Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Việt Ḱu: Nỗi buồn biết tỏ cùng ai.

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 hatlinh
 member

 ID 77117
 01/26/2014



Việt Ḱu: Nỗi buồn biết tỏ cùng ai.
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien




Mời Cả Nhà đọc bài mới ở phần góp ư, xin cám ơn.
--






Con Thề Không Lấy Chồng Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Bích Thuỷ

* * *

Đã lâu lắm rồi Vi mới có dịp trở lại Nha Trang sau bao năm định cư tại Mỹ. Ngày xưa Vi chỉ là một cô bé thích ngồi xây nhà trên cát, thích bán đồ hàng trên biển với bạn bè cùng trang lứa nhưng giờ đây Vi đã là một thiếu nữ và đã bước sang tuổi hai mươi. Nha Trang với Vi gần như hoàn toàn xa lạ sau bao năm xa cách, Vi chỉ còn thoáng nhớ đến những rặng dừa xanh ngát dọc theo biển, bãi cát trắng mịn mềm chân đi và những khách du lịch luôn tấp nập suốt bốn mùa. Vi cũng vừa từ Sàigòn ra Nha Trang cùng với gia đình trong mùa hè này. Hôm nay Vi không tắm biển, cô dành một buổi chiều đi dạo ngắm mọi người nô đùa trên sóng nước.

Vừa bước vào khách sạn Vi gặp ngay một thanh niên, khoảng cách giữa anh và Vi không xa lắm nên Vi có thể nghe được cách sử dụng tiếng Việt không được trôi chảy của anh khiến những người ở quầy lễ tân hơi gặp khó khăn khi giao tiếp. Không cần suy nghĩ Vi biết ngay đây là một Việt Kiều về nước du lịch nên liền đến bảo:

- Anh có thể nói bằng tiếng Mỹ với họ cũng được mà!

Người thanh niên quay phắt sang nhìn Vi, có lẽ anh hơi ngạc nhiên khi nghe cô phát âm tiếng Mỹ khá chuẩn xác. Trong khi anh còn đang phân vân thì Vi dục:

- Anh cần gì thì bảo họ giúp, mọi người đang đứng chờ anh kìa!

Nói xong Vi đến sofa ngồi, bỗng có tiếng sau lưng:

- Cô cũng về Việt Nam nghỉ hè vào dịp này sao? Cô ở tiểu bang nào bên Mỹ vậy?

À thì ra là người thanh niên khi nảy và có lẽ cũng là đồng hương của mình, đợi anh ngồi xuống Vi nói:

- Tôi ở Texas, thành phố Dallas. Còn anh ở đâu?

Anh tròn xoe mắt nhìn Vi và tự giới thiệu ngay:

- Tôi tên Quốc, định cư ở Virginia, làm việc tại NewYork, sau chuyến về Việt Nam kỳ này tôi sẽ nhận nhiệm sở mới tại Dallas. Xin hân hạnh được quen biết cô hôm nay.

Quốc kể đã rời Việt Nam khi mới hơn một tuổi trên một chuyến tàu vượt biển, hai mươi bảy năm trôi qua đây là lần đầu tiên anh về nước một mình và muốn tự khám phá quê cha đất tổ bằng những gì đã trải nghiệm trên sách báo và internet. Quốc nói một cách say mê hào hứng bảo rằng anh đã đến Hà Nội, Sa Pa, Huế, Hội An, Vũng Tàu, Đà Lạt, Phú Quốc, Hà Tiên, Côn Đảo…và ngày mai anh sẽ bay vào Saìgòn khép lại tour du lịch “về nguồn” sau một tháng trời rong ruỗi từ Nam chí Bắc. Anh nói Việt Nam đẹp hơn trong trí tưởng tượng của anh nhiều quá!!! Wow! Vi thốt lên hết sức ngưỡng mộ người bạn mới quen này. Vi cũng tự giới thiệu tên mình và cho anh biết đã rời Việt Nam lúc bảy tuổi do ông Nội bảo lãnh cả nhà, hiện cô vẫn đang đi học và làm part-time còn hai năm nữa ra trường. Anh liền nói ngay:

- Vậy là tiếng Việt của Vi chắc giỏi hơn anh rồi!

Vi cười thật tươi bảo:

- Không giỏi lắm đâu, tuy nhiên vẫn còn rặt “giọng Sàigòn”!

Quốc buồn buồn cho biết ngày còn nhỏ đã không chịu nói tiếng Việt và học tiếng Việt nên giờ đây anh cảm thấy bị thua thiệt nhiều thứ và nhất là những lúc cần tiếp xúc với đồng bào mình. Vi thông cảm và an ủi anh rằng ngôn ngữ không quan trọng, hôm nay anh về đây điều đó chứng tỏ Việt Nam vẫn còn một chỗ rất quan trọng trong trái tim anh. Bỗng dưng Quốc trầm giọng như tâm sự:

- Kỳ này về thăm quê hương anh còn phải hoàn thành một “sứ mạng” khá quan trọng do mẹ anh giao phó!

Chuyện gì thế Vi hỏi. Anh bảo ở Mỹ anh đã quen với nhiều người con gái nhưng để chọn một cô thật sự hợp với mình thật không đơn giản chút nào. Những cô gái Mỹ thì “Mỹ quá“, những cô Việt Nam mới sang Mỹ định cư thì “Việt Nam quá”, còn những cô Việt Nam sanh trưởng ở Mỹ thì đa phần lại “dị ứng” với đàn ông Châu Á. Việc này khiến mẹ anh rất lo lắng nên nhân chuyến về Việt Nam kỳ này bà muốn anh đến “xem mắt” cô con gái rượu của bạn thân mình. Vi cười bảo vậy thì tốt rồi sao thấy anh có vẻ đăm chiêu vậy, Quốc nhăn mặt:

- Nhưng anh không thích có một cuộc hôn nhân mà người khác sắp xếp cho mình như hồi đầu thế kỷ trước. Anh cũng phải cố làm cho mẹ vui rồi từ từ tính tiếp, anh rất thương mẹ vì cả cuộc đời bà đã vất vả cho chồng con!

Bỗng dưng Vi thấy quý mến người thanh niên trước mặt mình, tính cách này không dễ gì tìm thấy ở những chàng trai trưởng thành ở Mỹ, cô nheo mắt tinh nghịch nhìn Quốc nói:

- Anh “cool” lắm thiếu gì cô muốn kết bạn, vả lại anh còn trẻ chán mà!

