Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ”(ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 77230
 02/10/2014



“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ”(ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Cùng với những di ngôn của Tổ tiên coi trách nhiệm ǵn giữ giang sơn của Tổ quốc là trách nhiệm truyền đời của mọi con dân nước Việt bất kỳ ở thời đại nào, tôn thờ học thuyết hay tôn giáo nào cũng đều là hệ trọng hơn cả.

Trong lịch sử và tâm thức người Việt chỉ một chút luỵ bước trước ngoại bang đều bị lên án. Bài học đặt ngai vàng ḍng họ lên trên nền tự chủ quốc gia như tập đoàn Lê Chiêu Thống muôn đời bị coi là vết nhơ trong sử sách. Những lầm lỡ trong đối sách với ngoại bang để mất đất vào tay quân xâm lược như Thượng thư Phan Thanh Giản, dù có tự xử bằng tính mạng của ḿnh th́ ngay cả với một người vốn được trọng vọng v́ học vấn và sự thanh bạch cũng không dễ được người đời sau chiêu tuyết.
V́ thế mà nỗi nhức nhối xảy ra từ bốn thập kỷ trước (1974) liên quan đến cuộc xâm lăng của quân đội Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa càng ngày càng làm sâu sắc hơn bài học giữ nước mà ông cha ta đă đúc kết không chỉ là sức mạnh của tàu bè, vũ khí mà quan trọng hơn hết lại chính là sự đoàn kết, tụ tâm của toàn dân.

Dù 40 năm qua, Trung Quốc đă chiếm đóng, đă lập thành một thành phố với bao nhiêu thủ đoạn để biến một chuyện “đă rồi” từ cái lư của kẻ mạnh thành chủ quyền “cốt lơi” th́ không chỉ trong kư ức mà trong cả tâm thức của người Việt Nam, măi măi Hoàng Sa vẫn là một di sản thiêng liêng của Cha Ông, một bộ phận thiêng liêng của lănh thổ của quốc gia Việt Nam hiện tại.

Cho dù sau khi chiếm đóng, Nhà nước Trung Quốc đă huy động nhiều nguồn tài lực và học giả, để cố chứng minh quần đảo Hoàng Sa (và cả Trường Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc th́ cuộc động binh xâm lược cách đây 40 năm tự nó đă là một sự thật phơi bày mà toàn thế giới được chứng kiến. Và việc Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sau này bê nguyên cái di sản của Nhà nước Trung Hoa Dân quốc tự vẽ vào năm (1948), vào thời điểm sắp bị trục ra khỏi đại lục trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng, làm cơ sở để biện bác cho hành động xâm lược của ḿnh khi đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, cũng như những hành động bằng vũ lực chiếm đóng một số đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa sau đó, chỉ càng cho thấy tính phi lư của một quốc gia chỉ cậy ḿnh là nước lớn hành xử bất chấp sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế.
Là quốc gia có một nền văn minh lớn, sở hữu một di sản thư tịch cổ phong phú thuộc bậc nhất hoàn cầu, nhưng phía Trung Quốc cho đến nay vẫn không thể đưa ra được những bằng chứng lịch sử xác đáng mà chỉ đưa ra những khẳng định mơ hồ không đủ sức thuyết phục.
“Di vật chí” là bằng chứng thư tịch được Trung Quốc cho là tài liệu thành văn xưa nhất từ thời Đông Hán (23 - 220), như tên gọi chỉ là một sách chép những “vật lạ” trong đó có ḍng viết về vùng biển “Trường Hải” nào đó có nhiều đá ngầm gập ghềnh, lúc nước cạn th́ đá có tính nam châm (Trường Hải kỳ đầu thuỷ thiển nhi đa từ thạch), để rồi vận luôn “Trường Hải” chính là Tây Sa và Nam Sa (theo địa danh của Trung Quốc dùng để chỉ Hoàng Sa và Trường Sa).
Rồi họ buộc phải dùng cả loại sách viết về những việc nằm ngoài biên cương của ḿnh như “Lĩnh ngoại đại đáp” của Chu Khứ Phi viết vào đời Tống (960 - 1279) nói về các vùng lănh thổ mà Trung Quốc tự cho là “chư phiên” để coi các nước đó cũng là “chư hầu” của ḿnh, như “Giao Chỉ”, “Chiêm Thành” hay “Chân Lạp” để chứng minh những ǵ liên quan đến các nước này, trong đó có cả các quần đảo ở ngoài Biển Đông mà họ gọi là “Trường Sa Vạn lư Thạch đường” đến bấy giờ vẫn là của Trung Quốc.

