Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Nhịp Cầu T́nh Thương >> Lớp Việt ngữ ởHố Lương (Neak Loeung) ở tỉnh Prey Veng (Cambodia)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 montessori2014
 member

 ID 79348
 11/30/2014



Lớp Việt ngữ ởHố Lương (Neak Loeung) ở tỉnh Prey Veng (Cambodia)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Houston, TX – Vào cuối tháng 10/2014, ông Nguyễn Công Bằng đă đại diện Hiệp Hội Thiện Nguyện V́ Dân (ViDan Foundation) trở lại Cambodia để thăm viếng các chương tŕnh trợ giúp giáo dục do Hiệp Hội hợp tác thực hiện, nhằm giúp cho gần 300 trẻ em nghèo có điều kiện đi học chữ. Tháp tùng chuyến đi lần này có nhà văn Tưởng Năng Tiến, người đă có nhiều sự quan tâm và yểm trợ cho các hoạt động thiện nguyện của Câu lạc bộ Hoa-Mai (tiền thân của ViDan Foundation) trong nhiều năm qua.

Theo lời chia sẻ của ông Nguyễn Công Bằng, hành tŕnh của chuyến đi khởi đầu bằng một kỷ niệm khó quên khi hai người chọn chuyến bay có đoạn quá cảnh ở phi trường Tân Sơn Nhất “để có dịp trực tiếp nh́n lại một khoảng quê hương sau bao nhiêu năm không về lại được quê nhà…”





Trong hơn hai tuần lễ sinh hoạt ở Phnom Penh, Prey Veng và Kampong Chhnang, “phái đoàn” ViDan Foundation đă tiếp xúc và tiến hành các công việc thiện nguyện với một số tổ chức NGOs.

Nơi đến đầu tiên của chuyến công tác này là thăm viếng trường Việt ngữ đang được Hiệp Hội bảo trợ ở khu phà Hố Lương (Neak Loeung, Prey Veng), nơi đang dạy dỗ cho khoảng 150 em học sinh thuộc các gia đ́nh người Việt nghèo khó đang cư ngụ trong vùng.


Sáng lập và điều hành trường này liên tục trong hơn ba mươi năm là thầy giáo Lê Văn Hiển. Dù bản thân bị khuyết tật ở chân song Thầy đă không quản ngại khó khăn, thiếu thốn để dạy chữ Việt cho nhiều ngàn trẻ trong hơn 30 năm qua. Theo lời Thầy, nhiều học sinh hiện nay là con, cháu của những đứa học tṛ trong giai đoạn đầu tiên.

Đặc điểm của trường là chỉ có hai lớp mà Thầy gọi là “lớp lớn” và “lớp nhỏ”. Lớp lớn là những em đă biết đọc, biết viết và được Thầy dạy tiếp những ǵ Thầy dạy được; chứ không phân lớp thành lớp hai, ba, bốn… Lớp nhỏ là những em bắt đầu học chữ, kể cả những em chỉ ở độ tuổi mẫu giáo mà gia đ́nh gửi vào để có điều kiện rănh rỗi mưu sinh độ nhật. Kế đến, rất nhiều em học sinh đi bán hàng rong ở bến phà trước và sau giờ học của ḿnh. Trường dạy sáu ngày mỗi tuần, mỗi ngày 5 giờ đồng hồ vào buổi chiều.


Kể từ khi được Hiệp Hội V́ Dân bảo trợ, gia đ́nh các em không phải đóng “học phí” cho trường nữa, vốn chỉ có 100-200 ria/ngày (tương đương với 3-5 xu/ngày). Hiệp Hội đồng thời giúp các phụ huynh một phần sách vở cho các em học tập, và tổ chức phát quà mỗi khi có lễ lớn của dân tộc, như Trung Thu, Tết Nguyên đán.

Trong chuyến thăm khu Hố Lương lần này, phái đoàn có người đại diện cho hội MIRO và bà Judith Kunze - một người ngoại quốc đang làm việc thiện nguyện ở Cambodia. Nỗ lực không mệt mỏi của bà Judith là giúp cho những người Việt sinh ra trên đất Cambodia được hợp thức hóa t́nh trạng quốc tịch Cambodia, để thoát khỏi t́nh trạng mà các NGOs gọi là “stateless”.


Cũng trong chuyến thăm đồng bào ở Neak Loeung, phái đoàn đă có dịp thăm viếng và trợ giúp một ngân khoản nhỏ để mua tập vở cho lớp Việt ngữ của một chùa Phật giáo, và một lớp khác ở khu vực lân cận.

