Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Truyện ngắn >> CON ĐƯỜNG ĐI T̀M HẠNH PHÚC - Truyện ngắn nhiều tác giả (3)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 pyramid
 member

 ID 46844
 10/30/2008



CON ĐƯỜNG ĐI T̀M HẠNH PHÚC - Truyện ngắn nhiều tác giả (3)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
11- GIẤC MƠ
Ashley Hodgeson

Đó là một cuộc chạy đua tại địa phương - cuộc đua mà chúng tôi đă phải tập luyện gian khổ để được tham dự. Vết thương mới nhất ở chân của tôi vẫn chưa kịp lành. Thật sự tôi đă phải tự đấu tranh xem tôi có nên tham gia cuộc đua không. Nhưng cuối cùng th́ tôi cũng đang chuẩn bị tham dự ṿng chạy 3,200m.

"Chuẩn bị... sẵn sàng..." Tiếng súng lệnh vang lên và chúng tôi xuất phát. Những đứa con gái khác đều chạy trước tôi. Tôi nhận ra rằng tôi đang cà nhắc một cách đáng xấu hổ ở đằng sau mọi người và tôi càng ngày càng xa ở sau.

Người chạy đầu tiên đă về đích trước tôi đến hai ṿng chạy. "Hoan hô!" Đám đông hét lớn. Đó là tiếng hoan hô lớn nhất mà tôi từng nghe ở một cuộc đua.

"Có lẽ ḿnh nên bỏ cuộc," tôi thầm nghĩ khi tôi cà nhắc tiếp. "Những người kia không muốn chờ để ḿnh chạy tới đích." Nhưng cuối cùng th́ tôi cũng quyết định chạy tiếp. Hai ṿng chạy cuối cùng tôi đă chạy trong đau đớn. Tôi quyết định không tham gia chạy vào năm tới. Thật không đáng, dù cho chân của tôi có khỏi hay không. Tôi cũng không thể thắng nổi cái cô bé đă thắng tôi đến hai lần.

Khi tới đích, tôi nghe tiếng hoan hô - cũng lớn như lần trước khi cô bé kia tới đích. "Có ǵ vậy?" Tôi tự hỏi. Tôi quay lại nh́n và thấy bọn con trai đang chuẩn bị vào ṿng chạy. "Đúng rồi, họ đang hoan hô mấy đứa con trai.

" Tôi đang chạy thẳng vào nhà tắm th́ có một cô gái đâm sầm vào tôi. "Oa, bạn thiệt là có ḷng dũng cảm!" cô gái đó nói với tôi.

Tôi nghĩ thầm "Ḷng dũng cảm? Cô này chắc nhầm ḿnh với ai rồi.

Tôi thua mà!" "Nếu tôi th́ đă không thể chạy nổi hai dặm như bạn vừa làm. Tôi chắc sẽ bỏ cuộc ngay từ ṿng đầu tiên. Chân bạn có sao không?Chúng tôi đă hoan hô cổ vũ bạn đó. Bạn có nghe không?

" Tôi không thể tin nổi. Một người lạ hoắc lại hoan hô tôi - không phải v́ cô ấy muốn tôi thắng, mà v́ cô ấy muốn tôi tiếp tục mà không bỏ cuộc. Tôi lại lấy lại được niềm hy vọng. Tôi quyết định sẽ tham gia kỳ thi đấu năm tới. Một cô gái đă lấy lại cho tôi ước mơ của ḿnh.

Vào hôm đó tôi học được hai điều:

Thứ nhất, một chút thân ái và tin tưởng vào người khác có thể làm thay đổi người đó rất nhiều.

Thứ hai, sức mạnh và dũng khí không phải luôn được đo bằng những huy chương và những chiến thắng. Chúng được đo bằng những vật lộn mà chúng ta vượt qua được. Những người mạnh nhất không phải lúc nào cũng là những người thắng cuộc mà là những người không bỏ cuộc khi họ đă thua.

Tôi chỉ có một ước mơ vào ngày đó - có lẽ là khi cuối cấp - tôi có thể thắng cuộc đua này với tiếng hoan hô vang dội như khi tôi được hoan hô ngày hôm nay.



12- NÓ LÀ BẠN CHÁU!

Tôi nghe câu chuyện này ở Việt Nam và người ta bảo đó là sự thật. Tôi không biết điều đó có thật hay không nhưng tôi biết có nhiều điều ḱ lạ hơn như thế đă xảy ra ở đất nước này.
John Mansur

Cho dù đă được định trước , những khối bêtông vẫn rơi xuống trại trẻ mồ côi trong một ngôi làng nhỏ. Một . hai đứa trẻ chết ngay lập tức. Rất nhiều em khác bị thương , trong đó có một bé gái khoảng tám tuổi.

Dân làng liên lạc với quân dội Hoa Kỳ yêu cầu giúp đỡ về mặt y tế. Cuối cùng , một bác sĩ và một y tá người Mỹ mang dụng cụ đến. Họ nói rằng bé gái bị thương khá nặng, nếu không xử lí kịp thời nó sẽ chết v́ mất máu.

Phải truyền máu ngay, một cuộc thử nghiệm nhanh cho thấy không ai trong số hai người Mỹ có cùng nhóm máu đó, nhưng đại đa số các đứa trẻ trong trại trẻ mô côi lại có.

Người bác sĩ biết vài tiếng Việt lơ lớ, c̣n cô y tá th́ biết chút tiếng Pháp lơm bơm. Họ kết hợp với nhau và dùng điệu bộ, cử chỉ để giải thích cho bọn trẻ đang sợ hăi rằng nếu không kịp thời truyền máu cho bé gái th́ chắc chắn nó sẽ chết. V́ vậy họ hỏi có em nào t́nh nguyện cho máu không.