Họ bất chấp hiện tại các địa danh ấy ngày nay đă là một bộ phận của một quốc gia độc lập có chủ quyền, có quan hệ ngoại giao đầy đủ với Trung Quốc, thậm chí đang có mối quan hệ chiến lược, cùng chung “16 chữ vàng” cũng như “bốn tốt” và quốc gia ấy đang tồn tại độc lập trong cộng đồng quốc tế là Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam. Tư duy Thiên triều không lẽ vẫn c̣n tồn tại trong một quốc gia đang trỗi dậy nhưng đă trở thành một cường quốc quan trọng đ̣i hỏi có một tinh thần trách nhiệm tỉ lệ thuận với vị thế ấy!

Sách này viết vào đời Tống, nhưng ai đọc sử của cả Trung Quốc và Việt Nam đều biết rằng, nhà Tống ở Trung Hoa được lập vào năm 960, th́ từ trước đó hơn hai thập kỷ, năm 938 sau Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền th́ nền tự chủ của Đại Việt đă được xác lập trên nền tảng một quá tŕnh đă diễn ra từ trước đó gắn với tên tuổi của Khúc Thừa Dụ (905), rồi Dương Đ́nh Nghệ (931)... Và nếu ngược xa hơn nữa, trước khi bị đế chế Hán xâm lược và đô hộ nước ta trong hơn một thiên niên kỷ, th́ dân tộc ta đă có cả một thời dựng nước vẻ vang gắn liền với thời đại các Vua Hùng.
Đáng tiếc là tư duy tự cho ḿnh là “thiên triều”, “bá chủ” của thời quân chủ vẫn tồn tại nước Trung Hoa hiện đại để coi sự đô hộ của ḿnh đối với các quốc gia khác trong quá khứ xa xưa vẫn là căn cứ để khẳng định chủ quyền của ḿnh ở thế kỷ XXI này đối với Biển Đông? Đă có một học giả Trung Quốc hiện đại, ông Lư Lệnh Hoa thuộc Trung tâm Thông tin Hải Dương của quốc gia này đưa ra nhận xét: “Nói đến quyền lợi ở Nam Hải, chúng ta (tức của Trung Quốc - DTQ) thường thích nói một câu là: Từ xưa đến nay thế này, thế nọ, có lúc hứng lên c̣n thêm vào hai chữ “thiêng liêng”... nhưng chứng cứ thật sự có tính thuyết phục chính là sự kiểm soát thực tế. Anh nói chỗ đó là của anh, vậy anh từng quản lư nó chưa? Người ở đó đă từng phục tùng sự quản lư của anh không?
Có phải người khác không có ư kiến ǵ không? Nếu đáp án của những câu hỏi đó đều là “có” th́ anh thắng là điều chắc, ở Nam Sa (tức Trường Sa - DTQ) chúng ta không có được điều đó...”. Học giả này c̣n chủ động đưa ra những bằng chứng để chứng minh rằng, cho đến đời Thanh th́ Trung Quốc chưa hề thực thi quyền quản lư tại những quần đảo này và trái lại, Việt Nam đă thể hiện được cái quyền đó từ trước. Các tấm bản đồ xuất bản cho tới triều nhà Thanh cũng cho thấy điều đó...
Ngay công tŕnh khảo sát đảo Phú Lâm (mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) trong Quần đảo Hoàng Sa bị quân đội Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956 (vào thời điểm quân Pháp vừa chịu thất bại trên chiến trường Đông Dương) đă ghi nhận rằng, tại đó đă có một ngôi chùa của người Việt Nam dựng từ thời Minh Mạng. Đó cũng là điều mà bộ chính sử “Đại Nam Thực lục” của triều Nguyễn ghi rất rơ việc người đứng đầu triều đ́nh Việt Nam giao cho Bộ Công và huy động tài lực của hai tỉnh B́nh Định và Quảng Ngăi đưa người và vật liệu ra đảo để xây dựng.
Trong khi đó, những bằng chứng thể hiện chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử có thể thấy được qua rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Từ những ghi chép trên hải tŕnh, bản đồ của các tàu biển của phương Tây đi lại trên tuyến đường hàng hải tấp nập đi lại trên hành lang rất an toàn so với tŕnh độ hàng hải thuở đó, được tạo nên bởi bờ biển “Cochinchine” (Đàng Trong - dọc biển các tỉnh Nam Trung Bộ) hoặc trước đó là “Ciampa” hay “Campa” (Chiêm Thành) ở phía Tây và các đảo dải san hô có tác dụng chắn sóng của các quần đảo nay được Việt Nam định danh là Hoàng Sa và Trường Sa, mà người Tây phương ghi chú trên bản đồ là “Spratly” và “Paracel”.

