Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Y khoa, đời sống >> Đau ḷng cho Dân Tộc tôi, Hỡi những người lănh đạo Việt Nam???

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 tiendaoduy
 member

 ID 78545
 08/06/2014



Đau ḷng cho Dân Tộc tôi, Hỡi những người lănh đạo Việt Nam???
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Thắt ḷng chuyện mẹ chết để lấy tiền phúng viếng cho con học

13:28 ngày 06/05/2013

Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xă An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định… chết. Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo. Đau đớn đến mức trong lá thư để lại, chị c̣n nhắn chồng đi xin ḥm về liệm, dành tiền đóng học cho con.
Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xă An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định… chết. Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo. Đau đớn đến mức trong lá thư để lại, chị c̣n nhắn chồng đi xin ḥm về liệm, dành tiền đóng học cho con.

Nghẹn uất xót thương
Chiều 24/4/2013, xứ An Xuyên bàng hoàng, thảng thốt bởi cái tin chị Nhân treo cổ chết.
Trước khi thắt cổ chết một tháng, chị đă nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm về kế hoạch chết của ḿnh. Chị khẳng định với chồng là chỉ c̣n một con đường duy nhất duy tŕ việc học cho các con. Đó là chị phải chết đi để mọi người đến phúng viếng mới có tiền trang trải cho các con học, giảm gánh nặng cho chồng, lấy linh hồn phù hộ cho chồng con… trúng số độc đắc.
Người chồng đau khổ nhưng bất lực trước ý chí sắt son của người vợ.
Trong suốt hai ngày đám tang của chị Nhân, người ta không nghe anh Bảo trách vợ một tiếng nào. Hơn ai hết, anh là người thấu hiểu tấm ḷng của vợ. Anh nói trong nước mắt: “Vợ tôi đă cố gắng đến hơi sức cuối cùng”.
Hơn 20 năm làm vợ chồng với nhau, anh Bảo chưa bao giờ thấy vợ ḿnh đáng trách. Ngược lại, anh luôn cảm phục tấm ḷng và nghị lực của vợ.
Chị làm lụng đến tối tăm mặt mũi, không từ công việc ǵ miễn kiếm được tiền. Cả những công việc nặng nhọc tưởng chỉ đàn ông mới đảm đương nổi, chị cũng không nề hà. Đến khi bị bệnh tật hành hạ, chị vẫn cố gắng đi làm, không dám chữa trị v́ tiền kiếm được c̣n phải để đóng học cho con.
Người phụ nữ nghị lực "đã gơ mọi cánh cửa"
Chị c̣n được xóm làng ngợi khen về tính đảm đang tháo vát hơn người. Chị chưa bao giờ bỏ qua một cơ hội kiếm tiền chính đáng. Nghe nói Nhà nước có chính sách cho sinh viên, học sinh vay tiền đi học, chị đích thân đi t́m hiểu và làm thủ tục xin vay. Người ta trả lời phải là hộ nghèo, hoặc hộ cận nghèo mới được cho vay. Chị về hỏi chính quyền địa phương xin được xét cấp sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bà Nguyễn Thị Nhu, Chi hội trưởng Cựu chiến binh ấp 5, xă An Xuyên kể: “Ngày 18/11/2012, khi họp dân ấp nhân ngày đại đoàn kết và xét chọn hộ nghèo, cận nghèo, Mỹ Nhân có đến dự. Tôi nhớ rất rơ lời nói của nó hôm đó. Nó nói “hoàn cảnh tôi quá khó khăn, xin được cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho các con ăn học”. Khi đó, Trưởng ấp ghi nhận nhưng chỉ hứa là sẽ xem xét sau, v́ đă qua đợt xét hộ nghèo”.
Chị cũng đă t́m hiểu ra và làm thủ tục cho con trai nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với sinh viên học ngành hóa chất độc hại. Chị cũng đă tranh thủ góp hụi, vay tiền từ Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, thậm chí vay "nóng" bên ngoài.
Anh Từ Văn Nguyễn, công an ấp 5, kể thêm: “Cách đây một tháng, chị Nhân đi kêu một bà để bán nhà và đất đang ở. Bà này trả lời là để bàn lại với người thân, chứ đất đai đâu phải nói mua là mua liền. Chị Nhân năn nỉ bán trả chậm, 2 triệu một tháng cũng được để có tiền đóng học phí cho các con. Bà này không chịu, chị Nhân nói nếu không chịu th́ vài bữa nữa đi đám ma của tôi”.
Trước khi thắt cổ chết 3 ngày, chị Nhân hay tin có ông Trần Đại Đoàn, một người bà con mới về làm bí thư xă An Xuyên. Chị lập tức lên xă gặp ông Đoàn để xin được xét cấp sổ hộ nghèo. Ông Đoàn ghi nhận và hứa sẽ xem xét để cấp sổ hộ nghèo cho chị khi đến đợt xét tới đây. Đến lúc chị qua đời, anh Bảo vẫn chưa hay biết việc chị đă lên xă xin anh Đoàn cái sổ hộ nghèo.
Tâm thư tuyệt mệnh
Bên cạnh xác chết của chị, người ta đă t́m thấy những bức tâm thư tuyệt mệnh.
“Anh B́nh! Hoàn cảnh em quá khổ. Em chết, anh chôn em cặp Hà (em trai chị – PV), trên đất của cha mẹ. Em chết, anh thỉnh bàn thờ mẹ về nhà anh thờ. Mong anh đừng làm khó em, để em yên thân nằm cạnh Hà. Gia đ́nh ḿnh sống quá khổ, từ đời của cha mẹ đến đời con, không có ư nghĩa ǵ hết”.