Đáp lại lời yêu cầu là sự im lặng cùng với những đôi mắt mở to. Một vài giây trôi qua, một cánh tay chậm chạp, run rẩy giơ lên, hạ xuống, rồi lại giơ lên.

"Ồ, cảm ơn, cháu tên là ǵ ?"-cô y tá hỏi bằng tiếng Pháp.

"Hân ạ"-cậu bé trả lời.

Họ nhanh chóng đặt Hân lên cáng, xoa cồn lên cách tay và cho kim vào tĩnh mạch. Hân nằm im không nói một lời nào.

Một lát sau, cậu bé nấc lên nhưng lại nhanh chóng lấy cánh tay c̣n lại che mặt. Ngườ Bác sĩ hỏi:"Có đau lắm không Hân ?". Hân lắc đầu nhưng chỉ vài giây sau lại có vài tiếng nấc. Một lần nũa cậu bé cố chứng tỏ là ḿnh không khóc. Bác sĩ hỏi kim có làm cho cậu đau không, nhưng cậu bé lại lắc đầu.

Bây giờ th́ những tiếng nấc cách quăng nhường chỗ cho tiếng khóc thầm, đều đều. Mắt nhắm nghiệm lại, cậu bé đặt nguyên cả nắm tay vào miệng để ngăn không cho những tiếng nấc thoát ra.

Các nhân viên y tế tỏ ra lo lắng. Rơ ràng là có điều ǵ không ổn rồi. Vừa lúc đó có một y tá người Việt đến. Thấy rơ vẻ căng thẳng trên gương mặt cậu bé, chị nhanh chóng nói chuyện với nó, nghe nó hỏi và trả lời bằng một giọng hết sức dịu dàng.

Sau một lúc, cậu bé ngừng khóc và nh́n chị y tá bằng ánh mắt hoài nghi. Chị y tá gật đầu. Cậu ta nhanh chóng trở nên nhẹ nhơm.

Chị y tá khẽ giải thích với những người Mỹ :"Cậu bé cứ nghĩ là ḿnh sắp chết. Nó hiểu nhầm. Nó nghĩ các vị bảo nó cho hết máu để cứu sống cô bé kia".

"Thế tại sao nó lại tự nguyện cho máu ?"-người y tá lục quân hỏi.

Chị y tá người Việt hỏi lại cậu bé và nhận được câu trả lời hết sức đơn giản: "V́ nó là bạn cháu ".


13- CHÚNG TÔI LÀ NHỮNG THẰNG NGU!
Janice Anderson Connolly

Vào ngày đầu tiên tôi đi dạy, tất cả các giờ học đều trôi chảy. Cho đến giờ thứ bảy, giờ cuối cùng trong ngày.

Khi tôi bước tới lớp, tôi nghe thấy tiếng bàn ghế găy. Trong một góc pḥng tôi thấy một học sinh đang đè một đứa khác xuống sàn nhà.

Nghe này, thằng ngu kia!" đứa nằm dưới hét lên. "Tao cóc thèm để ư đến con em gái của mày đâu!"

"Mày đừng có đụng vào nó, mày nghe tao chứ?" đứa ở trên hăm dọa.

Tôi yêu cầu chúng không đánh nhau nữa. Bất ngờ cả 14 cặp mắt nh́n thẳng vào mặt tôi. Tôi biết trông tôi không có vẻ ǵ là thuyết phục cho lắm. Cả hai tên gườm gườm nh́n nhau và nh́n tôi rồi đi từ từ về chỗ ngồi. Vào lúc đó, giáo viên pḥng bên cạnh ló đầu vào pḥng, hét bọn học tṛ của tôi ngồi vào chỗ, im lặng và nghe lời tôi. Tôi cảm thấy ḿnh thật bất lực.

Tôi cố gắng dạy theo giáo tŕnh đă soạn nhưng chỉ gặp những khuôn mặt gườm gườm cảnh giác đề pḥng. Khi hết giờ, tôi giữ cậu học tṛ đă gây ra vụ đánh nhau. Cậu ta tên là Mark. "Thưa cô, không nên phí thời gian với tụi em," cậu ta nói. "Tụi em là những thằng ngu." Và Mark rời khỏi pḥng.

Lặng người đi, tôi rơi ḿnh xuống ghế và bắt đầu suy nghĩ xem tôi có nên trở thành giáo viên hay không. Có lẽ cách giải quyết tốt nhất là nên từ bỏ? Tôi tự nhủ sẽ cố một năm rồi sau khi tôi lập gia đ́nh vào mùa hè tới tôi sẽ làm điều ǵ đó có ích hơn.

"Tụi nó quậy cô phải không?" Đó là người giáo viên đă vào lớp tôi lúc năy. Tôi gật đầu.

"Đừng có suy nghĩ nữa," anh ta nói. "Tôi dạy chúng trong những lớp phụ đạo vào mùa hè, và hầu như chắc chắn tụi nó sẽ không tốt nghiệp nổi. Đừng có phí thời gian với bọn này."

"Ư anh là sao?"
"Chúng sống trong những túp lều ngoài đồng. Chúng là những lao động nay đây mai đó. Chúng chỉ đến trường khi chúng thích thôi. Đứa trẻ thứ hai đă quấy rối em gái của Mark khi chúng đi hái đậu chung. Tôi đă phải la chúng vào bữa trưa. Cứ phải giữ chúng im lặng và làm việc. Nếu chúng gây ra điều ǵ, cứ kêu tôi."