Mọi ghi chép từ quan sát cho đến việc phải thực thi những giao dịch đều liên quan đến các cơ quan quản lư của Nhà nước Đại Việt của thời Lê và sau này là Đại Nam của triều Nguyễn... Ai cũng biết, chỉ một bạn trẻ đang học tập tại Mỹ, v́ tinh thần yêu nước, chịu t́m ṭi trong các thư viện, các cơ quan lưu trữ cũng có thể phát hiện và đóng góp cho đất nước rất nhiều bản đồ cổ có xuất xứ từ nhiều quốc gia minh chứng về sự gắn bó với nước ta từ xa xưa.

Trong khi đó, những thư tịch của Việt Nam, đặc biệt từ thời Lê về sau này rất phong phú. C̣n trước thế kỷ XV th́ đa phần thư tịch hay các bằng chứng khác đă bị giặc Minh tàn phá, thủ tiêu hay đưa về Trung Quốc trong hai thập kỷ đô hộ Đại Việt. Từ những bản đồ (cho đến nay được coi là sớm nhất c̣n giữ được) trong sách “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” được Đỗ Bá soạn vẽ ở cuối thế kỷ XVII với địa danh viết bằng chữ Nôm là “Băi Cát Vàng” cho đến những đoạn ghi chép rất cụ thể trong sách “Phủ Biên tạp lục” của Lê Quư Đôn (thế kỷ XVIII).
Có nhiều văn bản gốc hay các đoạn viết trong thư tịch, những chỉ lệnh của các chúa Nguyễn hay sau này là triều đ́nh Huế giao cho các ngư dân hay các đơn vị đi biển ở các địa phương theo lệnh triều đ́nh ra hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Rồi bộ địa chí của triều Nguyễn, bản đồ thời Minh Mạng... cũng như sau này là các văn bản pháp lư của chính quyền thuộc địa, các chế độ chính trị kế tiếp quản lư vùng lănh thổ này như chính thể Quốc gia của Bảo Đại hay chính thể Việt Nam Cộng hoà thể hiện quyền quản lư thực tế hai quần đảo này một cách liên tục, trong đó có nhiều hoạt động được đăng kư với các tổ chức quốc tế như hải đăng, các trạm vô tuyến hàng hải, khí tượng... Và từ sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975 - 1976) là Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với một cách tiếp cận khác, có cả những tài liệu do chính người Trung Quốc viết trong đó lại xác nhận chủ quyền của Việt Nam ví như sách “Hải ngoại kư sự” của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán viết từ cuối thế kỷ XVII (1695) cũng đă thuật lại những điều ḿnh đă chứng kiến khi đến nước ta. Đó là việc các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đă tổ chức các đội thuyền binh ra Hoàng Sa và Trường Sa (gọi chung là “Vạn Lư Trường Sa” tựa như bản đồ thời Minh Mạng ở đầu thế kỷ XIX) để “thu lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền hư hỏng dạt vào” rất khớp với những ǵ thư tịch Việt Nam đều ghi chép lại...
V́ vậy mà những ǵ đă diễn ra trên Biển Đông với lối “cả vú lấp miệng em” hay “lấy thịt đè người” qua những hành động dùng vũ lực thô bạo xâm lược rồi chiếm đóng lănh thổ do nước khác đă quản lư, trong đó có sự kiện Hoàng Sa cách đây 40 năm cũng là những ǵ Trung Quốc hiện tại đang tiếp tục hành xử trong khi vẫn luôn nói về Luật Biển, thương lượng hay tôn trọng xây dựng các cam kết khu vực.
40 năm qua với những ǵ diễn ra trên Biển Đông cho tới ngày hôm nay, đặc biệt là với những diễn biến nguy hiểm từ việc sử dụng sức mạnh vũ lực tiếp tục xâm lược và chiếm đóng một số ḥn đảo ở Trường Sa, trong đó có sự kiện chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam (1988), cũng như những diễn biến gần đây trong việc cụ thể hoá “cái lưỡi ḅ” mơ hồ bằng những đ̣i hỏi rất cụ thể và thô bạo cho rằng đó là biện pháp để thể hiện chủ quyền “cốt lơi” của ḿnh, mà mới đây nhất là bắt ngư dân các nước phải xin phép chính quyền Trung Quốc một cách ngang ngược và phi lư... càng làm cho nhân dân ta củng cố lại những nhận thức lịch sử.
Ư chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cũng như thể hiện ḷng mong muốn xây dựng sự hoà hiếu với mọi quốc gia, đặc biệt là với Trung Quốc vốn có nhiều hệ luỵ lịch sử, đưa ra những giải pháp hoà b́nh để bảo đảm môi trường an ninh trong khu vực có liên quan đến các tranh chấp lănh thổ... để cùng nhau phát triển nhưng cũng không bao giờ quên cảnh giác từ những bài học của quá khứ.
Và từ “sự kiện Hoàng Sa 1974”, người Việt Nam chúng ta càng thấm thía cái bài học lịch sử vô cùng sâu sắc mà cha ông ta đă đúc kết trong hành tŕnh đầy thử thách dựng nước và giữ nước. Bài học đó là: Khi nào dân tộc Việt Nam biết đoàn kết th́ giữ được nước và mất đoàn kết th́ sẽ có nguy cơ mất nước.
Trong những ngày này, chúng ta nhận thấy không chỉ có những nỗ lực của Nhà nước trong các hoạt động ngoại giao và quốc pḥng, để bảo vệ và bảo đảm ǵn giữ chủ quyền hiện tại và đấu tranh để khẳng định và đ̣i hỏi những phần lănh thổ biển đảo của Việt Nam đă bị Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực, mà các tầng lớp nhân dân ta ôn lại những bằng chứng lịch sử để củng cố niềm tin vào cuộc đấu tranh chính nghĩa của ḿnh.
Có những dấu hiệu đáng mừng khi nhận thức lịch sử không chỉ sâu sắc hơn đối với các bằng chứng xa xưa của Tổ tiên mà với cả những sự kiện mới diễn ra cách đây chưa đầy một nửa thế kỷ, vào thời điểm đất nước c̣n tạm thời bị chia cắt, những việc làm cũng như sự hy sinh của những người Việt Nam, trong đó có những binh sĩ Việt Nam Cộng hoà trong cuộc chiến đấu bảo vệ lănh thổ trên biển đảo của Tổ quốc cũng đă được nhân dân cả nước ghi nhận như một nghĩa cử thiêng liêng của con dân nước Việt bất kể ở thời đại nào, chế độ chính trị nào.
Rất tự nhiên, chính “sự kiện Hoàng Sa” lại trở thành mối dây hàn gắn và kết nối, vượt qua những mặc cảm đă từng nảy sinh trong quá khứ để hướng tới tương lai, tăng cường hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc.

