Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Y khoa, đời sống >> LỄ CÁC LINH HỒN/LỄ CÁC THÁNH

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 ladieubongg
 member

 ID 79122
 10/30/2014



LỄ CÁC LINH HỒN/LỄ CÁC THÁNH
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

LỄ CÁC LINH HỒN


Theo truyền thống của người dân Hoa Kỳ, hằng năm, vào tối ngày 31 tháng 10 dương lịch, trẻ nhỏ rủ nhau chơi "Đêm Halloween" cũng gọi là tṛ "Trick or Treat". Các em từng tốp mang mặt nạ, đến gơ cửa mỗi nhà và nói "Trick or Treat" (cho chúng tôi quà bằng không chúng tôi sẽ phá phách)... Tṛ chơi này làm cho chúng ta có cảm tưởng như là các linh hồn của những người ở thế giới bên kia hiện về xin bố thí hoặc nhắn nhủ điều ǵ đó cho những người c̣n sống trên trần gian.

Tục lệ tối Halloween nầy là dấu vết thời xa xưa c̣n sót lại của người La-mă dùng để tưởng nhớ người quá cố. Thuở ấy người La-mă có thói quen đúc mặt nạ của người thân mới qua đời để cất làm kỷ niệm. Mỗi khi trong gia đ́nh có người chết th́ người nhà phải mang tất cả các mặt nạ hiện có trong gia đ́nh, sắp hàng dài đi trước quan tài, để dẫn đưa người vừa quá cố tới nơi an nghỉ cuối cùng.

Nguyên tiếng Halloween, theo truyền thống Công giáo, bởi 3 tiếng ALL HALOWS’ EVE hoặc EVE OF ALL HALLOWS ghép lại, có nghĩa là “buổi tối áp lễ các thánh”... tuồng như các Thánh trên trời đi diễn hành trước mặt chúng ta để nhắc nhở chúng ta tưởng nhớ đến các ngài, nhớ đến công ơn các ngài và thúc giục chúng ta noi gương các ngài trong việc làm con cái Chúa, và một mặt khác nữa là kêu xin chúng ta dâng lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên.

 photo image002_zpsb98e8593.jpg


Thật vậy, hằng năm Hội thánh Công giáo Hoàn vũ dâng ngày 01 tháng 11 dương lịch để kính mừng Các Thánh Nam Nữ trên trời và dành riêng trọn tháng 11 dương lịch, bắt đầu từ ngày mồng 02, để cầu nguyện cho Các Linh Hồn trong Luyện ngục.

Công Đồng Trentô dạy rằng các linh hồn ở Luyện ngục là thành phần của Hội Thánh cần nhờ đến lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta, những người c̣n sống. Giáo lư của Hội Thánh về Luyện ngục là điều có sức yên ủi ḷng ta và tỏ bày ḷng thương xót vô cùng của Thiên Chúa đối với chúng ta. Việc cầu nguyện cho các linh hồn trong Luyện ngục là một việc làm do t́nh thương thúc đẩy để bù đắp phần nào mối t́nh và bổn phận phải có đối với các kẻ đă qua đời mà có lẽ khi các ngài c̣n sống chúng ta đă không chu toàn.


Chứng Tích Về Luyện Ngục:
Những chứng tích về việc các Linh hồn ở Luyện ngục hiện về được Ṭa Thánh công nhận th́ nhiều lắm. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đơn cử một ít chứng tích, trong nhiều chứng tích, đang được trưng bày tại Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi, Nữ Vương Luyện H́nh tại Rôma. Khi có dịp hành hương về Rôma, kính mời quí vị đến kính viếng Vương cung Thánh đường này và ghé thăm pḥng triển lăm.


Chứng tích 1: Bạn bè hiện về với nhau
Chúa nhật ngày 05 tháng 3 năm 1871, bà Palmira Rastelli, chị ruột của linh mục Santelli, chánh xứ Thánh Anrê tại Rimini, qua đời ngày 20-11-1870 đă hiện về với bà bạn là Maria Zelanti cũng thuộc giáo xứ Thánh Anrê để xin cầu nguyện và xin nhắn với ông anh linh mục dâng lễ cho ḿnh. Để cho người c̣n sống vững tin th́ linh hồn hiện về đă in dấu 3 ngón tay của ḿnh trên cuốn sách nguyện của bà Zelanti. Dấu lửa in 3 ngón tay trên trang sách đă không thiêu hủy tờ giấy và cũng không làm mất các hàng chữ trên trang giấy.