Khi tôi lấy đồ ra về. Tôi không thể nào quên được h́nh ảnh khuôn mặt của Mark khi cậu ta nói "Chúng em là những thằng ngu." Thằng ngu. Từ này cứ vang lên trong đầu tôi. Tôi quyết định tôi phải làm điều ǵ đó thật mạnh mẽ.

Vào buổi chiều hôm sau tôi bảo với người đồng nghiệp của tôi đừng vào lớp tôi nữa. Tôi cần điều khiển những đứa trẻ này theo cách của tôi. Tôi quay lại lớp và nh́n vào mắt từng học sinh. Rồi tôi bước tới bảng và viết ECINAJ.

"Đó là tên của tôi," tôi nói. "Các em có thể nói cho tôi biết đó là ǵ không?"

Bọn trẻ nói rằng tên của tôi "kỳ cục" và chúng chưa bao giờ thấy một cái tên như vậy. Tôi lại bước tới bảng và viết chữ JANICE. Nhiều đứa nhỏ bật kêu lên và chúng nh́n tôi vui vẻ.

"Các em nói đúng, tên của tôi là Janice," tôi nói. "Tôi bị thiểu năng đọc, nghĩa là chứng đọc khó. Khi tôi bắt đầu đi học, tôi không thể viết tên của tôi chính xác. Tôi không thể đọc chữ và các con số th́ bay mất tiêu khỏi đầu tôi. Tôi bị đặt biệt danh "Đứa ngu". Đúng vậy đó - Tôi đă từng là một "đứa ngu". Bây giờ tôi vẫn c̣n cảm giác được những âm thanh khủng khiếp đó và sự xấu hổ của ḿnh."

"Vậy sao cô thành giáo viên được?" một đứa trẻ hỏi.

"V́ tôi ghét những biệt hiệu đó và tôi không ngu si và tôi rất ham học. Lớp học của chúng ta cũng vậy. Nếu các bạn thích biệt danh "thằng ngu", các bạn không cần ở đây. Hăy đổi qua lớp khác. Không có ai ngu ở trong lớp này."

"Tôi sẽ không dễ dàng với các em," tôi tiếp tục. "Chúng ta sẽ làm việc và làm cho tới khi các em nắm bắt được. Các em sẽ tốt nghiệp và tôi hy vọng một số em sẽ vào được đại học. Đó không phải là chuyện tếu - đó là một lời hứa. Tôi sẽ không muốn nghe từ "ngu" một lần nào nữa. Các em có hiểu không?"

Bọn trẻ dường như ngồi nghiêm chỉnh hơn.

Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ và tôi bắt đầu thực hiện được một phần lời hứa. Đặc biệt Mark là một đứa trẻ rất thông minh. Tôi đă nghe cậu ta nói với một đứa khác "Cuốn sách này rất hay. Chúng tớ không đọc sách trẻ con ở đây." Cậu đang cầm cuốn sách "To Kill a Mockingbird".

Tháng ngày trôi qua, và sự tiến bộ thật tuyệt vời. Một ngày kia Mark nói với tôi "Mọi người vẫn nghĩ chúng em ngu v́ chúng em hay nói sai ngữ pháp." Đó là thời điểm tôi chờ đợi. Từ lúc đó chúng tôi học chuyên sâu về ngữ pháp, bởi v́ bọn trẻ muốn thế.

Tôi thật sự tiếc nuối khi thấy tháng Sáu tới, bọn trẻ đang muốn học thật nhiều. Tất cả học tṛ đều biết tôi sẽ lập gia đ́nh và dời đi xa. Tôi thấy rơ bọn trẻ xúc động mỗi khi tôi nhắc đến điều đó. Tôi vui v́ thấy chúng yêu mến tôi nhưng lại sợ rằng chúng sẽ buồn giận khi tôi ra đi.

Vào ngày cuối cùng của năm học, khi tôi đến trường, thầy giám thị gọi tôi khi tôi vừa bước vào cổng trường. "Xin cô vui ḷng đi theo tôi," ông nói một cách nghiêm khắc. "Có chuyện trong pḥng học của lớp cô." Ông thẳng bước đi về hướng lớp học. Điều ǵ đây? Tôi lo lắng.

Thật tuyệt vời! Bọn trẻ đă lấy sơn phun lên từng góc tường những bông hoa, từng bó hoa trên bàn mỗi đứa và một bó hoa lớn trên bàn tôi. Bọn trẻ làm thế nào mà được nhỉ? Tôi suy nghĩ. Hầu hết bọn chúng đều rất nghèo đến mức phải xin trường trợ cấp cho quần áo ấm và thức ăn.

Tôi bật khóc, và bọn trẻ khóc theo tôi.

Sau đó tôi mới được biết bằng cách nào bọn chúng làm được như vậy. Mark làm thêm trong một tiệm bán hoa vào cuối tuần đă thấy rất nhiều phiếu đặt hàng của các lớp khác. Cậu ta đă kể lại cho bạn bè nghe. Quá kiêu hănh để có thể chấp nhận bị coi là "nghèo", Mark đă hỏi người chủ tiệm xin những bông hoa dư c̣n lại. Rồi cậu đến nghĩa trang kể về một giáo viên đang chuẩn bị đi xa. Người ta đă giữ lại cho cậu những giỏ hoa.

Đó không phải là điều cuối cùng bọn trẻ làm cho tôi. Hai năm sau, cả 14 học sinh đă tốt nghiệp, và 6 đứa đă đạt học bổng vào đại học. Hai mươi tám năm sau, tôi đang dạy ại một trường rất nổi tiếng không xa nơi trường cũ. Tôi được biết Mark đă lập gia đ́nh với người cậu yêu từ đại học và trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi. Và thật bất ngờ, ba năm trước đứa con trai của Mark đă lại học trong lớp tôi dạy.