Quốc cười thật hồn nhiên, bỗng anh đột ngột quay sang hỏi Vi rằng cô đã có người yêu chưa. Vi khẻ gật đầu. Ngay lúc đó có tin nhắn của mẹ, Vi đành phải đứng dậy kết thúc cuộc nói chuyện khá hào hứng với người thanh niên mới quen và không quên chúc anh sẽ tìm được “một nữa của mình”.

Quốc cũng gật đầu bảo:

- Chúc Vi có một kỳ nghỉ hè thật vui với gia đình. Hy vọng chúng mình sẽ gặp lại nhau tại Texas.

Vi cuối đầu chào anh rồi cô chạy nhanh ra cửa, Quốc nhìn theo sực nhớ là mình đã quên xin số điện thoại của Vi để liên lạc khi về lại Mỹ.


C̣n tiếp..



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hatlinh
 member

 REF: 670689
 01/27/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


--

Dallas không lớn như Quốc đã tưởng nên hai năm sau anh đã tình cờ gặp lại Vi vào một buổi chiều tan sở. Vừa ra khỏi chỗ làm trên đường ra bãi đậu xe anh đã dễ dàng trông thấy Vi đang đứng trước building phía đối diện, mái tóc ngang vai, dáng người thanh mảnh, nhẹ nhàng của cô không thể lẫn vào đâu được, có lẽ Vi đang đứng chờ ai đến đón. Quốc thật vui mừng, vội vàng định băng qua đường đến chào cô thì ngay khi đó một chiếc xe sport mui trần trờ tới, một thanh niên Mỹ trắng đã nhanh nhẹn chạy vòng qua mở cửa xe cho Vi bước lên. Quốc khựng lại giây lâu, anh nhìn thấy Vi và người thanh niên hôn nhau vội vã trước khi chàng trai kia phóng xe đi mất. Đây là lần thứ hai Quốc đã vuột mất một cơ hội để làm quen với người con gái mà anh vẫn luôn nhớ đến trong lần tình cờ gặp gỡ tại Nha Trang hôm nào. Vừa đi anh vừa lẩm bẩm số mình chắc không may mắn thì phải, thôi hãy quên cô ấy đi. Thế là kể từ hôm đó thỉnh thoảng Quốc vẫn thấy Vi đứng chờ người yêu bên kia đường nhưng anh cứ lầm lũi đi thẳng. Chẳng hiểu sao Quốc cũng không hề có ý định bước sang chào Vi mỗi khi thấy cô đứng một mình, anh không muốn phá hỏng những giây phút chờ đợi của hai kẻ đang yêu.

Nhưng cuộc đời không dừng lại ở đó bởi cuộc đời vốn là những thay đổi không ngừng nghỉ: hôm nay hạnh phúc ngày mai khổ đau, hôm nay sum họp ngày mai chia lìa. Rồi cũng một buổi chiều sau giờ làm việc Quốc đã gặp Vi trong parking lot, nhưng lần này chính cô là người đã thấy anh trước và chạy đến bắt tay anh reo lên mừng rỡ:

- Trời! Phải anh đây không Quốc?!! Đúng là trái đất tròn nên cuối cùng tụi mình cũng gặp lại nhau. Anh làm việc ở đây hả?

Quốc cũng bỗng nhiên hào hứng không kém:

- Anh làm ở building bên tay trái, còn em, có phải làm ở văn phòng bảo hiểm đối diện kia không?

- Sao anh biết hay vậy?

Quốc hơi bối rối chút nhưng may quá anh liền chỉ bảng tên Vi đeo trước ngực và như sực nhớ ra, anh không muốn bỏ qua dịp may lần nữa:

- Hôm nay Vi có bận gì không hai đứa mình kiếm chỗ nào hàn huyên nhân ngày tái ngộ được chứ?

Vi đã gật đầu ưng thuận và ra ý kiến là hai người đi chung xe để dễ trò chuyện. Quốc không chần chờ giây phút nào anh vội vàng đi về xe của mình, nhanh nhẹn mở cửa cho Vi. Trái tim của Quốc bỗng thấy hồi hộp khôn tả, anh không hiểu sao người con gái này có sức hút anh đến lạ kỳ. Anh đã đã bao lần hẹn hò với nhiều người con gái suốt từ ngày mới lớn đến giờ nhưng đây là lần đầu tiên anh thấy một cảm giác rất lạ đang len lõi trong người. Suốt buổi chuyện trò, anh như người bị thôi miên, anh không biết đây có phải là mơ hay thực khi Vi cho anh biết cô vừa mới chia tay với bạn trai được vài tuần. Cũng từ buổi chiều hôm đó Quốc đã có số điện thoại của người con gái mà anh đã thầm-theo-dõi suốt bấy lâu!

Qua những lần trò chuyện anh hiểu được phần nào về cuộc sống không mấy êm đềm của cô bạn bé nhỏ này. Vi cho biết cô đã ra ngoài sống tự lập từ mấy năm nay vì có quá nhiều mâu thuẫn với bố. Bố cô tuy đã sang Mỹ khá lâu nhưng vẫn khó khăn gia trưởng và bảo thủ, lúc nào cũng đòi hỏi cô phải sống như một người con gái ở Việt Nam hồi thập niên 60 của thế kỷ trước. Ông không cần hiểu và không hề thông cảm là Vi đang lớn lên ở Mỹ, cô muốn định đoạt cuộc đời của mình theo cách của một người thanh niên trong một môi trường hoàn toàn khác với thế hệ của ông 50 năm trước đây. Và thế là giữa bố và Vi liên tục xẩy ra nhiều xung đột, với bố, Vi lúc nào cũng là một đứa con gái bướng bỉnh khó dạy. Không khí trong nhà ngày càng tồi tệ, bố mẹ liên tục cãi vả vì bố cho rằng mẹ đã nuông chiều nên giờ đây Vi đã trở nên hư hỏng, bất trị và là tấm gương xấu cho hai đứa em. Có lần trong cơn giận dữ bố đã thét lên:

- Từ đây đến ngày tao chết, đừng bao giờ để cho tao thấy mặt mày!

Tưởng rằng đây chỉ là những lời nói phát ra trong cơn thịnh nộ của bố, nhưng không, sau đó bố đã hỏi thẳng mẹ giữa Vi và bố mẹ chọn ai. Nếu Vi còn sống trong nhà thì bố sẽ dọn ra ngoài ở để mấy mẹ con “tự xoay sở lấy”! Vi đã lớn và cô biết mình phải làm gì nên quyết định ra đi để mẹ khỏi phải khó xử; mẹ cần một người để nương tựa, hai đứa em của Vi cần một người cha. Sự vắng mặt của Vi đôi khi làm cho cuộc sống của mọi người sẽ tốt đẹp hơn.

