Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Gỡ rối tơ ḷng >> Việt Nam Hóa Việt Nam

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 mrtuananh
 member

 ID 58523
 01/27/2010



Việt Nam Hóa Việt Nam
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Politically, the hemorrhage of the name “bourgeois” is affected through the idea of nation.

Roland Barthes, Mythologies.

Nhiều từ ngữ ở Việt Nam đang nối đuôi trở thành mồi ngon của huyền thoại trong một quá tŕnh vừa tự phát vừa đầy dụng ư - nơi chúng biến thành những h́nh thức gần như rỗng nghĩa (chỉ “gần như” thôi v́ nghĩa không bao giờ bị hút sạch mà luôn sót lại tí chút làm thực phẩm dung dưỡng nội dung mới). Cái vỏ chữ trở thành một h́nh thức lập lờ, như một cánh cửa quay (so sánh của Barthes) không ngừng luân phiên giữa chính h́nh thức đă gần như rỗng nghĩa đó và phần nghĩa đă thoái hóa đi. Sự lập lờ của bản chất huyền thoại khiến nó vừa là một sự thông báo (khách quan), vừa là một sự ghi nhận (nhưng lại hết sức tự nhiên nhờ vào tính thông báo mặc ẩn kia). [1]

Có thể kể ra một số từ mang đậm màu huyền thoại hiện đại như “doanh nhân”, “hoa hậu”, “du học”, “thế hệ trẻ”, “x́-teen”, “khách hàng”, “thị trường”, “8x”, “công nghệ”, “hiện đại”, “WTO”, “công chúng”, “dân chủ”, “kinh tế” v.v.. Những từ ngữ này dần dần thay thế những huyền thoại cũ, như “nhân dân”, “tổ quốc”, “giai cấp”, “chiến đấu”, “vô sản” v.v.. Thời nào cũng có huyền thoại, nhưng xung lực th́ đổi khác.

Trong bài viết này, tôi muốn khảo sát quá tŕnh huyền thoại hóa chữ “Việt” - một chữ được sử dụng khá nhiều trên mọi b́nh diện văn hóa – kinh tế - xă hội thời gian vừa qua.

Tôi xin điểm qua ở đây mấy ví dụ khá quen thuộc. Chắc nhiều người chưa quên slogan “Nâng niu bàn chân Việt” của Biti’s - một trong những câu khẩu hiệu quảng cáo đầu tiên sử dụng chữ “Việt” để bán hàng (tuy nhiên, phong cách của câu này rất “Tây” do tính chặt chẽ về cấu trúc và sự kiệm lời của nó). Câu slogan này được ưa thích và ghi nhớ, thậm chí, c̣n xuất hiện nhiều câu nhại theo khá hóm hỉnh kiểu như “Nâng niu ... bầu sữa Việt” dành cho áo lót Triump. Tiếp bước, VTV xây dựng một chương tŕnh khá thành công mang tên Bài hát Việt. Sau đó, báo Đất Việt xuất hiện, rồi các giải thưởng Nhân tài đất Việt, Sao vàng đất Việt cũng được truyền thông đại chúng quan tâm. Gần đây, nhăn hiệu thuần Nhật Bản Ajinomoto ra mắt chiến dịch “V́ cuộc sống Việt” (như để hạ gục hẳn đối thủ Vedan sau vụ bê bối sông Thị Vải). Truyền h́nh kỹ thuật số VTC giới thiệu chương tŕnh Let’s Việt. Trên mặt báo hiện tiền vẫn thấy cuộc chiến nóng hổi giữa sữa bột Việt và sữa-bột-không-Việt - một trong những trận đánh “du kích” thành công trong chiến dịch khuyến khích “người Việt dùng hàng Việt”.

Mấy ví dụ này khiến tôi tin rằng nếu ai đó đủ khả năng nhận sở hữu bản quyền chữ “Việt” th́ sẽ kiếm bộn tiền.

Xét về Hán ngữ, chữ “Việt” trong tên gọi “Việt Nam” không trùng với chữ “Việt” trong tên gọi của tộc người “Việt” (trong “Bách Việt”, hay “Lạc Việt”[2]). Tuy nhiên, đa số người Việt Nam hiện giờ không c̣n rành Hán Nôm, nên thứ đọng lại trong đầu óc họ chỉ là vỏ âm thanh trùng nhau tuyệt đối của cả hai chữ “Việt” này. Do đó, chữ “Việt” hẳn được hiểu là để chỉ tộc người Việt.

Hăy thử so sánh giữa từ “Việt Nam” và từ “Việt”. Hai từ này, về nguyên tắc đều cao quư bằng nhau, nhưng “Việt Nam” nghe quen thuộc tới mức trở nên b́nh thường. Chữ “Việt”-v́ sự ngắn cụt của nó-như chắt lọc được cái tinh túy của sự b́nh thường kia. Nếu cứ nôm na hiểu rằng “bản sắc” là cái ǵ đó cô đúc nhất, th́ việc tỉnh lược đi chữ “Nam”giúp chữ “Việt” trở nên đặc quánh và gần gũi hơn với “tính dân tộc”. “Cái ǵ đó” chính là cái được biểu đạt (hết sức lập lờ) mà tùy mục đích quảng bá, người ta sẽ bơm đầy vào.