Sau chuyến thăm đồng bào ở tỉnh Prey Veng, phái đoàn đă lên đường về phía Bắc để đến một khu vực có 874 gia đ́nh người Việt sinh sống, phần lớn bằng nghề cá, ở tỉnh Kampong Chhnang, cách Nam Vang khoảng 95km.


Vào tháng 07/2014, hội thiện nguyện MIRO đă xin phép chính quyền tỉnh và các cơ quan giáp dục sở tại để phối hợp với ViDan Foundation tiến hành chương tŕnh dạy học cho 95 trẻ thơ thuộc các gia đ́nh nghèo ở làng Kandal và Chong Koh thuộc huyện Phsar Chhnang.

Khác với trường ở Neak Loeung, trường Samaki ở đây dạy lớp 1 và 2 theo đúng chương tŕnh của Bộ Giáo dục Cambodia vào buổi sáng, và dạy Việt ngữ vào buổi chiều. [xem tin] Toàn bộ chi phí hoạt động được sự bảo trợ của ViDan Foundation.

Điểm khác biệt đáng khích lệ là nhờ sự vận động pháp lư của hội MIRO, các học sinh của trường đă được chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận (tương đương với giấy khai sinh) để các trẻ thơ này được phép ghi danh học ở trường theo hệ thống công lập -- một sự tiến bộ lớn so với thực tế hiện thời là hầu hết trẻ sinh ra ở Cambodia đều không được công nhận quốc tịch Khmer, hay được cấp giấy khai sinh chính thức


Cùng ngày với chương tŕnh thăm viếng trường Samaki, phái đoàn đă phát gần 130 phần gạo (mỗi bao 10kg) cho các gia đ́nh nghèo khổ trong khu vực, và hàng trăm bọc kẹo cho các cháu học sinh, trẻ nhỏ. Món quà thiết thực này được sự bảo trợ của Bác sĩ Kenneth Nguyen ở California.

Những gia đ́nh không đến địa điểm trường Samaki để nhận gạo được th́ phái đoàn đă được người đại diện chính quyền Cambodia ở địa phương giúp đưa đến từng bè để giao tận tay.

Theo lời chia sẻ của ông Nguyễn Công Bằng, nhu cầu trợ giúp xă hội và giáo dục cho các trẻ thơ Việt Nam ở Cambodia vô cùng lớn lao và chắc chắn là hoàn toàn nằm ngoài khả năng của Hiệp Hội. Tuy vậy, ông khẳng định rằng việc mở trường dạy các em học chữ là vô cùng cần thiết v́ qua nỗ lực này, một số em sẽ may mắn được thoát dốt để có điều kiện tiến thân khá hơn là thế hệ cha mẹ. Ông hy vọng là thời gian tới sẽ có thêm nhiều tổ chức từ thiện đến Cambodia trợ giúp cho các đồng bào đang sống lưu lạc khốn khổ ở xứ này.


Cũng theo ông, quan trọng hơn hết là những tiếp trợ tương tự thế này c̣n mang một giá trị tinh thần khác: Những đồng bào Việt Nam bất hạnh này không c̣n cảm thấy bị bỏ quên.

Viết theo lời chia sẻ của ông Nguyễn Công Bằng (từ Nam Vang).

Anh Trinh

Hiện nay, ông Nguyễn Công Bằng đang đến thành phố Melbourne và Sydney (Úc Châu) để chia sẻ về nỗ lực của Hiệp Hội.


Thư từ liên lạc và chi phiếu ủng hộ cho Hiệp Hội xin gửi đến:

ViDan Foundation Inc.

PO Box 842064, Houston, TX 77284-2064

Đồng bào muốn đóng góp qua hệ thống chuyển ngân PayPal có thể ủng hộ Hội qua địa chỉ email: [email protected]

Mọi thắc mắc hay liên lạc xin vui ḷng liên lạc cô Anh Trinh ở số điện thoại 713-391-9843 hoặc địa chỉ email: [email protected]





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 montessori2014
 member

 REF: 688950
 11/30/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


 

 montessori2014
 member

 REF: 688952
 11/30/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Những ngày cận lễ, tôi hân hạnh nhận được qua email một bài viết mới (“Thanksgiving 2014 & Dân Việt Tỵ Nạn”) của nhà văn Giao Chỉ. Xin được trích dẫn đôi đoạn ngắn để chia sẻ cùng độc giả:

Quả thực người Mỹ đă có đầy đủ lư do để giữ ǵn truyền thống với ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm. Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đ́nh người Anh theo Tin Lành đă đi t́m đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng...

Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đă phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.

Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống c̣n măi đến ngày nay...

Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đă có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.