Lần đó Vi đã kể trong nước mắt và Quốc đã nắm lấy bàn tay cô xiết nhẹ như chia xẻ một niềm cảm thông:

- Những mâu thuẫn này không chỉ riêng trong gia đình em đâu Vi ạ! Nó xảy ra ở khắp nơi hầu như trong tất cả những gia đình gốc Á. Những xung đột giữa hai thế hệ đã có từ bao đời nay rồi ngay cả trong những gia đình Mỹ cũng vẫn còn những ông bố bà mẹ cứ khư khư muốn con cái sống theo ý mình. Gia đình anh cũng thế thôi nên đến 18 tuổi là anh đã chọn đi học xa nhằm tránh khỏi sự giám sát của ba anh vì ông từng là một sĩ quan, lời ông nói ra như một mệnh lệnh giữa chiến trường. Anh rất thương ba má anh nhưng nếu phải chung sống dưới một mái nhà thì thật không phải là chuyện dễ dàng!!!

Dường như có một sự đồng cảm đặc biệt đã nảy sinh giữa hai người trẻ tuổi có cùng một màu da, cùng một quê hương sinh ra và cùng một đất nước mà họ đã trưởng thành. Họ dễ dàng thấu hiểu cho nhau những khó khăn mà họ gặp phải khi mang tiếng là người Việt Nam nhưng lại rất lờ mờ về nền văn hóa của cha ông mình, thậm chí thứ ngôn ngữ mà họ đang giao tiếp cũng phải vay mượn từ tiếng của người bản xứ vì họ không có khả năng chuyển tải hết những thông điệp bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Cũng từ những lần trò chuyện Vi cho Quốc biết anh là người con trai Việt Nam đầu tiên Vi quen từ xưa đến giờ! Đó chẳng qua do Vi đã thật sự ngán ngẫm cách đối xử của bố, cả đám bạn bè gốc Việt của Vi cũng thế, hầu như đứa nào cũng khổ sở với cha của chúng. Rất nhiều lần cô đã khóc và nói với mẹ rằng:

- Con thề không lấy chồng Việt Nam!

Quốc cũng kể rằng từ sau khi gặp Vi tại Nha Trang đến giờ anh không hề có ý định quen với ai cả, anh đã qua cái thời sôi nổi bồng bột và cũng không có nhiều thời gian để chạy theo những tình cảm “tưởng như thật”. Có lần Quốc nói nữa đùa nữa thật:

- Chắc là anh và em có “duyên nợ”, nếu không thì làm sao chúng mình có thể gặp lại nhau hôm nay!?

Vi cũng thường hay nghe mẹ nói vợ chồng là do duyên và nợ mà hợp thành! Trước đây Vi quen với thanh niên Mỹ họ chỉ nghĩ đơn giản là yêu nhau vì có nhiều điểm tương đồng và chia tay khi không còn hợp nhau nữa! Quốc cũng cho cô biết lần hai người gặp gỡ trong parking lot không phải là lần đầu tiên họ “thấy” nhau mà anh đã âm thầm “theo dõi” cô suốt nhiều tháng trời trước đó, khi cô còn đứng đợi người yêu vào mỗi chiều tan sở. Vi đã tròn xoe mắt hỏi anh:

- Tại sao lúc đó anh không gọi Vi?

Để làm gì, Quốc nói. Vi cúi đầu thầm cảm phục người thanh niên này, anh có một sự chín chắn hơn những người Vi quen trước đây; anh cũng không giống bất kỳ người đàn ông Việt Nam nào mà Vi đã từng biết! Ở anh có sự kết hợp tính cách của một thanh niên được sinh trưởng trong nền giáo dục của người Mỹ và sự hiếu lễ của một thanh niên gốc Việt mà Vi khó tìm thấy ở những ai khác.

Vi và Quốc đã chia xẻ với nhau biết bao là kỷ niệm cùng những khó khăn mà cha mẹ họ đã nếm trải khi mới đặt chân đến xứ sở cờ hoa tưởng chừng như là thiên đường này. Họ cùng nhớ lại những bất đồng ngôn ngữ của những ngày mới đến trường mà những đứa trẻ như họ ao ước muốn hội nhập nhanh chóng nhất; họ cũng đã tận hưởng những món ăn truyền thống Việt Nam ở khắp mọi nơi có cộng đồng người Việt sinh sống. Trước đây, khi quen với bạn trai Mỹ thỉnh thoảng Vi cũng rủ họ đi ăn các món ăn Việt Nam, họ khen ngon rất lịch sự nhưng Vi cam đoan làm sao họ có thể cảm nhận được mùi vị thơm lừng của phở; cái đậm đà của tô bún bò, bún mắm hay sự hấp dẫn của đĩa cơm tấm hoặc ổ bánh mì thịt nguội… mà Vi và Quốc đã được nuôi lớn lên từng ngày.

Những lúc ngồi với nhau tại một quán nước “thuần Việt” Quốc hay gọi cho hai người cà phê “phin”, nhìn từng giọt cà phê đen rớt xuống lớp sữa đặc quánh dưới đáy ly Vi chợt nhớ đến ông Ngoại mình ngày xưa cũng hay uống loại cà phê này mỗi buổi sáng sớm lúc còn ở Việt Nam. Giờ thì ông ngoại Vi đã mất và đứa cháu cưng của ông đã thành kẻ “vô gia đình”, những lúc như thế Vi thấy thật nao lòng chỉ muốn bật khóc. Vi đã tìm thấy rất nhiều sự đồng cảm từ người con trai này, và cũng chính từ Quốc lần đầu tiên cô đã bắt đầu có cái nhìn khác về “người-đàn-ông-Việt Nam” mà lâu nay vốn có quá nhiều thành kiến!

c̣n tiếp...


 

 taolao
 member

 REF: 670707
 01/28/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đừng vơ đủa cả nắm! ai cũng có người tốt người xấu mà. Mong bạn hồi tâm đổi tánh chứ k VN ta triệt ṇi.

 

 huutrinon
 member

 REF: 670732
 01/28/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
---Đúng rồi!...Tác giả bài viết cũng mắc lỗi lầm như fần đông thường làm! Là đi so sánh giai cấp thượng lưu người ngoại quốc với thành fần lao động người Việt! Thảo nào lúc nào cũng thấy người ngoại quốc hơn hẵn người Việt!...Tôi đă từng giao tiếp với giới lao động người ngoại quốc...Có nhiều thành fần cũng thê thảm lắm,các bạn à! Như TaoLao đă nói,cũng tùy đối tương mà thôi...