Chứng tích 2: Vợ hiện về với chồng
Bà Louise Sénéchal, qua đời ngày 7 tháng 5 năm 1878, đă hiện về với chồng là Louis Sénéchal xin cầu nguyện và xin dâng cho bà 5 thánh lễ. Bà đă in 5 ngón tay lửa của ḿnh lên chiếc mũ trùm đầu của chồng bà như là một dấu hữu h́nh để chồng và các con tin.

Chứng tích 3: Nữ tu hiện về với chị em trong tu viện
Nữ tu Clara Schoelers, Ḍng Bênêđitô ở Vinnemberg, Westphalie, qua dời năm 1637 đă hiện về với nữ tu Maria Herendorps ngày 30 tháng 10 năm 1696 (59 năm sau). Để làm bằng chứng, linh hồn hiện về đă in dấu cháy hai bàn tay của ḿnh trên áo khoác làm việc của nữ tu Maria Herendorps và trên một tấm vải trắng.



Chứng tích 4: Mẹ hiện về với con trai
Bà Leleux, trong đêm 21-6-1789, đă hiện về với người con trai là Joseph Leleux ở Wodecq (Bỉ). Bà hiện về 11 đêm liên tiếp để nhắc nhở con bà phải xin lễ cho bà, đồng thời bảo con bà phải sửa ḿnh lại v́ anh ta đang sống bừa băi, khô khan nguội lạnh. Bà cầm tay con và in dấu cháy cả bàn tay bà vào ống tay áo của con. Kết quả là anh đă trở lại sống thánh thiện, lập một hội đạo đức dành cho giáo dân; các hội viên trong hội này đă thi đua nên thánh. Anh đă qua đời cách thánh thiện ngày 19-4-1825.



Chứng tích 5: Mẹ chồng hiện về với con dâu
Nhạc mẫu của bà Magarita Demmerlé thuộc giáo xứ Ellinghen, giáo phận Metz, qua đời năm 1785, và 30 năm sau, năm 1815 đă hiện về với con dâu. Bà buồn bă nh́n con dâu như có ư xin điều ǵ. Bà Magarita Demmerlé lên tiếng hỏi th́ được mẹ chồng cho biết là ḿnh về để xin con (dâu) cầu nguyện cho, bằng cách đi hành hương lên Đền Đức Mẹ ở Mariental. Người con dâu đă làm y như lời mẹ chồng xin. Sau cuộc hành hương ấy bà mẹ chồng hiện về với con dâu một lần nữa và báo cho biết là ḿnh đă được ra khỏi Luyện ngục mà lên Thiên đàng. Bà Magarita xin một bằng chứng th́ bà mẹ chồng liền in cả bàn tay ḿnh lên trang sách Gương Phước đang để mở trên bàn. Và từ đó bà không c̣n hiện về nữa.



Hôm nay là dịp để chúng ta nhớ đến linh hồn những người thân yêu mà Chúa đă gởi đến trong cuộc đời như: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, cháu chắt, bằng hữu... Ta cũng nhớ đến những linh hồn bị quên lăng không có ai nhớ đến để cầu nguyện cho.


Bà Thánh Monica khi c̣n sống đă căn dặn con ḿnh là Thánh giám mục Augustinô rằng: "Con ơi, khi mẹ chết rồi, con có thể chôn cất mẹ ở đâu cũng đươc. Mẹ chỉ xin con một điều là hăy nhớ đến mẹ mà cầu nguyện cho mẹ mỗi ngày khi con bước lên bàn thờ tế lễ Chúa". Bà Monica khi c̣n sống đă đạt tới sự thánh thiện trọn hảo mà c̣n lo lắng cho thân phận ḿnh sau khi chết như vậy.

Nơi một nghĩa trang ở Rôma, bên nước Ư-đại-lợi, ta đọc thấy hàng chữ này bằng tiếng La-tinh: "Hodie Tibi, Cras Mihi" có nghĩa là HÔM NAY BẠN (Hodie Tibi), NGÀY MAI TÔI (Cras Mihi)... nhắc chúng ta nhớ đến Sự Chết. Sự Chết không tha cho một ai cả. Có nhớ đến sự chết, có suy gẫm về sự chết mới biết phải sống thế nào cho đẹp để được chết lành.

Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho người, ngày mai người khác sẽ lại cầu nguyện cho ta: Một sự vay trả, trả vay rất hữu lư. Hôm nay ta cầu nguyện cho các Linh hồn trong Luyện ngục, ngày mai khi được về hưởng nhan thánh Chúa trên trời, các Linh hồn người lành sẽ đền đáp lại cho chúng ta bằng lời chuyển cầu thần thế của các ngài trước mặt Chúa.



Lm Giuse Châu Xuân Báu, CSsR





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 ladieubongg
 member

 REF: 687384
 10/30/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
 photo CAacuteCTHAacuteNH_zps489f133d.png

LỄ CÁC THÁNH

Công dân Thiên quốc

Kính mừng chư thánh hiển vinh
Dẫu đau khổ vẫn chung t́nh Giêsu
Công dân Thiên quốc thiên thu
Ca vang T́nh Chúa bao la muôn đời

Sống trên đời tạm này, ai cũng là công dân của một quốc gia nào đó – nước có thể lớn hoặc nhỏ, mạnh hoặc yếu, giàu hoặc nghèo. Thế giới gian trần này có nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, thậm chí nhiều hạng công dân, nhưng thế giới đời sau chỉ có một quốc gia và một hạng công dân: Công dân Nước Trời. Các thánh là những người đă được vĩnh viễn nhập quốc tịch của quốc gia này – Thiên Quốc. Đây cũng là niềm khát vọng cháy bỏng của mỗi Kitô hữu.

Giáo hội của Thiên Chúa chỉ có MỘT mà thôi: “Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4:5-6). Giáo hội duy nhất nhưng được nối kết từ ba thành phần: Giáo hội Khải hoàn (các thánh trên Thiên Đàng), Giáo hội Đau khổ (các thánh nơi Luyện Ngục), và Giáo hội Chiến đấu (các thánh lữ hành trần gian). Ba thành phần của Giáo hội như MỘT Tam Giác, các góc và các cạnh mang tính bất khả phân ly, được gọi là “các thánh cùng thông công”. Khi c̣n làm người trên trần gian, Chúa Giêsu đă mong muốn và cầu xin cho mọi người “nên một” (Ga 17:20-23). Tháng Cầu Hồn là dịp thể hiện tính thông công đó: Phàm nhân kính mừng chư thánh và cầu cho các linh hồn.

Trong sách Khải Huyền, Thánh Gioan Tông đồ kể lại thị kiến: “Tôi thấy một thiên thần mang ấn của Thiên Chúa hằng sống từ phía mặt trời mọc đi lên. Thiên thần ấy lớn tiếng bảo bốn thiên thần khác, những vị được quyền phá hại đất liền và biển cả, rằng: ‘Xin đừng phá hại đất liền, biển cả và cây cối, trước khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta’. Rồi tôi nghe nói đến con số những người được đóng ấn: một trăm bốn mươi bốn ngàn người được đóng ấn, thuộc mọi chi tộc con cái Ít-ra-en” (Kh 7:2-4). Sách Khải Huyền là sách có lối hành văn mặc khải (khải mạc), viết khoảng năm 95-96, có nhiều từ ngữ bí ẩn. Con số 144.000 nghĩa là rất nhiều, vô số kể, chứ không mang nghĩa “số đếm” như cách tính của loài người chúng ta.

Thật vậy, Thánh Gioan cho biết thêm: “Sau đó, tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, ḿnh mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô: ‘Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và chính Con Chiên đă cứu độ chúng ta’. Tất cả các thiên thần đều đứng chung quanh ngai, chung quanh các Kỳ Mục và bốn Con Vật. Họ đều sấp mặt xuống, phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô rằng: “Amen! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Kh 7:9-12).

Trong bốn con vật, mỗi con đều có sáu cánh và đầy các mắt. Con Vật thứ nhất giống như sư tử, Con Vật thứ hai như con ḅ tơ, Con Vật thứ ba như con người, và Con Vật cuối cùng như đại bàng. Bốn con vật này được dùng làm biểu tượng của bốn Thánh Sử.

Khi Thánh Gioan được thị kiến, một trong các Kỳ Mục hỏi xem những người mặc áo trắng đó là ai và từ đâu đến (Kh 7:9-13), Thánh Gioan trả lời: “Thưa Ngài, Ngài biết đó”. Vị ấy liền bảo: “Họ là những người đă đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đă giặt sạch và tẩy trắng áo ḿnh trong máu Con Chiên” (Kh 7:13-14). Áo bẩn mà lại giặt sạch trong máu. Kỳ diệu thật. Vâng, mọi vết-bẩn-tội-lỗi đều được tẩy sạch bằng Máu Thánh Đức Giêsu Kitô.

