Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ý mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ý

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ý mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Khoa học >> Vì sao các dòng sông uốn khúc quanh co?

 Bấm vào đây để góp ý kiến

1

 nvdtdnguyen
 member

 ID 20957
 03/12/2007



Vì sao các dòng sông uốn khúc quanh co?
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Vào lúc bắt đầu hình thành dòng chảy, lòng sông thường không phẳng. Những nơi nước sông chảy qua, vì rất nhiều nguyên nhân, nên tốc độ chảy ở hai bên trái phải không hoàn toàn bằng nhau.

Nơi này bờ sông lở một chút, nơi kia mất một cái cây, nơi khác nữa có thêm dòng nước chảy từ bên ngoài vào…

Những hiện tượng đó đều có thể làm cho tốc độ chảy của sông ở một nơi nào đó nhanh lên hoặc chậm đi. Đồng thời vật chất hai bên bờ cũng khác nhau, có nơi dễ bị phá vỡ, có nơi lại khá rắn chắc. Tất cả những cái đó đã làm cho lòng sông trở thành uốn khúc quanh co.

Một khi đã sinh ra khúc quanh, nó sẽ tiếp tục phát triển. Bởi vì hướng dòng nước là chảy thẳng vào bờ lõm, hơn nữa nước ở tầng trên cũng từ bờ lồi chảy vào bờ lõm, còn nước ở tầng dưới lại từ bờ lõm chảy ngang về phía bờ lồi làm cho bờ lõm bị phá hoại mạnh mẽ. Trong khi đó nước ở bờ lồi lại chảy tương đối chậm, năng lượng yếu. Vì thế ở phía bờ lõm, bùn cát dễ bị cuốn đi, lòng sông tương đối sâu, bờ sông dốc, trở thành nơi lý tưởng cho các bến cảng.

Dưới tác dụng lâu dài của nước sông, bờ lõm do bị không ngừng phá hoại mà ngày càng lõm, bờ lồi vì nước chảy chậm, bùn cát không những bị cuốn đi mà ngược lại còn tích tụ ngày càng nhiều khiến bờ lồi ngày càng lồi thêm. Dòng sông trở nên quanh co.

Khi đáy sông cao hơn mực nước chảy vào sông, nước sông chủ yếu xâm thực xuống dưới, còn khi đáy sông thấp hơn thì nước sông chủ yếu xâm thực vào hai bên. kết quả của sự xâm thực là lòng sông dần rộng thêm ra, dòng sông ngày càng uốn khúc, điểm bắt đầu và điểm kết thúc của một khúc ngày càng gần, thậm chí cuối cùng bị xuyên qua. Ở hai đầu của khúc cong cũ, bùn cát tích đọng càng nhiều, làm cho khúc cong và dòng chảy bị tách rời, cuối cùng hình thành những chiếc hồ hình cánh cung, hay hồ hình móng ngựa (hồ Tây là một điển hình).


======================
Sưu tầm



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 
 guest

 REF: 140373
 03/12/2007

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Rắc rối quá! con Sông uốn quanh là do địa hình đi cho rồi.
Nước gặp vật cản thì nó sẽ uốn quanh chỗ khác thôi, chỗ nào nó dễ xói mòn thì nó sẽ xói mòn.
Giải thích lòng vòng, khó hiểu!


 

 ototot
 member

 REF: 140417
 03/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Câu hỏi "Vì sao dòng sông uốn khúc ..." làm tôi nhớ lại những bài học điạ lý và điạ chất hồi thơ ấu, khi nghe thày cô giảng một bên bờ sông bị xói mòn, bên kia được bồi đắp... Sau này lớn lên, có dịp đi đó đây bằng đường bộ, cũng thấy nhìn đoạn đường quanh co, như ở đèo Hải Vân (khoảng giưã Thưà Thiên-Huế và Quảng Nam-Đà Nẵng) ở miền Trung; và những đèo mà người Pháp thực dân xây dựng để mở đường từ miền duyên hải (Nha Trang) lên cao nguyên Lang Bian (Lâm Viên, Đà lạt) qua những đèo Ngoạn Mục (Belles Vues), Dran (Đơn Dương)...
Vậy sông hay đường quanh co chỉ khác nhau ở chỗ một bên là do tác động cuả thiên nhiên, một bên là do con người làm bằng cách bắt chước thiên nhiên. Người ta không thể kẻ thẳng một con đường đi xuyên qua bao nhiêu là núi đồi trùng điệp, nên phải lượn theo đường vòng theo sườn những núi đồi đó mà mở đường đi. Chỉ có một số ít trường hợp mà ngày nay người ta nhờ khoa học kỹ thuật giải quyết giúp bằng cách đào đường hầm xuyên núi, như trường hợp "Hầm Hải Vân" để nối liền vùng cảng Đà Nẵng với Khu Công Nghiệp Dung Quất, tức là nhằm mục đích kinh tế.
Sau khi đường hầm hoàn thành, đoạn đèo Hải Vân sẽ chỉ còn giá trị cho mục đích du lịch xem cảnh đẹp.
Thân ái,


 

 
 guest

 REF: 140418
 03/12/2007

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Vô duyên!

 

 GUEST
 guest

 REF: 140419
 03/12/2007

  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
guest,
Nếu you có thể góp được ý kiến gì sáng sủa, welcome! Đừng "cà chọt" như vậy rất khó coi, lâu dần sẽ trở nên kẻ tiểu nhân, xấu lắm !!!


 

 dongtahoangds
 member

 REF: 140421
 03/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Thực ra sông uốn khúc không phải tại chính nó mà do những lớp dịa tầng khác biệt nhau khi nước sông chảy qua,
tất cả những dòng sông đều có khuynh hướng đổ ra biển cả, nhưng con đường từ nguồn tới biển đều khác nhau, một là do tuổi của địa chất, hai là do thế của địa tầng, ba là do thảo mộc mọc theo bờ, sự gia giảm tốc độ của dòng nước còn tuỳ vào mưa năng, lưu lượng của dòng sông trong những nùa nước lớn, gia tốc của nước sẽ là yếu tố quan trọng trong việc tạo khúc uốn nhiều hay ít, trong trường hợp sông đào
như kênh Panama thì vì là có kế hoạch nên rất thẳng, sông Nile cũng có đoạn rất thẳng như xa lộ, trừ sông Amazone thì rất quanh co, sông Cửu Long khi chảy qua Lào cũng rất thẳng.
Tóm lại là vì chất dất và thế đất mà các dòng sông chảy qua mà có mhững hình dáng khác nhau.


 

 nvdtdnguyen
 member

 REF: 140488
 03/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Như đã nói ở dòng đầu:"Những nơi nước sông chảy qua, vì rất nhiều nguyên nhân, nên tốc độ chảy ở hai bên trái phải không hoàn toàn bằng nhau."

 

 nvdtdnguyen
 member

 REF: 148910
 03/28/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Thôi, bây giờ tôi giải thích một cách ngắn gọn nhất về nguyên nhân:
"Những con sông chảy chậm thì dòng chảy của nó rất dễ bị chuyển hướng. Vì lý do đó mà nhiều con sông có dòng chảy rất ngoằn ngoèo khi tiến đến gần cửa sông thì đổ ra biển".


 
  góp ý kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đã đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ý kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | Hình ảnh | Danh Sách | Tìm | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network