 

 hatlinh
 member

 REF: 670785
 01/29/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai





Rồi thì tình yêu đến giữa hai người cũng như cây cỏ tự nhiên đến kỳ đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái. Sau hơn một năm hẹn hò và tìm hiểu, họ cảm thấy không thể sống thiếu nhau được nên quyết định đi đến hôn nhân cũng như bất kỳ đôi trai gái khác. Hôm nay, như thường lệ nhân lúc bố đi làm, Vi về nhà thăm mẹ để báo cho bà biết một quyết định rất quan trọng cho cuộc đời mình:

- Mẹ ơi con muốn lấy chồng Việt Nam!

Thật lạ làm sao mẹ Vi không hề ngạc nhiên với quyết định của con gái. Bà chỉ ôn tồn nói:

- Lần đầu tiên con dẫn Quốc về giới thiệu, mẹ đã có linh cảm đây là người đàn ông của con gái mình sau này. Quốc có rất nhiều đức tính mà những thanh niên khác không có mà quan trọng nhất chỉ vì Quốc là người Việt Nam! Đó là cái gì rất vô hình nhưng cũng thật gần gũi với con.

Cô cười bẻn lẻn nói:

- Con chỉ sợ câu”ghét của nào trời trao của đó” mà mẹ vẫn thường trêu con.

Mẹ cô nhẹ nhàng bảo:

- Không có người đàn ông nào đáng ghét cả dù họ là Âu hay Á, Trắng hay Đen, Tây hay Ta con à đừng nói chi họ là người Việt như mình. Tính cách của đàn ông Việt Nam đã bị ảnh hưởng quá sâu nặng của văn hóa Trung Quốc từ bao đời, ra sống ở hải ngoại một số người đã thích ứng với nền giáo dục Âu Mỹ nhưng số khác vẫn giữ nguyên cách dạy con hà khắc của thời phong kiến nên những bi kịch gia đình vẫn còn diễn ra như trong nhà mình. Ngưng một chút mẹ bỗng hỏi Vi:

- Con còn giận bố không?

Vi đã trả lời nhanh hơn bà nghĩ:

- Ngày xưa lúc mới dọn ra ngoài sống con rất hận bố, nhưng giờ thì khác rồi, con không giận bố nữa vì con nghĩ chắc bố cũng có cái lý của bố mà con không thể nào hiểu hết được. Tuy nhiên, con nghĩ mình chỉ nên gặp lại bố khi “đủ duyên” điều đó có thể xảy ra hoặc sẽ không bao giờ xảy ra trong kiếp này mẹ ạ! Nói đến đó Vi không cầm được nước mắt, mẹ ôm cô vào lòng và bảo:

- Con nghĩ được như thế là con đã trưởng thành rồi. Bố không phải là người xấu, bố rất yêu thương con cái nhưng vì quá cố chấp mà bố phải khổ. Nếu biết “buông xả” một chút thì bố đã có một một mái gia đình hạnh phúc với vợ con bên cạnh rồi. Những người như bố họ sống rất đau khổ, hãy thông cảm và thương họ, nếu không biết hướng thượng họ sẽ cứ mãi bị trầm luân trong bể khổ do chính họ tạo ra. Đúng là mỗi con người phải biết “tự mình thắp lấy đuốc lên mà đi” trong đêm dài tâm tối của kiếp nhân sinh này.

Mẹ của Vi là thế! Ở bà Vi học rất nhiều về một triết lý sống rất tự tại và cũng rất nhân bản, ngưng giây lát bà tiếp:

- Mẹ chắc chắn rằng hiện nay con đang rất hạnh phúc. Cái cảm giác này ai cũng đều trải qua khi chuẩn bị đến hôn nhân. Nhưng hạnh phúc vốn rất mong manh, nó không tự nhiên mà có và cũng không tự nhiên mất đi nếu không biết nỗ lực. Con và Quốc đều là những người trưởng thành, đều được giáo dục trong một nền văn hóa ưu việt mẹ mong rằng con sẽ có một cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn mẹ. Tuy nhiên, con cũng đừng quên rằng xã hội càng văn minh càng dễ dàng đưa đến đỗ vỡ hôn nhân vì ai cũng đặt cái tôi của mình lên trên hết. Yêu một người thì con phải biết yêu cả cái tốt lẫn cái xấu của họ, bởi không ai là toàn diện. Trong cuộc sống vợ chồng chắc chắn sẽ xảy ra xung đột, những lúc ấy con hãy cố nhớ đến những điều tốt đẹp thuộc về bản chất của họ mà quên đi những cái xấu nhất thời trong hiện tại.

Chưa lúc nào Vi thấy cám ơn cuộc sống như lúc này vì cuộc sống đã ban tặng cô nhiều thứ trong đó quý giá nhất vẫn là người mẹ mà cô hằng yêu kính. Dẫu cô bị khiếm khuyết tình yêu của bố từ ngày còn bé nhưng Vi cảm thấy vẫn may mắn hơn nhiều người mồ côi không có cả cha lẫn mẹ trên đời. Đây cũng là tính cách lạc quan mà Vi học từ mẹ! Bà luôn đem đến cho người khác niềm tin, niềm vui về cuộc sống dưới lăng kính của lòng vị tha nhưng cũng rất trí tuệ, sâu sắc. Từ ngày Vi dọn ra khỏi nhà chưa bao giờ mẹ trách bố. Mẹ lẳng lặng lo cho Vi từ chỗ ăn ở cho đến học hành, dù phải đi làm tất bật nhưng có chút thời gian rãnh là bà luôn đến thăm Vi không quãn đường xá xa xôi. Nhiều lúc thấy mẹ vất vả, Vi thường bảo mẹ không phải lo cho cô nhiều đến thế đâu. Mẹ chỉ nói:

- Chăm sóc cho con cái không phải là “sở thích”, nó thuộc về bổn phận và trách nhiệm của kẻ làm cha làm mẹ! Khi đem một mầm sống đến với thế giới này mình phải có trách nhiệm với những gì mình đã tạo ra vì không ai có khả năng tự đến đây con ạ! Sau này, nếu may mắn con có một người đàn ông ở cạnh để cùng nuôi dạy con cái thì quá tốt, còn như ngược lại thì chính con sẽ phải vừa làm cha vừa làm mẹ và phải có bổn phận với giọt máu của mình.