Đôi lần tôi bật cười khi nhớ lại ngày đầu tiên đi dạy. Nghĩ đến việc tôi muốn bỏ nghề để làm điều ǵ đó tốt hơn!



14- HẠNH PHÚC

...... Hồng y giáo chủ thong thả bước dọc con đường chính dẫn đến cái hồ nước trông xa như một tấm gương mờ. Xung quanh yên tĩnh, cái yên tĩnh đặc biệt trước lúc rạng đông, khi mà người ta không c̣n tin rằng những hàng cây hai bên đường đang ngủ im ĺm kia cách đây mươi phút lại có thể đầy người, đầy tiếng cười của phụ nữ, đầy tiếng chân bước, đầy tiếng âm vang của những bản nhạc và bài ca. Hai bên đại lộ, những toà nhà cao sừng sững với các ô cửa sổ tối đen cũng như đang nhắm mắt ngủ.

- Xin lỗi, ông có diêm không? - một người ngồi trên ghế đá bỗng đứng dậy, đến bên Hồng y giáo chủ và hỏi.

Người này bật diêm. Ánh sáng loé lên chiếu rơ khuôn mặt thanh tú, trầm tư, mệt mỏi với cḥm râu bạc được cắt tỉa cẩn thận.

- Cảm ơn, - người lạ mặt nói sau khi đă châm thuốc. – Không ngủ được, ra đây hít thở không khí, quên mang diêm theo. Thèm thuốc ghê gớm. Thế ông không hút thuốc à?

- Tôi hút bằng tẩu, - Hồng y giáo chủ trả lời, - Tôi không bao giờ chấp nhận thuốc điếu và thuốc cuốn.

- Tất cả đều có hại, - người lạ mặt nói thong thả. – Dù là hút bằng tẩu, bằng thuốc điếu hay thuốc cuốn th́ cũng thế cả thôi. Bằng ǵ cũng đầy ni-cô-tin mà như vậy có nghĩa là có thể bị bệnh ung thư. Nhưng hút bằng tẩu lại càng nguy hiểm hơn. Chín mươi lăm phần trăm những người bị bệnh ung thư môi là những người hút thuốc bằng tẩu hoặc dùng những cái bót cứng. Tôi nói điều này với ông trên cương vị là một nhà ung thư học.

- Nhưng chính ông cũng đang hút đấy thôi, cho dù đó là thuốc điếu đi nữa, - Hồng y giáo chủ mỉm cười. – Chính ông đă nói rằng thứ thuốc nào cũng có hại.

Đúng, thứ thuốc nào cũng có hại, - người lạ mặt trả lời nhỏ nhẹ. – Thứ thuốc nào cũng có hại. Và khốn nỗi chính tôi đă thấy rơ điều đó... Chính tôi...

Hồng y giáo chủ trố mắt ngạc nhiên nh́n người đàn ông ngoài sáu mươi tuổi, cao, ăn mặc sang trọng, có vẻ mặt cởi mở, đôn hậu đang đứng trước mặt. Người này b́nh thản đón nhận cái nh́n ḍ xét của Hồng y giáo chủ, thong thả rít thuốc lá.

- Xin lỗi, - Hồng y giáo chủ lúng túng. – Tôi có cảm tưởng... Tôi đă hiểu sai ư ông...

- Không, ông hiểu đúng đấy, - người lạ mặt căi lại. – Và ông đă làm một việc vô ích khi xin lỗi tôi. Nếu ông không vội đi đâu th́ ta ngồi xuống đây nói chuyện. Được chứ?

- Vâng, - Hồng y giáo chủ trả lời, càng ngạc nhiên hơn. – Tôi hi vọng là ông cũng không vội?...

- Vâng, quả là tôi cũng không vội đi đâu cả, - người đàn ông trả lời. – Nhưng thôi, chúng ta hăy làm quen với nhau. Tôi là Nhi-ca-lai Xéc-ghê-ê-vích, giáo sư y học.

- Rất hân hạnh, - Hồng y giáo chủ nói. – Tên tôi là I-go Pê-tơ-rô-vích.
Cả hai người ngồi xuống chiếc ghế đá. Hồng y giáo chủ lấy tẩu, nhồi thuốc lá vào rồi châm lửa hút. Hai người ngồi im.

- I-go Pê-tơ-rô-vích, - giáo sư phá vỡ sự im lặng, - ông làm nghề ǵ?

- Tôi là một tên móc túi, - Hồng y giáo chủ trả lời với cái giọng tựa hồ như lăo nói lăo là “kỹ sư điện” hay “tiến sĩ kỹ thuật” vậy. Hồng y giáo chủ cũng không hiểu tại sao lại đột nhiên trả lời câu hỏi của giáo sư như thế, bởi v́ ngay lúc ấy lăo không thể trả lời khác được. Sau này, mỗi lần nhớ đến cuộc nói chuyện ban đêm kỳ lạ này, Hồng y giáo chủ lại nghĩ rằng hắn đă trả lời giáo sư như thế chẳng qua là v́ cuộc nói chuyện với Xen-ca. Và lăo cảm thấy tức Xen-ca.

Tuy thế, sau khi nghe câu trả lời của Hồng y giáo chủ, giáo sư không hề tỏ ra ngạc nhiên. Ông ngồi với vẻ tựa hồ như ngày nào ông cũng làm quen với những tên móc túi và đêm đêm vẫn ngồi tṛ chuyện thẳng thắn với chúng. Cái đó cũng làm cho Hồng y giáo chủ cảm thấy khó chịu.