Các thánh đă giặt áo ḿnh như vậy, nghĩa là dù chịu trăm cay ngàn đắng lúc sinh thời nhưng các ngài vẫn kiên tâm bền chí, một niềm tín thác vào Ḷng Chúa Thương Xót, cậy nhờ Công Nghiệp Cứu Độ của Đức Kitô. Thật hạnh phúc biết bao!
Thánh Vịnh chân nhận: “Chúa làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài, làm chủ hoàn cầu với toàn thể dân cư. Nền trái đất, Người dựng trên biển cả, đặt vững vàng trên làn nước mênh mông’ (Tv 24:1-2). Thiên Chúa là Đấng tác sinh muôn loài, toàn năng và chí thánh, chỉ những ai tay sạch ḷng thanh, chẳng mê theo ngẫu tượng, không thề gian thề dối” (Tv 24:4) tay sạch ḷng thanh, chẳng mê theo ngẫu tượng, không thề gian thề dối” (Tv 24:4) mới có thể lên núi Chúa và ai được ở trong đền thánh của Người măi măi. Những người đó sẽ “được Chúa ban phúc lành, được Ngài cứu độ và thưởng công xứng đáng” (Tv 24:5). Họ chính là những người thuộc “ḍng dơi những kẻ kiếm t́m Thánh Nhan Thiên Chúa nhà Gia-cóp” (Tv 24:6).

Các thánh cũng đă từng là phàm nhân với bản chất yếu đuối như chúng ta, nhưng các ngài đă quyết tâm tuân giữ Thánh Luật của Thiên Chúa, thực hiện tới hơi thở cuối cùng, bất chấp dạng đau khổ nào. Các ngài sống được như vậy hẳn là các ngài đă cảm nghiệm được sự mầu nhiệm của Ḷng Chúa Thương Xót. Trong số các thánh đó có các thánh tử đạo Việt Nam, những người cũng có hoàn cảnh sống giống như chúng ta, thậm chí c̣n khó khăn hơn chúng ta hiện nay, vậy mà các ngài vẫn một niềm tín trung với Thiên Chúa.

Chúng ta chỉ là “dân ngoại” nhưng rất hạnh phúc v́ đă biết Chúa, được tái sinh qua Bí tích Thánh Tẩy. Chúng ta đều là những “người trở về từ cơi chết”, được tắm gội trong suối Máu và Nước tuôn trào ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta phải cố gắng nên thánh để không phụ t́nh Chúa. Thánh Gioan nói: “Anh em hăy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa – mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa. Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta, là v́ thế gian đă không biết Người” (1 Ga 3:1). Chuyện khó tin mà có thật, thật 100%, cứ ngỡ chỉ có trong giấc chiêm bao mà thôi!

Chúng ta chỉ phận tôi đ̣i, nô t́ kiếp, là tội nhân khốn nạn đáng án tử, thế mà lại được sống lại và được làm con cái Chúa. Những người không có niềm tin Kitô giáo th́ không thể nào tin được, chắc chắn họ bảo chúng ta bị chích ma túy hoặc bị bùa mê thuốc lú!

Có lẽ v́ biết chúng ta chưa dám tin nên Thánh Gioan tái xác định: “Hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, v́ Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Kitô th́ làm cho ḿnh nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch” (1 Ga 3:2-3). Sự thật này không thể bị bóp méo, nhưng trí tuệ phàm nhân của chúng ta lúc này không thể hiểu hết, óc tưởng tượng “tí ti” của chúng ta cũng không thể nào h́nh dung thêm được ǵ. Vâng, chỉ có thể “hai năm rơ mười” khi nào chúng ta bước vào cuộc sống vĩnh hằng!

Thiên Đàng là cơi tuyệt phúc, mệnh danh là Nước Trời, là Vương Quốc vĩnh hằng Thiên Chúa, nơi mọi người được trường sinh bất tử – như các thánh hiện đang tận hưởng. Muốn được là Công Dân Nước Trời, chúng ta phải cố gắng sống như các thánh, tức là thực hành Bát Phúc (Mt 5:1-12). Đây là Đệ Nhất Tuyên Ngôn Độc Lập của Thiên Quốc do chính Chúa Giêsu soạn thảo. Bản Tuyên Ngôn này ngắn nhất, ít điều khoản nhất, nhưng lại chính xác nhất và “độc đáo” nhất.