Cha con anh Bảo đau thương trước cái chết của chị Nhân.

Bà Nguyễn Thị Tiến, Chi hội trưởng phụ nữ ấp 5, xă An Xuyên, TP Cà Mau bức xúc: “Suy cho cùng, cái chết của chị Nhân có nguyên nhân từ áp lực tiền học phí và tiền trị bệnh. Nếu như có tiền để chị đóng học phí cho các con đi học th́ chị đă không chết như vậy.
Ngành giáo dục nên xem lại những cuộc cải cách của ḿnh, chứ thực tế rất rơ là càng về sau này, việc học hành càng xa vời với người dân, cả người dân được cho là không nghèo.
Sau cái chết của chị Nhân, chúng tôi bị chỉ trách lớn. Xin hăy nghĩ lại cho chúng tôi. Với mức phụ cấp 400 - 600 ngàn đồng/tháng/cán bộ ấp, thử hỏi làm sau chúng tôi sâu, sát đến từng hộ dân một. Chúng tôi c̣n phải kiếm sống. Chúng tôi là những người hưởng lợi thấp nhất trong hệ thống chính quyền, nhưng khi có sự cố nào xảy ra, chúng tôi là những người lănh đủ”.
Phần gửi cho chồng, chị Nhân viết: “Anh Bảo! Tiền em bỏ trong túi quần tây, trong tủ áo. Quần tây màu đỏ”.
Bức thư thứ hai dài đến bốn trang giấy học tṛ, chữ viết nguệch ngoạc, không chấm phết, ư tứ đứt quăng, lủng củng. Nhưng khi đọc lên, ai cũng có cảm giác là chị Nhân đang nói với ḿnh. Bởi những điều đó chị đă nói rồi, nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm, và nói từ cả tháng qua.
Chúng tôi tạm rút nội dung bức thư thứ hai của chị theo ư chính như sau:
“Tạm biệt chồng con!
Anh! Trong hoàn cảnh gia đ́nh ḿnh quá khổ, em không sống nổi với anh và các con. Từ một tháng qua, em bệnh, nằm xuống nhưng không ngủ được. Em nhớ đến nợ nần, đến tiền học phí của các con, đến sự khổ cực cả đời của anh. Em đă cố gắng lắm rồi, em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh, để lo đóng học phí cho các con, nhưng có ai cho ḿnh mượn, ḿnh vay đâu.
Em khổ lắm. Em không c̣n lối thoát. Em biết chết trong lúc này, bỏ lại anh và 3 đứa con ngoan, hiền, học giỏi của chúng ta là em không đúng. Anh Bảo! em thương anh nhiều lắm. Anh sống với em cả đời cực khổ, chưa có bao giờ anh được sung sướng.
Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ khổ nhiều lắm. Mẹ chạy tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ nhiều lắm. Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho d́ Ánh 1 triệu đồng. Mẹ đă đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đ́nh ḿnh nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà ḿnh thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con.
Xin các cấp chính quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng c̣n lại trên đời.
Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin ḥm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con ḿnh ăn học nghe anh.
Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hăy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. V́ mẹ con ḿnh mà cha các con phải khổ cả đời rồi…
Mỹ Nhân tạm biệt!".
Đám tang của chị được bà con An Xuyên phúng viếng trên 40 triệu đồng, một số tiền khá lớn so với những đám tang khác tại địa phương.
Gia đ́nh chị Nhân không thuộc chuẩn xét hộ nghèo, cận nghèo
Ông Vơ Văn Nhu, Bí thư chi bộ ấp 5, xă An Xuyên: “Việc không cấp sổ hộ nghèo cho gia đ́nh chị Nhân là do hoàn cảnh nhà chị chưa đến chuẩn để xét.
Theo qui định hiện hành, hộ nào có mức thu nhập b́nh quân đầu người từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống th́ là hộ nghèo. Từ 401 ngàn đồng – 520 ngàn đồng xét hộ cận nghèo. Trong khi chỉ tính riêng thu nhập từ công việc thợ hồ của anh Bảo đă là 3 triệu đồng/tháng, chia cho 5 nhân khẩu th́ được 600 ngàn đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, cái chết của chị Nhân khiến chúng tôi rất đau xót và nghiêm túc rút kinh nghiệm v́ chưa thực sự sâu, sát hiểu rơ tâm tư nguyện vộng của dân, để đề xuất cộng đồng chung tay giúp đỡ.
Qua đây, chúng tôi cũng xin đề xuất với Nhà nước hăy điều chỉnh mức chuẩn xét hộ nghèo lên. Thực tế cho thấy, với vật giá hiện nay, để sống gói ghém, mỗi khẩu cần có ít nhất là một triệu đồng. Nếu có con đi học hành th́ không thể nào đảm bảo được”.