- Thế nào, ông vừa ư chứ? – Hồng y giáo chủ trả lời với giọng thách thức.

Giáo sư nh́n lăo chăm chú rồi b́nh tĩnh trả lời:

- Thế cái đó có vừa ư ông không?

- Chắc ông nghĩ là không chứ ǵ? - Hồng y giáo chủ càng cáu hơn.

- Đúng, tôi nghĩ thế. Hơn nữa tôi c̣n tin như thế.

- Tại sao vậy?

- Tại v́ tôi là bác sĩ. Và tôi dám nghĩ rằng tôi là một bác sĩ có kinh nghiệm. I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, tôi đă từng khám hàng ngàn bệnh nhân. Và từ lâu tôi đă học được cách nh́n thấu suốt để biết được sau cái vẻ lỗ măng giả tạo là sự nhút nhát, sau cái vẻ anh hùng rơm là sự buồn chán, sau cái giọng nói khiêu khích là sự bối rối về tinh thần... Có lẽ do... e hèm... nghề nghiệp của ông mà ông thường xuyên phải lừa gạt mọi người. Phải thế không?

- Phải, - Hồng y giáo chủ xác nhận. - Phần lớn là múc túi nhưng thỉnh thoảng cũng có lúc phải lừa gạt.

- Tôi hiểu. Tôi th́ chưa bao giờ phải móc túi, nhưng lừa dối là chuyện thường... V́ nghề nghiệp của tôi...

- Xin lỗi, tôi không hiểu, - Hồng y giáo chủ nói, lăo ngạc nhiên nhận ra rằng giờ đây lăo không c̣n cảm thấy tức giận người đang nói chuyện với ḿnh nữa mà trái lại c̣n cảm thấy thích thú. - Tại sao ông lại phải lừa dối?

- Rất đơn giản, - giáo sư trả lời. – Tôi không bao giờ, gần như không bao giờ cho những bệnh nhân của tôi biết rằng họ bị bệnh ung thư cả. Khi toà án tuyên bố tử h́nh một tên phạm trọng tội th́ đó là sự trừng phạt tất yếu. Nhưng tuyên án tử h́nh một người hoàn toàn vô tội th́ đó là một việc làm tội lỗi, đó là chưa nói đến những cái khác. Bởi vậy mà phải lừa dối. Từ trước đến nay bao giờ tôi cũng làm như thế và tôi cũng dạy các bác sĩ trẻ làm như thế. Về vấn đề này, trong giới y học chúng tôi không hề có sự bất đồng. Ông hiểu rồi chứ.
- Vâng, - Hồng y giáo chủ nói sôi nổi. – Và ông lừa được chứ?

- Trong đa số trường hợp th́ lừa được, - giáo sư trả lời... - Ở đây, chúng tôi có một người bạn đồng minh hùng mạnh...

- Ai vậy?

- Đó là tâm lư con người. Cũng cần phải nói cho ông biết rằng đó là một điều ḱ lạ! Dựa vào nhiều năm kinh nghiệm, tôi có thể khẳng định rằng tuyệt đại đa số những người thậm chí đang hấp hối cũng không tin là ḿnh sắp chết, ngay cả đến phút cuối cùng cũng vậy. Thậm chí khi họ nói là họ sắp chết th́ trong thâm tâm họ vẫn không tin vào điều đó và nhờ trời là họ không tin... Tôi là một người vô thần và chỉ v́ thế mà tôi không cảm tạ thượng đế về cái đặc điểm ḱ lạ ấy trong tâm lư con người. Nếu không th́ nhất định tôi phải cảm tạ rồi, nhất định! Vả lại gần đây tôi chẳng những đă phải lừa dối những người bệnh mà c̣n phải lừa dối cả những người khoẻ mạnh. Trong số đó có cả những người thân của tôi...

- Thế ông lừa dối họ để làm ǵ?

- Tôi sẵn sàng giải thích cho ông hiểu, - giáo sư nói. - Phải thú nhận rằng tôi rất sung sướng v́ cuộc làm quen ban đêm này của chúng ta, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ. Đây là lần đầu tiên chúng ta gặp nhau và cũng có thể là lần cuối cùng. Chính v́ vậy mà tôi có thể tâm sự thoải mái với ông những điều mà tôi không có quyền tâm sự với những người thân của tôi... Xin lỗi v́ tôi nói thẳng, ông đang để lại cho tôi cái ấn tượng... e hèm... của một người trí thức...

Đúng vậy, tôi là một tên móc túi trí thức, - Hồng y giáo chủ trả lời với vẻ hănh diện. – Thưa giáo sư, tôi rất thích thú được nghe ông nói.

Tôi thấy. Tôi nói để ông biết rằng tôi bị ung thư phổi. Tôi chỉ c̣n có thể sống một vài tháng nữa...

Hồng y giáo chủ rùng ḿnh và đưa mắt nh́n giáo sư. Giáo sư nh́n đi chỗ khác.

- Không thể! - Hồng y giáo chủ thốt lên. – Không thể như thế được, chắc ông nhầm!...

Rất tiếc là tôi đă không nhầm, - giáo sư nói. – Lúc xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, tôi đă vào điều trị trong bệnh viện do tôi phụ trách. Biết chắc là tôi bị ung thư, các bạn đồng nghiệp của tôi và các học tṛ của tôi đă quyết định đánh lừa tôi. Một sự lừa dối cao cả, có thể nói như vậy... Tôi hiểu ngay điều đó và ở địa vị họ tôi cũng sẽ làm như vậy. Nhưng chắc ông hiểu, đánh lừa một nhà ung thư học có kinh nghiệm không phải là dễ. Bởi vậy mà họ phải lập hai bệnh án: một bệnh án thật để họ theo dơi và một bệnh án giả cho tôi. Họ đă cố gắng hết sức và đưa cho tôi xem những tấm phim X quang của người khác, những kết quả xét nghiệm sinh hoá tốt lành, vân vân... Tôi biết tỏng ngay các mánh khoé đó, những vẫn làm ra vẻ tin tưởng tất cả để khỏi phụ ḷng họ... Tóm lại, v́ lợi ích của cả hai bên, chúng tôi đă đánh lừa nhau khá là khéo léo.