Như vậy chúng ta hiểu một cách giản dị là nếu đă đến Mỹ th́ sẽ có cơ hội trở thành người Mỹ. Căn cứ vào điều khoản của luật 1790, một đạo luật khác đă ra đời năm 1975 có tên là Indochina Migration and Refugee Act...

Khi miền Nam xụp đổ tháng 4-1975 đợt di tản đầu tiên của người Việt đă mở ra một đầu cầu quan trọng cho lịch sử di dân từ Châu Á. Những chuyến đi vô cùng mạo hiểm của thuyền nhân đă làm thành thiên anh hùng ca của con đường đi t́m tự do với hàng ngàn con tàu May Flower của dân Việt đă ra đi trong đó nhiều di dân không bao giờ đến được miền đất Hứa...​

Và dù 5 ăn 5 thua con tàu Mayflower Việt Nam đă ra đi từ khắp miền duyên hải có khi chỉ là những chiếc ghe nhỏ bé mong manh.

Người Việt đă v́ nhiều lư do để ra đi suốt bao nhiêu năm qua. Và danh từ Boat People trong tự điển thế giới đă không c̣n cùng ư nghĩa xưa cũ để chỉ những người sinh sống ở trên thuyền. Boat People ngày nay có nghĩa là người Việt đă đi t́m tự do bằng thuyền vượt biển Nam Hải.

Lịch sử các cuộc di dân của nhân loại đă đưa đến nhận định rằng Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu quư. (You cannot choose the land you birth, but you can choose the land you love).

Nhận định này, tiếc thay, không hẳn đã hoàn toàn đúng với tuyệt đại đa số người Việt đang sống lây lất ở Cambodia. Phần lớn họ không được chính phủ sở tại xem là cư dân hợp pháp nên vẫn cứ là những boat people (bấp bênh sinh sống trên thuyền) ở Biển Hồ, và nhiều bến bờ khác nữa xuôi theo dòng sông Tonlé Sap.



Ảnh NCB – November 2014

Sau một chuyến đi thăm đồng hương ở đất nước này, nhà báo Văn Quang kết luận:

“Hầu hết là người Việt Nam lưu lạc qua Campuchia v́ nhiều lư do khác nhau. Nhưng tựu chung họ là những người đi kiếm sống ở một vùng tưởng rằng đó là đất hứa... Trước hay sau họ cũng phải t́m đường đi thôi. Nhưng đi đâu, làm cái ǵ để sống là những ḥn đá tảng níu chân họ lại. Rồi bao nhiêu đời vẫn cứ thay nhau lầm than cơ cực ở nơi xứ người này, không có lối thoát. Họ vẫn chỉ có một ư nghĩ, ở đây họ c̣n có chiếc thuyền, dù rách nát, nhưng họ vẫn có một nghề chài lưới kiếm sống qua ngày. Đi nơi khác, chẳng biết bấu víu vào đâu!”



Ảnh NCB – November 2014

Trong bản tường trình (The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia) của MIRO – Minority Rights Organization – phổ biến vào tháng 3 năm 2014, tổ chức này đã ví von đám người Việt đang sinh sống nơi đây là “những kẻ đang sống ngoài cửa thiên đàng.” Ngay giữa thiên đàng của xứ Chùa Tháp (ngó bộ) cũng không hạnh phúc hay tự do gì cho lắm, nói chi đến thân phận của những kẻ còn “kẹt” ở bên ngoài.

Họ “kẹt” cái gì vậy Trời?

Xin thưa cái ... quốc tịch Cambodia.

Nhà văn Giao Chỉ cho biết “Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đă có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.” Cao Miên không phải là Mỹ Quốc nên xứ sở này không có luật lệ gì đàng hoàng và rõ ràng, cùng với những lời lẽ “vàng ngọc” như vậy.

Vô số người Việt sinh đẻ ở Miên còn chưa được cấp cái giấy khai sinh, nói chi đến những thứ xa xỉ như thẻ căn cước hay quốc tịch. Và không quốc tịch cũng có nghĩa là không có quyền tiếp cận với tất cả những dịch vụ và quyền lợi tối thiểu như người dân bản xứ: không y tế, không giáo dục, không có quyền sở hữu đất đai hay tài sản …

Thực ra thì những người dân trôi sông lạc chợ này cũng chả ai biết (hay dám) đòi hỏi quyền lợi gì ráo trọi. Tất cả chỉ mong được sống cho nó yên thên thôi nhưng sự mong muốn giản dị này – xem chừng – vẫn còn rất xa tầm tay của họ.