Hành trang Vi mang về làm vợ Quốc là tất cả những kinh nghiệm sống mà mẹ đã trao cho cô hôm nay. Vi vẫn còn nhớ như in lời mẹ nói lúc chia tay:

- Mẹ sẽ đứng nhìn hạnh phúc của con, nhưng sẽ luôn bên con khi con gặp những khổ đau.

Sau đó ít lâu, đám cưới của Vi và Quốc đã diễn ra trong không gian thật ấm cúng có hoa hồng và nến, có bánh ngọt và rượu, có cả những nụ hôn lẫn những giọt nước mắt mà người thân và bạn bè đến chúc mừng cho đôi tân giai nhân trong ngày trọng đại này. Vâng! Có đầy đủ tất cả nhưng chỉ thiếu một người duy nhất đã không hiện diện đó là bố của Vi! Thật vậy! Ông đã bỏ quên đứa con gái mà gần hai mươi lăm năm trước đây chính ông đã bồng trên tay khi nó mới lọt lòng chào đời nhưng chỉ vì bản tính cố chấp nên ông đã mất đứa con gái của mình trong chính căn nhà của mình!

Ở đâu đó trên cõi đời này vẫn còn có rất nhiều người cha như bố của Vi, họ đã quên đi một điều rất quan trọng trong cuộc sống này đó là: “Làm người, chỉ biết yêu thương thôi, chưa đủ, mà còn phải biết hy sinh và tha thứ nữa!”



Nước mắt của chúng ta đã và đang đổ dài dọc cuộc hành trình đi tìm tự do suốt gần bốn thập niên qua. Những mất mát và đau thương mà mỗi thân phận người phải gánh chịu là vô cùng, nhưng những “di chứng” của nó vẫn còn tiếp tục để lại qua nhiều thế hệ Việt Nam đang định cư ở hải ngoại.

Chúng ta đã khóc quá nhiều cho quê hương đất nước, cho người thân và bạn bè trên bước đường lưu vong này. Cầu xin cho những giọt nước mắt của cha mẹ và con cái sẽ ngừng tuôn rơi trong mỗi gia đình Việt Nam hôm nay trên quê người!

Ngày Tết truyền thống Việt là ngày gia đình xum họp. Mọi ông bố, dù khó tính đến mấy, cũng mong thấy con cái trở về đông đủ trong ngày Tết. Mong đây là dịp đôi bạn Vi Quốc có thể thấylại niềm vui xum họp với bố mẹ.

Nguyễn Bích Thủy


 

 hatlinh
 member

 REF: 674821
 04/16/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



'Đàn ông Việt là giẻ rách'


Đó là những ǵ tôi đă đúc rút được sau 2 năm làm vợ và từ những người phụ nữ xung quanh tôi. Mẹ tôi, chị tôi và cả những đám bạn gái thân khi lấy chồng đều khổ, đều thiệt tḥi và hi sinh vô nghĩa cho đám đàn ông hèn nhát, vô trách nhiệm.

2 năm bước vào đời làm vợ là những chuỗi ngày chán chường, thất vọng về một người chồng kém cỏi, thiếu bản lĩnh, ích kỉ.

Bố tôi lấy vợ hai, mẹ tôi chỉ có ḿnh tôi là con nên khi đi lấy chồng bà chỉ có một nguyện vọng duy nhất là vợ chồng tôi sống cùng. Tùng, chồng tôi xuất thân ở một vùng quê nghèo, nhà lại đông anh em nên việc thuyết phục anh ở rể cũng không quá khó khăn đối với tôi.

Mẹ tôi muốn tạo sự thoải mái cho con rể nên chiều từng li từng tí và sống khéo léo để chồng tôi không phải nghĩ ngợi ǵ khi mang tiếng ở rể nhà vợ. Nhưng chồng tôi tỏ ra chẳng biết điều, được đằng chân lân đằng đầu. Đi làm về lắm lúc anh chẳng thèm chào hỏi mẹ vợ lấy một câu dù bà ngồi xem tivi ở pḥng khách. Ăn uống th́ anh luôn tỏ ra cảnh vẻ, hết chê món này mặn, món kia nhạt dù mẹ tôi đă rất cố gắng ḱ công nấu nướng.

Là người đứng giữa nên tôi rất khổ tâm. Nếu có góp ư th́ anh gạt đi bảo rằng xem mẹ vợ như mẹ đẻ th́ anh mới tỏ thái độ "thật thà" như thế. Người cùng một nhà cả mà. Mẹ tôi tuy rất buồn ḷng nhưng luôn nhẫn nhịn cho êm ấm cửa nhà.

Lấy nhau hơn năm tôi mới dính bầu. Vui v́ sắp được làm mẹ nhưng buồn v́ dường như khoảng cách giữa tôi và chồng ngày càng xa. Càng ngày Tùng càng ham chơi, thích tụ tập đàn đúm với bạn bè. Ngày nào cũng 9,10g tối mới đi làm về, người nồng nặc mùi bia, rượu.

Ngoài những tật xấu trên, chồng tôi c̣n nghiện game nặng và thường chơi thâu đêm. Trong một đêm khó ngủ, tôi tỉnh dậy th́ thấy màn h́nh máy tính của chồng có cô nàng khỏa thân đang uốn éo đủ mọi tư thế đầy gợi dục. Chồng tôi lúc này đang ở trong nhà vệ sinh.


Ảnh minh họa


Đọc đoạn chat giữa hai người tôi mới biết chồng với cô gái kia đang chat sex. Có vẻ như họ đă có quan hệ với nhau khá lâu, thậm chí trước thời điểm tôi mang thai. Vừa lúc đó chồng tôi bước vào, mặt anh biến sắc và tắt máy ngay lập tức. Tôi tra hỏi và dọa sẽ báo cho bố mẹ hai bên biết th́ Tùng qú xuống xin tôi tha thứ. Anh ta viện lí do vợ thai nghén nên mới t́nh tang bên ngoài cho đỡ bức bối trong ḷng. V́ đang bụng mang dạ chửa nên tôi không muốn làm ầm ĩ mọi chuyện. Nhưng bắt đầu từ thời điểm đó tôi hoàn toàn mất niềm tin vào chồng.