Có lẽ giáo sư nhầm chăng? - Hồng y giáo chủ lại hỏi với giọng rụt rè.

Ồ không, ông hăy nghe tôi kể tiếp. Chúng tôi cứ tiếp tục đánh lừa nhau như thế cho đến một hôm có anh bác sĩ trẻ nọ, là một trong những học tṛ cưng của tôi, trong khi tiếp tục tṛ lừa đă làm một việc quá đáng. Hôm ấy, anh ta đă viết một bản phân tích máu giả rồi đưa cho tôi xem. Anh bác sĩ trẻ làm việc đó một cách vụng về. Anh muốn làm vui ḷng tôi, đă cố gắng quá mức và để lộ một lỗ hổng trong kiến thức của ḿnh. Thực ra, anh ta là một nhà giải phẫu chứ không phải là một nhà chuyên môn về máu, song cái sai lầm của anh không thể dung thứ được ngay cả đối với một nhà giải phẫu. Tôi rất buồn phiền và đă nói với anh ta: “Này anh bạn trẻ, đă hơn một tháng nay tôi chú ư theo dơi các anh cùng nhau cố gắng đánh lừa giáo sư của ḿnh. Nói chung các anh làm cũng được. Bởi vậy mà tôi cũng đă chơi cái tṛ lừa đó với các anh. Nhưng hôm nay anh đă phạm một sai lầm lớn. Là thầy giáo của anh, tôi không sao chịu được...”. Tôi đă giải thích cặn kẽ cho anh ta biết thực chất cái sai lầm mà anh ta đă phạm phải. Trước những bằng chứng xác đáng, anh ta đă phải cúi đầu nhận tội.

Thế là hỏng bét cả: - Hồng y giáo chủ phẫn nộ. - Đồ cù lần! Ấy, tôi muốn nói là đồ ngu ngốc:

Không, anh ta không phải là kẻ ngu ngốc đâu, - giáo sư phản đối. - Chẳng qua là anh ta đă không nghĩ đến một điều: tôi đă để rất nhiều năm nghiên cứu bênh ung thư nên tôi có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh của chính ḿnh. Sau khi anh bác sĩ trẻ thú nhận sai lầm của ḿnh, tôi đă bắt anh ta phải hứa là sẽ không để cho bất kỳ một ai trong số bạn đồng nghiệp biết cuộc nói chuyện giữa tôi và anh ta. Anh ta c̣n báo cho tôi biết rằng vợ tôi đă biết hết mọi chuyện và bà ta cũng đang tham gia cái tṛ chơi bi thảm ấy... Ít lâu sau, tôi ra viện và tiếp tục đóng vai một người tin chắc rằng ḿnh hoàn toàn khoẻ mạnh. I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, phải nói với ông rằng đó là một vai rất khó đóng...

Giáo sư im lặng, rút thuốc ra hút. Hồng y giáo chủ cũng lặng im, xúc động trước tất cả những điều mà lăo vừa nghe được.

Không thể giải thích được v́ sao con người đôi khi có thể đem những điều tâm sự sâu kín nhất của ḿnh kể lại cho những người t́nh cờ gặp gỡ? V́ sao vị giáo sư đứng tuổi ấy lại thổ lộ chuyện tai hoạ khủng khiếp nhất của ḿnh với một gă móc túi mà trước đó ông chưa hề biết, chưa hề gặp và có lẽ cũng sẽ không bao giờ gặp lại? Những quy luật bí ẩn nào đă điều khiển những cảm xúc đột nhiên sinh ra trong con người như thiện cảm hay ác cảm, cởi mở hay kín đáo, t́nh bạn hay thù địch, ḷng tốt hay sự ghét bỏ? Và v́ sao Hồng y giáo chủ không hề có cái ǵ chung với con người đang ngồi bên lại lo lắng cho số phận của người ấy đến như vậy, lại biết ơn chân thành sự tin cậy của người ấy đến như vậy, cho dù không c̣n có thể giúp đỡ ǵ được? Thật ra là v́ sao?

Các h́nh phạm thường hay đa cảm. Nhưng Hồng y giáo chủ là một trường hợp ngoại lệ. Đă lâu lắm rồi lăo chưa bao giờ xúc động như đêm nay.

Nửa giờ trước đây giáo sư đă chia sẻ nỗi bất hạnh của ḿnh với người qua đường t́nh cờ ấy chỉ v́ ông không c̣n đủ sức một ḿnh chịu đựng cái gánh nặng bí mật và khủng khiếp của ḿnh nữa. Cái nhu cầu b́nh thường, giản dị của con người muốn được chia sẻ nỗi đau khổ của ḿnh cho người khác đă dấn đến cuộc nói chuyện ban đêm ḱ lạ ấy. Giờ đây, thấy sự phản ứng của Hồng y giáo chủ đối với những điều lăo vừa nghe, giáo sư cảm thấy sung sướng gấp đôi về cuộc nói chuyện này: một phần v́ ông thấy ḷng ḿnh nhẹ nhơm hơn đôi chút, một phần v́ sự xúc động chân thành của Hồng y giáo chủ lại một lần nữa khẳng định niềm tin bất di bất dịch của giáo sư vào ḷng người...