Năm nay nhân tưởng niệm những sự kiện chứa đựng các bài học đổi bằng xương máu như 40 năm Hoàng Sa, 25 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới ở cả hai vùng Tây Nam giúp Campuchia diệt chế độ diệt chủng Pol Pot và phía Bắc đẩy lùi quân xâm lược Trung Quốc xâm phạm biên giới vào lănh thổ nước ta... chúng ta càng thấu hiểu cái nguyên lư “máu người không phải là nước lă” để không bao giờ được quên lăng những hy sinh của nhân dân trong quá khứ.

Cái nguyên lư ấy cũng đ̣i hỏi những người lănh đạo quốc gia phải quan tâm hơn nữa để gây dựng và vun đắp mối quan tâm cùng sự đồng thuận trong khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như gây dựng mối quan hệ hoà hiếu với thiên hạ.

Cách đây gần hai chục năm, vào dịp ngành khảo cổ học tổ chức tổng kết chương tŕnh khai quật biển, đảo, tôi đă đặt câu hỏi với vị Phó Thủ tướng đương thời về việc đánh giá như thế nào đối với những người lính Cộng hoà đă tử trận trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Câu trả lời c̣n dè dặt (dễ thông cảm): Hành xử của họ là yêu nước và v́ nước. Hăy tôn vinh họ như cách làm truyền thống là thờ phụng trong các đền đài như ông cha ta đă làm. Giờ đây, tại sao không coi họ như những liệt sĩ có khác ǵ những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam và đồng bào ta đă ngă xuống trên những chiến trường bảo vệ biên cương của Tổ quốc cách đây 35 năm (1979)? Cũng là máu của con Hồng cháu Lạc!
Hoàng Sa măi măi hiển hiện trong tâm thức của người Việt Nam chúng ta như những bài học khắc nghiệt của quá khứ để cùng nhau phấn đấu hướng tới tương lai, trong đó có cả tương lai như đă từng có trong quá khứ trước sự kiện diễn ra 40 năm về trước khi mà Hoàng Sa chưa bị xâm lăng, mà giờ đây chúng ta kỷ niệm như một lời nhắc nhủ.



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 671690
 02/15/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


“Từng tấc đất của Tổ quốc là máu xương bao thế hệ đi trước”


 

 sontunghn
 member

 REF: 672319
 02/27/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Báo Nhân Dân “vượt rào”?


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network