Vào một ngày thứ Bảy, Tùng ăn mặc đẹp và bảo rằng đi họp lớp đại học. Đến tối muộn anh gọi điện cho tôi bảo rằng đang ở Hải Pḥng và say quá nên đành phải ngủ lại nhà bạn. Khi nói chuyện điện thoại tôi c̣n nghe giọng mấy cô gái nhơng nhẽo, ḍ hỏi th́ anh bảo mấy cô bạn cũ trêu chọc. Cả đêm đó tôi không tài nào ngủ được và cảm thấy ḿnh như ngồi trên đống lửa. Gọi cho Tùng th́ anh tắt máy. Tôi nghĩ đủ thứ và tưởng tượng ra cảnh anh đang lên giường với một cô gái nào đó. Tôi đếm từng phút chờ anh về để hỏi cho ra nhẽ mọi chuyện. Tôi không tin đây là cuộc họp lớp.

Sáng hôm sau khi anh về tôi tra vấn th́ anh cáu gắt bảo tôi vu oan cho chồng. Anh chẳng thèm để ư đến tôi đang bụng mang dạ chửa, mắt thâm quầng v́ cả đêm không ngủ. Không kiềm chế được bản thân, tôi điên tiết gào lên: "Nhà cửa anh cũng chưa tự mua được, vợ con cũng không phải nuôi. Anh sung sướng quá rồi rửng mỡ, vô trách nhiệm". Anh trừng mắt định đánh tôi nhưng ngay lúc đó mẹ tôi xuất hiện. Bà bảo anh nên xem lại ḿnh và hăy biết thương vợ con. Anh mặc kêu tôi than văn, khóc lóc cũng không thèm đếm xỉa đến lời khuyên răn của mẹ vợ và thản nhiên đi tắm.

Khi anh bước từ pḥng tắm ra, tôi ném vào mặt anh tờ đơn li hôn đă chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước. Tôi dám chắc anh sẽ không dám kí v́ một người như anh có nằm mơ cũng không thể lấy được người vợ như tôi. Thế nhưng khác với phán đoán của tôi, anh kí roẹt một cái mà không thèm suy nghĩ. Sau đó anh lấy xe đi đến tận ngày hôm sau mới vác mặt về nhà.

Nghe lời khuyên của mẹ và bản thân tôi sau khi nghĩ lại cũng thấy ḿnh quá dại dột, vội vàng nên đă nhắn tin cho anh để xin lỗi và hi vọng anh v́ con mà nghĩ lại. Tôi hoàn toàn bất ngờ, đau đớn, thất vọng khi anh nói: "Mặc xác mẹ con cô, từ nay tôi và cô coi như người dưng, mọi chuyện chờ ṭa giải quyết, để cho tôi được yên. Tôi chán cô đến tận cổ rồi".

Đàn ông Việt là thế đấy, họ rặt giống nhau, cũng như bố đẻ tôi đă từng ruồng rẫy mẹ con tôi và giờ là đến chồng tôi. Họ chẳng thèm quan tâm đến cốt nhục, họ chỉ cần thỏa măn cái tôi tự cao tự đại, cái tôi ích kỉ cá nhân. Họ chỉ biết đè đầu cưỡi cổ đám đàn bà thấp cổ bé họng.

Bây giờ tôi nghĩ thoáng hơn, tôi sẽ nuôi con một ḿnh mà không cần đến người chồng bội bạc, vô tâm kia. Tôi sẽ sống thật tốt mà chẳng cần phụ thuộc bất cứ người đàn ông nào nữa.

Tất cả chị em chúng ḿnh những ai đang bị đàn ông Việt đàn áp, bóc lột th́ hăy lên tiếng và hăy tự giải thoát cho chính ḿnh trước khi quá muộn.


Gửi từ bạn đọc Thùy Dung
megafun


 

 hatlinhh
 member

 REF: 677893
 06/16/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Việt Ḱu: Nỗi buồn biết tỏ cùng ai.




Khổ sở v́ làm .....VIỆT KIỀU!
Có ai bị rơi vô hoàn cảnh này không?



1 - Có một chuyện không công bằng: về VN tất cả chi phí cho gia đ́nh như đi du lịch, ăn uống Việt kiều phải lo, khi có cơ hội người VN qua ngoại quốc th́ Việt kiều cũng phải bao hết. Ở VN bạn không chỉ bao cho người nhà mà c̣n bao cho cả bạn bè người nhà nữa. Khi bạn mời tiệc, người nhà dắt cả làng tới tham dự rất tự nhiên như người Hà Nội, có ai thắc mắc, câu trả lời rất đau ḷng “Tiền Việt kiều mà, ngu ǵ mà không ăn”.

2 - Anh Tấn gửi tiền xây nhà cho mẹ ở miền quê vùng sông Hậu. Nhà xây xong mẹ gửi thư qua xin thêm tiền gắn máy lạnh. Anh thắc mắc tại sao nhà mẹ ở ngay bờ sông quanh năm gió mát trăng thanh, tại sao phải gắn máy lạnh. Anh phôn về hỏi cho ra lẽ. Cô em gái nhanh nhẩu trả lời: Mẹ bị huyết áp cao, và thấp khớp, bác sĩ nói phải ở nhà có máy lạnh th́ mới khoẻ. Thương mẹ Tấn lại phải vay mượn để gửi tiền cho mẹ mua máy lạnh. Mẹ và em gái đâu có biết Tấn đang ở ké garage với người bạn. Trời nóng như lửa Tấn chỉ dám xài quạt máy mua từ chợ trời. Cuối năm Tấn về thăm nhà thấy mẹ ḿnh nằm trên cái giường ngay pḥng khách. C̣n pḥng ngủ có máy lạnh trên lầu vợ chồng cô em gái đă chiếm. Thấy vậy anh hỏi tại sao không để mẹ ở trên lầu. Em gái anh trả lời : mẹ bị huyết áp cao lên xuống nguy hiểm? Tấn tức quá kêu thợ tới đem máy lạnh trên lầu xuống gắn nhà dưới cho mẹ. Khi về Úc mấy ngày em gái anh gọi qua nói: “Vợ chồng em phải lên thành phố làm ăn, nên không có người chăm sóc mẹ, em đă kiếm người chăm sóc mẹ, ḿnh phải trả cho người ta 100.000 đồng một ngày. Anh có nhiệm vụ gửi tiền về cho mẹ. Mấy tháng sau mẹ anh chết, dĩ nhiên anh phải lo tiền gửi về lo tang lễ cho mẹ. Anh muốn về lắm nhưng không c̣n chỗ nào cho mượn tiền để mua vé máy bay, căn nhà anh xây cho mẹ bây giờ em gái anh lấy không.