Theo Xa lộ Pháp luật



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 LOLEMSAIGON
 member

 REF: 681560
 08/07/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Thật đau ḷng! Nghèo + bệnh tật là nỗi bất hạnh lớn của con người. Giá như địa phương sâu sát hơn, phát hiện, giúp đỡ và kêu gọi các mạnh thường quân th́ có lẽ chị đă không phải t́m đến cái chết...

Xin thành kính phân ưu...


 

 hoami09
 member

 REF: 681582
 08/07/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Chà chà ...mới đó mà đă bốn mươi năm rồi , mới có 40 năm mà cái đám đầy tớ của nhân dân thay da đổi thịt có khác. Từ đôi dép râu , cái nón cối , nay chúng đă súng sính trong tơ lụa mịn màng , tiền bạc rổn rảng , vợ con đi Sing đi Thái như đi chợ . Nhà cửa nguy nga đồ sộ, ăn uống th́ ê hề cao lương mỹ vị . Con cái của chúng th́ chễm chệ trên máy bay , đi khắp các nước tư bản dăy chết để du học , chứ chúng nào có thèm đi Cu Ba hay Bắc Hàn cho cam . Nh́n vào con số tài khoản , cái của ch́m của nổi của chúng , ai mà chả tấm tắc khen chúng vĩ đại ,có cuộc sống hạnh phúc nhất thế giới phải hong nà

C̣n các ông chủ nhân dân th́ sao ?. Đói nghèo bệnh tật trước sao sau vẫn vậy ...

Móc thử cổ của 1 thằng đầy tớ nhân dân lên xem nào. Đồng chí Ngọ ấy, chơi ngông tí xíu , vác cái va ly tiền vài triệu đô để đút lót cho các đ̣ng chí của ḿnh, cả vú lấp miệng nhau để dễ tham nhũng , tha hồ ăn chia . Nếu như địa phương biết sâu sát hơn , phát hiện ra con ḍi tham nhũng sớm hơn , th́ diệt được 1 đồng chí Ngọ có thể cứu được cả triệu người dân như gia đ́nh chị Nhân này

Câu hỏi ở đây là , ai quan trọng ? sẽ cứu ai ? nuôi dưỡng ai ???. Triệu người dân nghèo đói hay 1 đồng chí ḍi bọ tham nhũng như đồng chí Ngọ ???