Khi đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, người ta luôn trịnh trọng công bố, nhưng Chúa Giêsu không tạo vẻ h́nh thức như vậy, Ngài thản nhiên với vẻ chuyện tṛ thân mật. Đúng là khác người thật. Thế mới độc đáo, thế mới tự nhiên, thế mới thân thiện. Ngài điềm đạm tuyên bố rất ngắn gọn:

1. Phúc thay ai có tâm hồn NGHÈO KHÓ, v́ Nước Trời là của họ.
2. Phúc thay ai HIỀN LÀNH, v́ họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
3. Phúc thay ai SẦU KHỔ, v́ họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
4. Phúc thay ai KHÁT KHAO nên người công chính, v́ họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả ḷng.
5. Phúc thay ai XÓT THƯƠNG người, v́ họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
6. Phúc thay ai có TÂM HỒN TRONG SẠCH, v́ họ sẽ được nh́n thấy Thiên Chúa.
7. Phúc thay ai XÂY DỰNG HOÀ B̀NH, v́ họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
8. Phúc thay ai BỊ BÁCH HẠI v́ sống công chính, v́ Nước Trời là của họ.

Tám điều khoản xem chừng rất b́nh thường, nhưng không dễ thực hiện trọn vẹn – nhất là phải thực hiện mọi nơi và mọi lúc, trong suốt cuộc đời. Phải có cái tâm yêu thương th́ mới khả thi. Ngôn từ b́nh dị, ngắn gọn, ai cũng có thể hiểu, chứ không văn hoa, không bóng bẩy, không cầu kỳ. Cuối cùng, Chúa Giêsu kết luận: “Phúc thay anh em khi v́ Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hăy vui mừng hớn hở, v́ phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5:11-12).

Các thánh đă chiến đấu ngoan cường, không hề nao núng trong bất cứ hoàn cảnh nào, mỗi người mỗi vẻ, thế nên các ngài đă đạt được Ơn Cứu Độ. Alleluia!

TRẦM THIÊN THU


 

 ototot
 member

 REF: 687417
 10/31/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Đối với những ai c̣n quan tâm đến đời sống tâm linh, mỗi năm cứ đến ngày 1 tháng 11, là người ta lại có dịp nghĩ về thế giới bên kia... để liên kết nó với thế giới bên này!

Với tôi, ngày 1 tháng 11, cách nay tṛn 51 năm, vẫn c̣n là một trăn trở, khi ông Ngô Đ́nh Diệm bị sát hại, đánh dấu một khúc quanh bi thảm trong lịch sử Việt Nam, hay it nhất là lịch sử cuả miền Nam nước Việt!

Với những bí ẩn cuả lịch sử ngày càng được bạch hoá, ai chủ trương giết ông Diệm, tại sao giết, và những hệ quả cuả biến cố này, nay đă ngày càng rơ nét...

Cũng liên quan mật thiết đến trang sử đau đớn và ô nhục này cuả Việt Nam, xin được nhắc đến một biến cố tương tự, diễn ra ở nước Mỹ, với việc Ông John F. Kennedy, cũng bị sát hại đúng 3 tuần lễ sau cái chết cuả ông Diệm!

Xin mời bà con, ai đă sống trong giai đoạn này, hăy dành vài giây phút tưởng niệm; ai sinh ra và lớn lên sau biến cố, hăy bỏ chút thời gian t́m hiểu!

Cũng xin chủ tiết mục thông cảm việc chuyển đề cuả tôi, v́ dù sao cũng đang vực giậy đề tài rất thời sự và tràn ngập tin tức về Lễ Các Thánh (All Saints' Day) cuả dân có đạo Thiên Chuá, và Lễ Hội Halloween mà dân ngoại đạo vẫn có nhiều người coi là "nhảm nhí" này!


Thân ái,



 

 jdagain
 member

 REF: 687422
 10/31/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Bác Ototot với Bongbong chạy trốn nhanh lên

hehe


 

 ladieubongg
 member

 REF: 687445
 10/31/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Ku Jack à, không biết bác Ot. th́ sao chứ xưa đến giờ chỉ có ma sợ Bongbong thôi. Chưa bao giờ có chuyện Bongbong sợ ma! (cụt hứng chưa? kkkk....)