3 - Anh bạn tôi c̣n bà chị ở VN, muốn tạo công việc cho chị ḿnh làm ăn. Sau khi t́m hiểu kỹ càng anh bạn gửi tiền cho chị mua một xe Mercedes 24 chỗ. Từ ngày có xe bà chị làm ăn khấm khá. Xe chạy có tiền bà chị giữ, chi phí cho xe như tiền bảo hiểm, tiền bảo tŕ, anh tiếp tục chi viện. Đối với anh, số tiền chi phí ấy coi như quà cho chị hàng năm. Rồi một hôm vận xui tới, tài xế xe của bà chị gây tai nạn chết người. Bà chị bị CA mời lên làm giấy tờ, bà chị sợ quá khai chiếc xe này của người em bên Úc bỏ tiền mua.. Công an VN nhân cơ hội ghi vào hồ sơ : “Xe Việt kiều gây tai nạn chết người”. Sau đó giữ xe và yêu cầu bà chị mời anh Việt kiều Úc về VN lên CA huyện lănh xe ra. Bà chị gọi điện thoại qua cho em. Người em vội vă bay về VN lên gặp CA Huyện. CA Huyện niềm nở đón tiếp và cho biết t́nh trạng xe cộ cũng như tai nạn, CA đề nghị nộp $30.000 gồm tiền bồi thường cho nạn nhân, tiền phạt lái xe gây tai nạn và giữ xe một tháng. CA giữ passport và yêu cầu anh điện về Úc xắp xếp gửi tiền qua để lấy xe. Trong thời gian chờ đợi CA cấp cho anh một giấy đi đường thay passport và visa để anh tiện đi lại ở VN.

Chuyện đến lúc này mới vỡ lẽ: V́ thương bà chị, anh bạn đă giấu vợ rút sổ băng $70.000 gửi cho chị mua xe. Nay không biết lấy đâu ra $30.000, thôi đành liều, anh gọi về vợ và nói rơ sự thật. Sau khi nghe chồng xưng tội. Bà vợ không bắt lỗi nhưng yêu cầu việc đền tội: “Tôi rút tiền gửi cho anh $30.000 để anh lấy xe ra, khi anh về Úc làm thủ tục ly dị và bán nhà”. Kết quả anh bạn tôi bây giờ “Độc thân tại chỗ” và không có tiền.

4 - Cô Nga người Rạch Giá ra đi t́m tự do bỏ lại người anh trai yêu quư. Sau 6 năm xa quê hương, nay cô về thăm lại mồ mả cha mẹ, ông bà, thăm lại người anh yêu quư. T́nh cảm ông anh dành cho cô em qua nhiều lá thư thật là thống thiết. Ông kể lại cái thời c̣n thơ ấu chính ông là người cơng em mỗi sáng qua cây cầu khỉ tới trường. Hàng tháng cô em đều gưỉ tiền về cho anh và các cháu. Người anh trai thư qua lần nào cũng đều nói em đừng gửi tiền về cho anh, hăy lo cho bản thân v́ anh không ở gần em để chăm sóc cho em. Nhưng chưa bao giờ cô em thấy tiền gửi đi mà quay lại. Cô biết tính anh ḿnh mà.. thế rồi hôm nay cô khăn gói về VN theo lời mời của ông anh “Em sắp xếp về VN một chuyến, hôm nay nhà nước mở cửa đón Việt kiều, anh em ḿnh lâu lắm không gặp nhau, không biết em gái anh bây giờ tṛn hay méo”. Thật là t́nh cảm thiêng liêng, muốn biết em gái ḿnh bây giờ tṛn hay méo th́ hỏi thằng em rể th́ biết ngay...Gia đ́nh anh hai lên SG trước một ngày để hôm sau đón em gái. Ngày trở về thăm quê hương của cô em gái được tỗ chức linh đ́nh, giống như đón tiếp một vị nữ hoàng. Cô em gái bẽn lẽn khi ông anh ôm chặt lấy ḿnh rồi hôn má, cử chỉ tây phương không biết ông anh học được lúc nào mà tỏ ra thành thuộc. Qua bao lần ôm các em trong quán “bia ôm” đă tạo cho ông anh lịch lăm và tự nhiên, nên khi gặp em ḿnh ông càng tự nhiên và chứng tỏ với em gái ḿnh cái văn minh không phải chỉ tây phương mới có. Cái bẽn lẽn vội qua đi nhường cho sự kiêu hănh của một Việt kiều về nước khi được đón tiếp long trọng như vậy. Đâu ai biết được cô em gái cũng như bao nhiêu phụ nữ khác ở Úc ngồi may thâm cả đít để có tiền lo cho cuộc sống và giúp đỡ gia đ́nh bên VN.Hai tuần lễ ông anh đưa em gái đi thăm khắp nơi, giới thiệu em ḿnh với mọi người: “Em gái tôi, bà chủ hăng may thời trang lớn bên Úc”. Cô em gái khi nghe giới thiệu ngượng ngùng muốn đính chính, nhưng ông anh hiểu ư nói đè qua chuyện khác.. Một buổi chiều ông anh nói với em “Chiều nay anh sẽ đưa em đi thăm vùng lấn biển, anh dự trù mua vài lô, chỉ cần 1 năm sau là giá gấp đôi. Thằng bạn anh năm ngoái mượn tiền mua 2 lô, năm nay nó bán một lô, tiền lời đủ chi trả cho cả hai...” ngay chiều hôm đó hai anh em đi thăm đất, và quyết định mua 4 lô. Ông anh tạm thời đứng tên dùm, khi nào nhà nước cho Việt kiều đứng tên th́ sẽ sang tên cho em.Cô em gái về Úc bàn với chồng gom hết vốn liếng gửi về cho anh trai để mua đất. Từ đó mỗi lần cô em gái gọi điện thoại về VN hỏi thăm, ông anh trai đều báo tin vui v́ giá đất tăng. Một năm sau, cứ theo thông báo gía đất lên của ông anh th́ anh em ông ta đă kiếm lới gấp đôi. Cô em bàn với chồng quyết định bán 3 lô để thu tiền về c̣n một lô th́ tặng lại ông anh. Nhưng mua th́ dễ, bán th́ khó, nhất là người đứng tên sổ đỏ là ông anh chứ không phải cô.. Thấm thoát đă 8 năm tôi gặp lại cô Nga và hỏi thăm về vụ đất đai, được cô ta cho biết: Ông anh đă lừa chiếm đoạt hết bốn lô đất không hoàn trả lại vốn cho cô ta dù chỉ một đồng.Chuyện cô Nga là một trong muôn vàn câu chuyện đau ḷng. H́nh như tất cả mọi hoạt động của người trong nước phần lớn là t́m cách làm sao cho tiền trong túi Việt kiều chạy vào túi ḿnh. Người ta không ngại dùng mọi thủ đọan để lừa nhau, người ta không c̣n phân biệt cha mẹ, anh em, bà con, có cơ hội là ra tay.