Tôi cũng đặt câu hỏi tại sao chữ bị tỉnh lược đi lại là chữ “Nam ” chứ không phải chữ “Việt”. Có lẽ “Nam ” chỉ đối diện được với “Bắc, c̣n “Việt” có thể chơi được với tất cả. H́nh như người ta vẫn thế, vẫn cứ lưỡng lự - sự lưỡng lự đă hơn trăm năm tuổi - khi vừa muốn đối chọi lại với Tây phương (cho nên mới cần tới bản sắc Việt), mặt khác lại chỉ muốn “chơi cùng” và ngưỡng vọng Tây phương (nên phải là Việt chứ không thể là Nam).

Tất cả các chữ khác có liên quan, chẳng hạn như các từ “quốc gia”, “dân tộc” hay “bản sắc” đều không thích hợp để tái sản xuất hàng loạt, dù tất cả cùng có chung một trường nghĩa. Tính chính trị tải nặng trong các danh từ này khiến mọi sản phẩm đều e ngại khi chọn nó làm ngôn ngữ đại diện. Điều này là hợp lẽ, bởi nói chung, các quá tŕnh mua bán đều hướng tới việc phi chính trị hóa, đồng nghĩa với việc mọi người đều b́nh đẳng trước hàng hóa và đều có thể là khách hàng. Sự b́nh đẳng này chỉ đ̣i hỏi một điều duy nhất, đó là đủ-tiền-chi-trả, mà tiền (dù là tờ giấy, đồng xu, thẻ tín dụng hay tờ séc) đều là phương tiện trao đổi thuần túy (ai cũng phải dùng), cho nên, tuyệt nhiên không có màu chính trị.

Chữ Việt vừa có tính định danh rơ ràng (bản thân nó là một danh từ riêng), vừa có tính chất khái quát hóa v́ nó là tên tộc người chiếm gần 90% dân số đất nước. Trong số ba từ kể trên, gần gũi nhất với chữ “Việt” và ít màu chính trị hơn cả có lẽ là chữ “bản sắc”. Nhưng giống như câu chuyện “ở đây có bán cá tươi”, chữ “bản sắc” quá hiển nhiên c̣n chữ “Việt” – dù chỉ là một từ đơn âm nhưng vẫn đủ sức tải trọn nghĩa cho cụm ba âm tiết “bản sắc Việt”.

Sự đơn âm tiết cũng khiến chữ “Việt” hơn hẳn chữ “Việt Nam ”. Những từ tiếng một bao giờ cũng chắc nịch, gần gụi, chân xác, như thể nó đă nằm sẵn từ lâu trong vốn từ cơ bản của tiếng Việt (chủ yếu là từ đơn). Chữ“Việt”, khác với những từ đa âm tiết, kết hợp dễ dàng với các danh từ khác để trở thành các cụm từ chặt chẽ, dễ ghi nhớ và dễ tái sử dụng. Chúng ta vẫn thường thấy trên mặt báo các cấu trúc X + Việt theo kiểu: “teen Việt”, “8x Việt”, “nhạc Việt”, “rock Việt”, “trà Việt”, “thời trang Việt”, “thương hiệu Việt” v.v..

Vậy nếu như nghĩa của từ “Việt” đă bị thoái hóa gần hết (hoặc chẳng ai bận tâm tới cái nghĩa đó nữa) th́ cái ǵ được lấp đầy vào vỏ chữ rỗng kia? Ở đây, quá tŕnh chuyển đổi đó được tự nhiên hóa một cách khéo léo (và lắt léo). Trong đa số các trường hợp, chữ “Việt” đồng nghĩa với “chất lượng”. Các sản phẩm có tính chất “Việt” đồng nghĩa với việc đó là những sản phẩm tốt. Lắt léo ở chỗ, nếu bạn (khách hàng) tin vào điều đó th́ thật là tuyệt diệu, bạn hẳn cũng sở hữu cái “chất lượng Việt” của chúng tôi (chất lượng đó là ǵ không cần nêu rơ, miễn chúng ta đồng ư với nhau rằng bạn và tôi cùng tốt). Nếu bạn không tin vào điều đó, liệu bạn có bao giờ tự hỏi xem phải chăng bạn là một kẻ ghi kị chính dân tộc ḿnh?