LDB cám ơn góp ư của bác Ot. nhiều lắm.
Thật là một ngẫu nhiên lạ lùng hay ư Chúa nhiệm mầu mà anh em cố TT NĐDiêm lại bị ám sát đúng ngày Lễ Các Thánh.
Theo lời kể lại của Bố Mẹ th́ khi nghe tin anh em Cố TT đă bị ám sát tất cả xứ đạo đă khóc suốt và không ai c̣n tâm trí ǵ để làm ăn suốt bao tháng trời sau đó....

Đă 51 năm qua, năm nào người Việt khắp nơi trên thế giới, và riêng người Việt Công Giáo cũng tổ chức lễ giổ cho anh em Cố Tổng Thống vào ngày này.



 

 ladieubongg
 member

 REF: 687692
 11/07/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

"Đối với những ai c̣n quan tâm đến đời sống tâm linh, mỗi năm cứ đến ngày 1 tháng 11, là người ta lại có dịp nghĩ về thế giới bên kia... để liên kết nó với thế giới bên này!" Ototot


 photo GiotThuSau-ThanhDuc-300x232_f_improf_270x209_zpsb9fa4656.jpg


GIỌT THU SẦU THÁNH ĐỨC

Tháng Mười Một lại về, về giữa mùa Thu, “điểm báo” cuối năm, nhắc nhớ sự chết, nhắc nhớ về “cuộc hẹn” bất ngờ với một người mà chúng ta không hề mong đợi: Tử Thần.

Tháng Mười Một là Tháng Cầu Hồn: Buồn! Cầu hồn là cầu cho người đă khuất: Buồn! Cầu hồn là khoảng trăm nhớ ngàn thương: Buồn! Tháng Mười Một lại trùng với khoảng thời gian mùa Thu: Buồn! Một chuỗi buồn không sắc không màu mà vẫn khả dĩ cảm thấy vẻ ảm đạm!

Theo ḍng thời gian, những hạt buồn cứ nối kết với nhau, những giọt buồn cứ ḥa tan vào nhau, những nỗi buồn cứ đan quyện vào nhau…

Với tâm trạng đó, trong khổ cuối của bài thơ “Chợt”, một tác giả đă bất ngờ để rơi một nốt trầm da diết:

Chợt tiếng mưa lảnh lót tựa tiếng chim
Lạc vào Thu t́nh chiêm bao nửa giấc
Từng lá vàng úa nỗi buồn hốc hác
Trăm năm dài chợt ngắn chỉ gang tay!


Nỗi buồn rất lạ nếu nỗi buồn đó “lạc” vào mùa Thu. Trong ca khúc “Thu Sầu”, Nhạc sĩ Lam Phương đă mô tả: “Mùa Thu thưa nắng gió mang niềm nhớ, trời chiều man mác buồn nát con tim…”. Mùa Thu luôn có màu nắng nhạt, nhất là vào buổi chiều, gợi lên niềm thương hoặc nỗi nhớ nào đó, khiến ḷng người buồn man mác, nhưng chính nỗi buồn có vẻ nhẹ nhàng đó vẫn đủ sức giă nát con tim những ai đang mang niềm tâm sự. Tháng Mười Một, đối với người Công giáo, không ai lại không mang niềm tâm sự riêng, v́ ai cũng có những người thân đă ra đi rất xa…!

Đời người trăm năm, tưởng dài mà ngắn quá, chưa làm được ǵ cho ra hồn mà đă sắp hết đời rồi! Nói đến cái chết th́ luôn liên quan nỗi buồn, mà nói tới nỗi buồn th́ thường liên quan nước mắt – dù nước mắt chảy ra ngoài hoặc nuốt vào trong. Triết gia Voltaire định nghĩa: “Nước mắt là ngôn ngữ câm lặng của nỗi đau buồn”. Vâng, nước mắt là ngôn ngữ thâm thúy của trái tim mà chúng ta không thể diễn tả bằng lời. Và Lord Byron gọi nước mắt là “giọt sương của ḷng trắc ẩn”. Hay quá chừng!

Nước mắt rất b́nh thường mà cũng rất kỳ lạ. Đó là một dung dịch thể lỏng được tiết ra từ đôi mắt thông qua tuyến lệ. Về mặt sinh học, nước mắt là dung dịch dùng để làm lau sạch những bụi bẩn bám ở con ngươi, khi tuyến lệ tiết ra nước mắt để làm ướt và làm trôi các bụi bẩn khỏi mắt. Khi gặp hơi cay làm khô mắt, tuyến lệ tiết ra nước mắt để bảo vệ mắt.