Cuộc đời thật là ḱ diệu! – giáo sư nói. - Trước đây một giờ, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, hai chúng ta thậm chí không hề biết đến sự tồn tại của nhau trên đời này. Thế mà giờ đây chúng ta lại tṛ chuyện với nhau như những người bạn tri kỉ. Và thậm chí giờ đây tôi c̣n có cảm tưởng là ông đang lo lắng cho số phận của tôi.

Vâng, đúng thế, giáo sư ạ, - Hồng y giáo chủ xác nhận với vẻ lúng túng.

Thế ông không nhận thấy rằng tôi cũng chẳng thờ ơ với số phận của ông sao? – Nhi-ca-lai Xéc-ghê-ê-vích mỉm cười.

Ông biết ǵ về số phận của tôi? - Hồng y giáo chủ đáp lại. – Hay ông thực sự tin rằng tôi là một tên móc túi? Thế ngộ nhỡ tôi nói đùa hoặc tôi định trêu ông, tôi nặn lăo gù th́ sao?

Nặn lăo gù? Xin lỗi, đó là tṛ ǵ vậy? – giáo sư lại mỉm cười. Tôi... e hèm... không phải bao giờ cũng hiểu hết từ vựng của ông, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ. Có lẽ đó cũng là một lỗ hổng trong học vấn của tôi... Nhưng dù sao th́ tôi cũng chỉ là một nhà y học chứ không phải là nhà h́nh pháp học...

Hồng y giáo chủ nhếch mép cười.

Ông đă khéo léo xỏ mũi tôi, - lăo nói. – Thôi được, ông đă thắng. Tôi xác nhận những lời khai trước đây. Tôi quả là một tên móc túi, có kinh nghiệm. Cũng là một giáo sư trong nghề của ḿnh. Lời nói danh dự của Hồng y giáo chủ đấy! Xin lỗi, Hồng y giáo chủ là tên lóng của tôi. Ông có thích cái tên lóng ấy không?

Không, - giáo sư trả lời. - Đời người chỉ sống có một lần. Và tốt nhất là sống với một cái tên... Tôi muốn nói đến cái tên thật... Từ trước đến nay, bao giờ tôi cũng cảm thấy thương hại những người không hiểu được rằng người ta chỉ có một cuộc đời, một tổ quốc và một cái tên. Đó là cái thước đo mà không ai được phép vi phạm. Và không ai được phép quên cái thước đo đó, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ. Ông đồng ư với tôi chứ?

Hồng y giáo chủ vẫn ngồi im suy nghĩ cách trả lời giáo sư cho thật hay. Lăo muốn trả lời làm sao để giáo sư hiểu rằng ngay cả lăo, Hồng y giáo chủ, cũng có thể triết lí được.

Thế ai biết được thước đo là ǵ? – lăo nói chậm răi. – Ai xác định được nó? Thế nào là thước đo của cuộc đời? Thế nào là thước đo của tội lỗi và thước đo của h́nh phạt? Thế nào là thước đo của điều thiện và điều ác? Xin phép được hỏi ông: người ta đă định chuẩn cái thước đo ấy ở hiệu thuốc nào và bằng dụng cụ đo lường nào? Tôi đă nhiều lần bị toà án kết tội và bao giờ cũng vậy, tôi thành thật cho rằng cái mức độ h́nh phạt mà toà án dành cho tôi thật là quá đáng. Nhưng các vị thẩm phán lại cho rằng mức độ đó là đúng đắn. C̣n các nạn nhân bị tôi lấy cắp th́ dă nhiều lần thét lên rằng như thế là quá nhẹ. Họ không vừa ḷng với mức độ h́nh phạt đó. Đấy, tôi nói với ông ba cái mức độ khác nhau, ba cái thước đo khác nhau. Thế th́ ai đúng? Tôi, các vị thẩm phán hay các nạn nhân? Và có cái thước đo nào làm vừa ḷng tất cả mọi người không? Không có cái thước đo ấy, tôi xin đưa đầu ra mà cam đoan như vậy! Ông vừa nói đời người chỉ sống có một lần. Nhưng không một ai muốn chết ngay cả lúc đă sống trọn đời rồi, ngay cả lúc cuộc đời không được êm ấm cho lắm.

Đúng, không ai muốn chết cả! – giáo sư nói khẽ và ông nói với cái vẻ khiến cho Hồng y giáo chủ phải giật ḿnh như phải bỏng. Lăo cảm thấy hổ thẹn v́ lăo đă sơ ư đụng chạm thô bạo đến cái điều mà đáng lẽ lăo không được đụng chạm đến.

Ở đâu đó đằng phía chân trời xa xa, bầu trời Mát-xcơ-va trước lúc rạng đông đă bắt đầu hiện lên xam xám trên những mái nhà c̣n yên ngủ. Buổi sáng đang rón rén đến rất gần thành phố. Và mặc dù xung quanh vẫn c̣n tối và rất yên tĩnh, những hàng cây đă bắt đầu khe khẽ ŕ rào và làn gió trong lành thỉnh thoảng lại rung xào xạc hàng cây xanh mát hai bên đường. Hồng y giáo chủ ngồi im, đầu cúi thấp, lăo vẫn chưa hết xấu hổ v́ sự thiếu tế nhị của ḿnh.

