì chít anh tui rùi.. hìhì...


 

 aka47
 member

 REF: 193403
 07/27/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



AK sẽ mua 1 chiếc xe kéo của chị Thuỷ , và anh Ly Nhất kéo cho AK đi chợ nha.

hihii


 
  góp ý kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đã đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ý kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | Hình ảnh | Danh Sách | Tìm | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network