Nước mắt c̣n có tác dụng đào thải một số hormone và protein “xấu” được sản sinh khi cơ thể bị căng thẳng. Nếu thi thoảng biết khóc, nước mắt có thể làm sáng mắt, nhưng khóc nhiều quá có thể khiến mù mắt. Sophia Loren nói: “Nếu bạn chưa từng khóc, đôi mắt bạn không thể đẹp”. Những đôi mắt ướt long lanh có sức thu hút mạnh. Tuy nhiên, nước mắt không hẳn là biểu hiện của nỗi buồn, mà có khi là biểu hiện của niềm vui: “Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười” (thi phẩm “Cây Thông” của Nguyễn Công Trứ).

Tháng Mười Một có thể gọi là Tháng Nước Mắt, Tháng Thương Nhớ, Tháng Thu Sầu, nhưng với những người có niềm tin Kitô giáo, nỗi buồn đó không hề bi quan, không hề tuyệt vọng, mà luôn đầy ắp niềm yêu thương và hy vọng. V́ thế, Tháng Mười Một trở thành Tháng Hy Vọng, có thể gọi Tháng Mười Một là Giọt Thu Sầu Thánh Đức.

Trong ca khúc “Giọt Lệ Sầu” của Nhạc sĩ Lam Phương tâm sự: “Lời thề nguyện muôn năm sau anh vẫn nhớ, nụ cười này, đôi mắt đó làm sao quên…”. Ở đây, chúng ta hiểu ư nghĩa theo định hướng Kitô giáo chứ không theo ư nghĩa trần tục. Người chết luôn nói thật, họ trăn trối chân thành v́ họ biết họ không c̣n dịp để nói nữa. Chẳng ai có thể quên được lời trăn trối của người thân. Vâng, di ngôn luôn quư giá và đáng trân trọng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Chúa Giêsu cũng đă để lại di ngôn tuyệt hảo và vô giá đối với nhân loại.

Phàm nhân yếu đuối lắm, thế nên luôn cần phải nỗ lực không ngừng. Sống rất cần sự mạnh mẽ tinh thần để có đủ can đảm vượt qua nghịch cảnh. Thật vậy, chúng ta phải biết nh́n lại những giọt nước mắt có thể khiến chúng ta mỉm cười, nhưng đừng bao giờ nh́n lại những nụ cười có thể khiến chúng ta bật khóc.

Theo sinh học b́nh thường, nước mắt cũng đă là loại hợp chất rất kỳ lạ, đặc biệt là chất mỡ oleamide rất cần cho mắt. Nước mắt rất trong, rất nóng, rất mặn,… Về tâm linh, nước mắt c̣n kỳ diệu hơn nhiều. Thánh Phaolô cũng đă từng có ấn tượng sâu sắc v́ giọt nước mắt của người khác: “Nhớ đến những giọt nước mắt của anh, tôi ước ao gặp lại anh để được chan chứa niềm vui” (2 Tm 1:4). Nước mắt c̣n kỳ diệu hơn như thế: Một nữ tội nhân đă dùng những giọt nước mắt để làm trôi đi bao tội lỗi của ḿnh (x. Lc 7:36-40).

Có khổ mới cần khóc. Có khóc mới cần cười. Có cười mới thỏa vui. Vui nghĩa là hết khổ, là sung sướng, là hạnh phúc. Tác giả Thánh Vịnh xác định: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống văi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng” (Tv 126:5-6). Với kinh nghiệm đă có, tác giả Thánh Vịnh vừa tâm sự vừa chia sẻ: “Tôi lang thang như người khóc mẹ, tôi tủi buồn cúi mặt xuống mà đi” (Tv 35:14).