5 - Tôi c̣n nhớ cách đây 8 năm có một lần tôi nhân được thư của mấy cháu con bà chị gửi qua, nội dung như sau:
“Cậu à, mẹ và tụi con suy nghĩ và quyết định sẽ mua cái nhà của anh Tư, anh Tư sẽ đi Mỹ tháng tới. Anh sẽ không mang tiền đi. Khi anh Tư qua bên đó cậu sẽ trả dùm cho tụi con. Giá nhà anh Tư hiện tại là 120.000 USD, nhưng anh để lại cho tuị con 80.000 USD. Rẻ lắm đó cậu... Cậu giúp mẹ và tụi con nhé..”Đọc thư, tôi tá hoả tam tinh như người trúng gió. Tôi không biết chị tôi và mấy cháu nó nghĩ sao mà tỉnh bơ viết thư như vậy. Trước nhất mấy người nghĩ là tôi có nhiều tiền lắm, thứ hai tự quyết định và kêu tôi thi hành. Khi nhận được thư tôi trả lời “tụi con lo một nửa c̣n một nửa cậu sẽ trả góp cho anh Tư mỗi tháng 500 USD cho đến khi hết.”Thư gửi đi nhưng không có hồi âm và coi như chuyện quyết định mua nhà ch́m vào quên lăng. Sau đó cháu tôi có xin tiền mua xe Honda, tôi hỏi giá bao nhiêu, cháu tôi nói giá khoảng $4000. Tôi đă gửi cho nó đủ $4000. Nhưng lần về kế tiếp tôi khám phá ra nó đă nói dối, v́ xe Honda nó mua chỉ có $2500 thôi. Bốn ngàn Úc Kim có lẽ nó tính luôn tiền xăng.

6 - Anh bạn tôi về VN thăm gia đ́nh, quê hương là chùm khế ngọt, anh về VN ăn bưởi ăn cam chứ không ăn khế. Lúc đầu về thăm gia đ́nh, lần thứ hai về làm ăn, đặt hàng “sản xuất ở VN”, lần thứ ba anh về VN nhập cảng cả cô chủ trẻ, con ông giám đốc hăng đóng bàn ghế. Anh bảo lănh cô chủ trẻ qua Úc du lịch tham quan..Dĩ nhiên hàng hoá th́ anh ta tŕnh làng với vợ, c̣n hàng “độc” anh cất giữ tại hotel. Xui cho anh, cái hôm anh dắt cô chủ nhỏ tham quan thành phố bị vợ anh bắt gặp. Thế là “tan hàng”. Vợ anh thâu tóm tất cả, c̣n anh chỉ c̣n lại những ǵ mà mẹ anh cho anh khi mới sinh anh ra. Cô chủ nhỏ cũng chia tay anh quên cả bye bye.

7 - Tội nhất một người bạn đang làm ngành “finance”, về VN bị tiếng sét ái t́nh đánh quá mạnh, đến nỗi trong lúc đang ôm ấp người đẹp, th́ xuất hiện một tên đàn ông xưng là chồng cô gái, hắn bắt anh phải biết điều nếu không sẽ giết chết anh. Sau khi trấn lột anh hắn xô anh xuống lầu, anh rơi trúng băng ghế xi măng lề đường bể đầu. Anh được đưa vào nhà thương VN cấp cứu. Kết quả khi anh được chuyển về Úc, anh trở thành “người gỗ” muôn đời.Có nhiều người khoe “ḿnh có số đào hoa”, về VN có nhiều em theo, thậm chí c̣n tỏ ra ḿnh thật thà “tôi có nói cho em biết là tôi có gia đ́nh”, nhưng em nói “không sao làm người t́nh của anh là đủ rồi”. Thật tôi không hiểu sao ông bạn tôi thật thà như vậy. Đàn bà ở VN cần cặp với đàn ông có vợ, chứ đàn ông không vợ, họ không cần. Lư do dễ hiểu “có vợ, ly dị vợ mấy hồi”. Khi cá đă cắn câu rồi, lúc đó mới giựt. “anh à em cần mấy ngàn,..” em cần mua xe máy.. em cần tiền sửa nhà..”, rồi anh ơi em có bầu...thế là xong... c̣n đàn ông không có vợ hay vợ ly dị là đàn ông có vấn đề, không có tiền, không có tài sản, đàn bà VN không cần loại đàn ông đó. Ông bạn thật thà của tôi chắc sẽ được Chúa ban cho Thánh Giá trong một ngày rất gần..


Nguồn: vitalk



 

 lynhat
 member

 REF: 677919
 06/17/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Việt Ḱu: Nỗi buồn biết tỏ cùng ai.
Nguồn: vitalk



Mỗi người đều có 101 hoàn cảnh khac nhau!

Nói tóm lại, tất cả đều có liên quan dến tiền bạc.


 

 hatlinh
 member

 REF: 677962
 06/17/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Hehehe .. Có tiền là có tất cả
Không tiền .. chẳng bóng ma nào nh́n.

Tất cả cũng chỉ v́ tiền tiền .. hihic.


 

 lynhat
 member

 REF: 677972
 06/18/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tiền cũng gần giống như không khí!

Thiếu không khí, người ta sẽ chết.

Thiếu tiền, người ta cũng sẽ gần chết.


 

 hoami09
 member

 REF: 678035
 06/18/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Từ ngày thằng Tàu khựa nó cắm giàn khoan vào sát bờ VN ta, các cái lũ con ông cháu cha cùng tụi tư bản đỏ đang ráo riết nâng giá Việt Kiều lên ḱa.

Ai có quốc tịch ngoại, có công ăn việc làm, c̣n độc thân, ở các nước đế quốc như Anh Pháp Mỹ Đức sẽ được gạ lấy vợ lấy chồng, với giá là 50.000 Euro. Sau vài năm, cái người được lấy đó sẽ ly dị và về VN đưa con đàn cháu đúm sang.

Tiền chùa mà, mua cái băi đậu an toàn dễ ẹc...hề hề


 

 taolao
 member

 REF: 678037
 06/18/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Thôi th́ ngậm dấm nuốt cay đi chứ than thở cùng ai bây giờ.

 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network