 

 anhhoanhat
 member

 REF: 681586
 08/07/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Mỗi ngày trên đường đi làm về ḿnh thường để ư xem những người nghèo, bán vé số, ăn xin, lượm ve chai, bơm vá xe máy xe đạp..., để cho mỗi người một chút tiền 20.000/1 người, những ai quá khổ th́ 50.000/1 người. Mỗi ngày thấy nhiều người nghèo quá, sức ḿnh có hạn ḿnh phải tính toán chi li, lựa chọn xem cho ai khổ nhiều th́ cho

Bằng cách xem quần áo, dép, sắc mặt, nét khắc khổ, hơi thở, dấu hiệu ốm đau bệnh tật v.v... V́ những người đang đói và bệnh th́ hơi thở yếu, dáng vẻ mệt mỏi, thân gầy g̣, dáng đi liêu xiêu, nét mặt u ám hoặc nét mặt mệt mỏi xen lẫn căng thẳng, có vẻ cầu cứu...

Thi thoảng gặp trường hợp đáng thương quá ḿnh cho 100.000, dù ḿnh cũng khó khăn, nhưng với ư nghĩ họ khổ hơn, bất kể ngày mai ra sao, hôm nay ḿnh cần phải làm điều này

Mỗi khi thấy ai có vẻ mệt, đói lả, ḿnh cho 30.000 đồng, với ư nghĩ, mong người đó sẽ bồi dưỡng 1 tô phở cho lại sức, thường th́ 20.000/1 tô, vẫn c̣n 10.000 xoay sở ngày hôm đó c̣n chuyện ngày mai th́ dài lắm, cả đời nghèo khổ, cơ cực, nhưng hôm nay họ tạm ổn.

Hôm nay là 1 ngày hạnh phúc, dù cả đời vật vă trong nghèo đói bệnh tật, 1 chút tiếp sức sống, để lấy sức tiếp tục vật lộn với nghèo đói bệnh tật. Mỗi khi cho họ tiền ḿnh lại kèm theo 1 nguyện cầu, chúc họ an vui hạnh phúc tốt lành. Chúc vui cả nhà.


 

 hatlinh
 member

 REF: 681591
 08/07/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Cộng đồng mạng dậy sóng


Độc giả Lê Thanh Chiêu (trang30t…[email protected]) viết “Lỗi lớn nhất là của chính sách nhà nước không hợp lư. Chính sach chạy thụt lùi so với thực tế xă hội. Thử hỏi: Với 400.000 đồng/tháng/người, sống bằng niềm tin à? Không tính đóng tiền điện hàng tháng hả? Điện muốn tăng bao nhiêu th́ tăng. Một tháng phải trả biết bao nhiêu chi phí.Vật giá th́ tăng với tốc độ chóng mặt, ăn c̣n không đủ, lấy đâu ra đóng tiền học phí. Càng nói càng thấy ức!”



Bức thư của chị Mỹ Nhân.



Con trai chị Nhân ôm di ảnh mẹ.


ST.


 

 rongchoi123
 member

 REF: 681609
 08/07/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi nghĩ đây cũng là hậu quả của cuộc chiến tranh nướng người của cộng sản miền bắc thôi.
Bây giờ đi đâu cũng thấy mồ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ. Như vậy số tiền chính sách phải gánh cho các gia đ́nh liệt sĩ đó cũng đủ thâm thủng ngân sách (nếu chính sách đúng và đủ chứ không nửa vời như hiện nay)
Ngoài ra, chính sách người có công với cách mạng mà lớp cán bộ th́ có quá nhiều ưu đăi đến độ bất hợp lư. Như cán bộ đă giàu v́ tư lợi, v́ sự ưu đăi trong các chế độ phụ cấp rồi và nhiều người đă có nhà cửa nhưng vẫn được cấp thêm một lô đất nào đó (nhưng nay đất đă cạn nên chuyện cấp đất cũng dừng có điều hệ quả để lại không nhỏ).
Đây chỉ là một khía cạnh nhỏ rongchoi nêu ra thôi. Những chính sách này nối tiếp chính sách khác rốt cuộc làm nghèo đất nước, kinh tế, khoa học kỹ thuật tụt hậu và càng bị cái ṿng kim cô của Bắc Kinh , Mat-xco-va siết chặt.


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network