Ông hỏi có cái thước đo làm vừa ḷng tất cả mọi người không à? – giáo sư phá vỡ sự im lặng kéo dài. - Hạnh phúc của con người, đó chính là cái thước đo ấy. Đúng, hạnh phúc... Tuy nhiên, nghĩa của cái từ đơn giản mà cũng phức tạp ấy đă bị lẫn lộn, bóp méo và làm khó hiểu hơn bất ḱ một từ nào khác... Những con người khác nhau trong những thời đại khác nhau đă giải thích một cách khác nhau thế nào là hạnh phúc và phải làm sao để đạt được hạnh phúc. Những người này khi nói về hạnh phúc đă lừa dối một cách cố ư và vụ lợi, những người khác th́ tự lừa dối ḿnh, c̣n những người thứ ba th́ lại hoàn toàn không hiểu rốt cuộc hạnh phúc thực sự là ǵ. Suốt nhiều thế kỉ, người ta đă bị nhồi nhét cái tư tưởng cho rằng hạnh phúc thực sự chỉ đến với con người một khi họ đă về bên kia thế giới, và nếu như v́ cái đó mà nhẫn nhục chịu đựng mọi nỗi đắng cay trên đời th́ khi nhắm mắt sẽ được ân thưởng trên thiên đàng. Trong cuộc chạy đua để t́m cho ḿnh cái gọi là hạnh phúc, con người đă gây nên những tội ác tày trời và những hành động bất ngờ nhất. Chính ông, I-go Pê-tơ-rô-vích ạ, có lẽ ông cũng đă trở thành... e hèm... con người như bây giờ... chỉ v́ ông cho rằng đó là con đường dẫn đến hạnh phúc... Hay ít ra ông cũng đă cho là như thế khi bắt đầu... nghề nghiệp của ḿnh...

Vâng, cũng gần như thế, - Hồng y giáo chủ đồng ư. – Cái ǵ có th́ phải nói là có.

Ông thấy đấy, c̣n bây giờ, tôi có cảm tưởng là ông không c̣n cho là như thế nữa.

Thế theo giáo sư, hạnh phúc ở chỗ nào? - Hồng y giáo chủ hỏi.

Hạnh phúc ở trong tất cả những ǵ cuộc sống trao cho chúng ta và trong tất cả những ǵ chúng ta làm ra v́ cuộc sống, v́ con người. Hạnh phúc có ở tất cả những nơi không có sự lừa lọc, ích kỷ, không có khát vọng sống ăn bám vào sức lao động của người khác, không có áp bức và bất công. Nếu con người không bám vào cuộc sống mà tạo dựng cuộc sống, nếu con người biết lao động sáng tạo và thích thú với sự lao động th́ con người đó nhất định sẽ có hạnh phúc thực sự. Và lúc bấy giờ hạnh phúc là tất cả: là một đêm yên tĩnh như đêm nay trên một đại lộ thanh vắng, là một cuộc nói chuyện bất ngờ với một người không quen biết, là mỗi hớp không khí, là cái công việc chờ đợi ngày mai, là một quyển sách hay, là một bản nhạc êm dịu, là một bức tranh khiến ta phải ngẫm nghĩ.

Giáo sư đứng dậy, vươn vai cho ấm người, sau đó ông lại ngồi xuống bên Hồng y giáo chủ, nh́n thẳng vào mặt lăo một cách chăm chú, dịu dàng và buồn buồn. Hoàn toàn bất ngờ, ông chuyển sang gọi Hồng y giáo chủ bằng “anh”, ông nói chậm răi và rất rắn rỏi:

- Đó là tất cả mọi chuyện, anh bạn bất ngờ của tôi ạ. Bây giờ tôi phải đi. Sáng mai, hay nói đúng hơn là mấy giờ nữa, tôi sẽ phải mổ một ca quan trọng. Bệnh nhân là một người đàn ông bốn mươi hai tuổi. Anh ta bị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Anh ta phải sống. Và anh ta sẽ sống... Tôi đưa đầu ra mà cam đoan là anh ta sẽ sống... Và đó cũng là hạnh phúc. Hạnh phúc đối với anh ta, đối với tôi, đối với anh, đối với mọi người!

Hồng y giáo chủ đột nhiên đứng phắt dậy, quay đi, không nh́n giáo sư, bước mấy bước. Sau đó, lăo quay lại.

Sao, khó khăn lắm à? – giáo sư hỏi.

Khó, - Hồng y giáo chủ trả lời.

Hạnh phúc càng khó khăn lại càng đúng đắn, - giáo sư nói với theo. – Đi đi, đừng sợ, cứ đi đi!... Thế nào anh cũng t́m được hạnh phúc... C̣n cái... tẩu kia, anh hăy vứt mẹ nó đi!... Vứt cùng với cái tên lóng của anh! Và cùng với tất cả các thứ khác!...

Hồng y giáo chủ đứng im, mắt không rời giáo sư. Lăo cố nói một câu ǵ đó, nhưng hai môi lăo run run và lăo không thể nói được một lời nào. Giáo sư bước đến gần lăo và buông một câu giận dữ:

Sao lại run? V́ sợ à?

V́ hạnh phúc, - Hồng y giáo chủ nói ấp úng rồi bỏ chạy, dường như muốn chạy thoát khỏi chính ḿnh...

Nh́n theo Hồng y giáo chủ, giáo sư suy nghĩ: một khi hai người nói chuyện với nhau một cách cởi mở, có thiện ư và tin cậy th́ bao giờ họ cũng t́m được một tiếng nói chung, không phân biệt tuổi tác, tiểu sử và nghề nghiệp. Lúc ấy, sự giao tiếp của họ sẽ thoát khỏi mọi sự tính toán, ngờ vực, ghen ghét và ích kỷ. Và đó cũng chính là niềm hạnh phúc thực sự, niềm hạnh phúc mạnh hơn tất cả những ǵ cản trở con người sống, làm việc, chăm sóc và quư trọng nhau...





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network