Chắc hẳn chúng ta cũng đă từng hơn một lần như vậy. Các linh hồn nơi Luyện H́nh cũng đang có tâm trạng đau khổ lắm, nhưng họ chẳng làm được ǵ cho ḿnh nữa, họ rất cần chúng ta, những người c̣n sống trên trần gian. Chúng ta hy sinh và cầu nguyện cho họ càng nhiều và càng chân thành th́ họ càng mau được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa. Họ đă thoát Hỏa Ngục, chắc chắn được trở thành thánh nhân bên Thiên Chúa hằng sống đời đời. Và rồi Thiên Chúa sẽ “lau sạch nước mắt” trên khuôn mặt của họ, những người đă từng chịu đựng gian truân đau khổ và cùng chết với Đức Kitô, chính Thiên Chúa sẽ “dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh” (Kh 7:17). Cuối cùng, họ sẽ chẳng c̣n tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, v́ những điều cũ đă biến mất (Kh 21:4).

Với niềm tin “xác loài người sẽ sống lại”, chúng ta hăy biến Giọt Thu Sầu của Tháng Mười Một trở thành Giọt Hy Vọng và Giọt Thánh Đức trong t́nh liên đới “các thánh thông công”.

Kinh Thánh cho biết: “Ông Giu-đa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quư này v́ cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đă ngă xuống sẽ sống lại th́ cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng v́ ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đă an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lư do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đă chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12:43-46).

Requiescat in Pace – Xin cho các Linh Hồn được nghỉ yên muôn đời!
Da mihi animas, coetera tolle – Xin cho tôi các linh hồn, c̣n mọi sự khác cứ lấy đi (Don Bosco).
Laudetur Jesus Christus – Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.

TRẦM THIÊN THU

Lễ các Đẳng – 2014


 

 ladieubongg
 member

 REF: 713337
 10/31/2016

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Gương Thánh Nhân: CÁC THÁNH NAM NỮ


Lại một lần nữa, hôm nay 01 tháng 11 Giáo Hội Công Giáo mừng kính các Thánh Nam Nữ.

Các Thánh Nam Nữ là những người khi c̣n sống trên trần thế này đă sống đúng với một trong những lời chúc phúc của Chúa Giêsu, đó là: Có tâm hồn nghèo khó, hay là sống hiền lành, sống sầu khổ trong sự trông cậy vào ủi an của Thiên Chúa, sống trong sự công chính, và nhất là trung tín với Chúa trước mọi sự bách hại và vu khống v́ đức tin.

Lạy Chúa Giêsu. Trong ngày mừng kính lễ các Thánh Nam Nữ, xin cho chúng con luôn hướng về gương sống của các ngài, biết chiến đấu với chính ḿnh để đạt được một trong những lời chúc phúc của Chúa giúp chúng con mai ngày được vui hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa.


Suy Niệm
Người ta rất thiếu công bằng, nếu không muốn nói có ác ư, khi chỉ thông tin một vài gương xấu của một số phần tử trong Giáo Hội nhằm bôi xấu Giáo Hội. Nói cách khác, người ta chú ư tiếng ồn do một vài gương xấu mà nhắm mắt làm ngơ trước sức sống đang vươn lên của toàn thể Giáo Hội giữa thế giới thế tục này. Khi một cây bị đổ xuống sẽ làm vang động cả một khu rừng, nhưng chung quanh đó là cả một rừng cây mới đang mọc lên, vươn lên một cách âm thầm.
Sách Khải Huyền cho chúng ta cái nh́n quân b́nh khi loan báo con số các thánh “không thể nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9). Số các thánh đó không chỉ gồm những vị được đưa vào sổ bộ, mà gồm những người thiện tâm và những người lành mọi thời, từ Cựu Ước đến Tân Ước, từ các chứng nhân Ki-tô hữu tiên khởi và cho đến hôm nay. Đó là những vị đă “trải qua cơn thử thách lớn lao… giặt sạch và tẩy áo ḿnh trong máu Con Chiên” (Kh 7,14), là những vị theo Chúa đến mức bỏ ḿnh, vác thập giá mà theo Chúa chẳng khác ǵ số phận của hạt lúa ḿ rơi xuống đất và thối đi, nhưng sẽ trổ sinh nhiều bông hạt trong cánh đồng truyền giáo. Các ngài hớn hở vui mừng dám sống như thế chỉ v́ khám phá phần thưởng lớn lao các ngài lănh nhận là chính Thiên Chúa. Lẽ nào người ta không thấy con số đông đảo đáng khâm phục này?

Mời Bạn: Thánh giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đă khuyên nhủ chúng ta đừng sợ sống thánh. Sống thánh là ơn gọi của chúng ta. Vậy, đời sống của bạn hôm nay thế nào?

Sống Lời Chúa: Xin ơn sống thánh hằng ngày.

(net Thánh-Linh)



 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network