Quá tŕnh chuyển đổi “Việt” = tốt rất dễ thấy qua trường hợp của “Bài hát Việt”, “Nâng niu bàn chân Việt”, “Nhân tài đất Việt”, “Sao vàng đất Việt”, “người Việt dùng hàng Việt”, “thương hiệu Việt”, “nhạc Việt”, “teen Việt”, “rock Việt”. Chẳng có một văn bản nào quy định đẳng thức Việt = tốt cả, nhưng người ta thấy điều này thật hợp lư, và sẵn ḷng ghi nhận. Sự vay mượn này khó phát hiện bởi nó “tự nhiên” như chính sự hiện hữu một cách vật lư của sản phẩm, của giải thưởng, của chương tŕnh. Mục đích phi chính trị hóa khách hàng của nó ẩn lấp kín đáo trong mối quan hệ người-người, tiền-tiền diễn ra một cách không thể chối căi trong một đời sống đang trong quá tŕnh thị trường hóa gấp rút. Truyền thông đại chúng mở ra một một cuộc chạy đua tiếp sức - nơi chữ Việt này nối bén chữ Việt kia, dắt dây nhau, bổ sung nhau, kiến tạo nên nhau – tất cả dựa trên một h́nh thức rỗng.

Trường hợp của Ajinomoto thú vị hơn một chút. Đây là nhăn hiệu lâu năm của Nhật Bản (nhà sản xuất nói rằng thương hiệu này cũng đă có tṛn 100 năm tuổi). Điều đó tưởng là mâu thuẫn, nhưng hóa ra càng làm cho slogan “V́ cuộc sống Việt” thêm phần thuyết phục. V́ ra, ngay cả một thương hiệu ngoại quốc cũng (đă) hiểu (được) và trân trọng giá trị Việt (tất nhiên, đó chính là giá trị của bạn - người dùng bột ngọt). Không những thế, thương hiệu ngoại quốc này (c̣n hứa) sẽ giúp sức phát triển giá trị đó, như một sự ghi nhận về tiềm năng của tính chất Việt (và tất nhiên, cũng là của chính bạn). Một sản phẩm thấu hiểu người Việt như vậy, hẳn phải là một sản phẩm tử tế (giống như bạn vậy). Ai đó sẽ phản bác rằng câu slogan này chỉ nhằm nói lên trách nhiệm xă hội của mỗi doanh nghiệp. Nếu vậy, chỉ cần “V́ cuộc sống” là đủ. VNPT cũng đă chạy slogan là “V́ cuộc sống tươi đẹp” đó sao. Vấn đề ở đây h́nh như vẫn là chuyện một dân tộc bị-định-nghĩa nhiều quá sẽ dẫn tới việc thích bị định nghĩa và tự hào khi “được” định nghĩa một cách tích cực hoặc khi “được” đối tượng hóa một cách trừu mến, nói cách khác, tâm thức chung là thích được người ngoài nói tốt về ḿnh và chỉ tin là ḿnh tốt khi người khác công nhận điều đó.

Let’s Việt của VTC bị coi là một thử nghiệm “Tây không ra Tây, ta không ra ta”, nói cách khác, một chương-tŕnh-Tây-thuần-Việt. Điều này thể hiện quá rơ qua sự pha trộn tréo ngheo trong tên gọi này. Nhưng thế chắc ǵ đă xấu (xét tới cùng, làm ǵ có cái ǵ không Tây, hoặc Tàu ở xứ Việt này?). Thế nhưng, nói toạc điều đó ra một cách sống sượng như thế, ngoài việc chướng tai th́ c̣n khá phản cảm, giống như ai đó (trông xinh xắn) mà lại cứ ra giữa chợ tự nhận là ḿnh xấu xí vậy. Chữ “Việt” lần này muốn tiến xa hơn một bước nữa trong thí nghiệm mới: Việt = “thời thượng” (Let’s Việt = Let’s be kool). Đẳng thức này, theo tôi, không tệ. Ngay cả khi nhiều người thấy kênh Let’s Việt là “chối” th́ hiện nó vẫn phát sóng đều đặn, có nghĩa là vẫn đủ tiền quảng cáo để chạy chương tŕnh. Chẳng bao lâu nữa, tôi tin rằng chữ “Việt” sẽ đồng nghĩa với chữ “bảnh”[3] và người ta cũng lại thấy nó hoàn toàn “tự nhiên” nhưng việc họ đă đồng nghĩa nó với chữ “tốt”.

Nh́n vào màn ảo thuật trong đó tất cả các khái niệm Việt Nam, quốc gia, dân tộc, bản sắc, tư sản, khách hàng, thị trường được ṿ trộn thành một mớ hổ lốn dưới danh nghĩa “Việt”, chúng ta khó có thể bỏ qua vai tṛ của truyền thông đại chúng. Nh́n ở góc độ phương tiện th́ truyền thông đại chúng là địa hạt màu mỡ để kiến tạo huyền thoại, nhưng nh́n rộng ra th́ phải nói chính xác hơn là truyền thông sống nhờ huyền thoại.

Tôi thấy ở đây một sự cộng sinh thắm thiết mà cả hai phía vừa dung dưỡng nhau, vừa cười đắc thắng.



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network