Chính phủ Cambodia đang tiến hành một cuộc kiểm tra dân số mà nhiều quan sát viên cho rằng mục đích chính của nó là nhắm vào đám dân Việt Nam đang ngụ cư ở đất nước này. Ông Sok Hieng – công nhân xây cất, 33 tuổi, sinh ở Nam Vang nhưng có bố mẹ gốc việt – bầy tỏ sự lo âu: “Tôi sợ rằng mình sẽ buộc phải rời khỏi Cambodia vì tôi chưa có thẻ căn cước. Khi tôi đến Việt Nam, họ coi tôi là người Miên; tôi ở giữa người Miên và người Việt.” (Sean Teehan & Phak Seangly. “Vietnamese wary of planned census.” The Phnom Penh Post 26 August 2014).

Nỗi lo sợ của Sok Hieng đã trở thành sự thực vào hai tháng sau, vân theo The Phnom Penh Post, số ra ngày 3 tháng 10 năm 2014: “Chỉ trong vòng một ngày 142 người di dân bất hợp pháp Việt Nam đã bị trả qua biên giới – Census deportations hit 142 in single day."

Cùng với sự bất an, nếp sống bấp bênh và nghèo khó là nét nổi bật trong sinh hoạt hàng ngày của đa số dân Việt ở Cambodia – theo như tường trình của thông tín viên Quốc Việt, RFA:

“Hầu hết người Việt sống trên làng nổi, theo bờ sông đều không có đất đai sản xuất nên họ bắt buộc lăn lộn lén lút đi đánh bắt cá. Các gia đ́nh đều muốn cho con em có nơi chỗ ăn học để vươn lên trong xă hội và đóng góp cho đất nước tuy nhiên tất cả đều không có khả năng.”

Nhiều năm trước, sau khi chia tay đồng bào mình ở Cambodia – vào tháng 12 năm 2008 – nhà báo Văn Quang vẫn còn ngoái nhìn, với rất nhiều ái ngại:

“H́nh ảnh những bà cụ già lưng c̣ng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nh́n khách lạ, những gia đ́nh 7-8 đứa con sống lúc nhúc trên chiếc ghe rách tơi tả c̣n bám theo tôi măi.”

Đến hôm nay chúng tôi mới lò dò đến xứ sở này, và kinh ngạc nhận ra rằng hình ảnh của “những bà cụ già lưng c̣ng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nh́n khách lạ” vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Thời gian, dường như, không hề trôi trên những bến nước ở nơi đây.



Ảnh NCB. November 2014

Chúng tôi ghé làng nổi Kandal và Chong Kok, thuộc xã Phsar Chhnang – tỉnh Kampong Chhnang – nằm ở phần đuôi của Biển Hồ (nơi hiếm có khách du lịch nào lai vãng) vào cuối tháng 11 năm 2014. Theo lời ông trưởng thôn: nơi đây có 931 gia đình người Việt, nhân khẩu chính xác là 4,760, tất cả đều là người Việt hay gốc Việt.

Người Miên và người Chàm không sống trên ghe, và họ có quyền lựa chọn một lối sống bình thường (trên bờ) như đa phần nhân loại. Số dân Việt Nam đang trôi nổi ở xứ Chùa Tháp thì không. Họ là thứ sắc dân vô tổ quốc (stateless ethnic Vietnamese, theo như cách gọi chính thức của các N.G.O đang hoạt động ở Cambodia) nên không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai, và buộc phải chấp nhận một nếp sống rất bồng bềnh, và vô cùng bấp bênh – như hiện cảnh.

Chúng tôi đi ghe vòng vòng thăm hỏi và trò chuyện với chừng chục gia đình người Việt, những thuyền nhân (boat people) ở Kampong Chhnang. Không ai chuẩn bị gì ráo trọi cho mùa Thanksgiving này cả. Họ hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Lễ Tạ Ơn. Họ biết tạ ơn ai, và “tạ” về chuyện gì đây?



Ảnh NCB – November 2014


Tưởng Năng Tiến


 

 rongchoi123
 member

 REF: 688979
 12/01/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cám ơn chị montessori2014 đă đăng một bài viết gây chú ư về thân phận của người Việt không quốc tịch ở Kampuchia.

Những người này về nước th́ không được VN công nhận là dân Việt, không có bất kỳ một h́nh thức nào giúp đỡ họ cả. Như là thẻ xanh thường trú của Mỹ, hay cho thi nhập tịch VN , dù sao họ cũng là người Việt. Nhà nước bỏ rơi thành phần này, trong khi lại chấp nhận dễ dăi cho người TQ vào VN làm thợ, công nhân,.... ở các khu công nghiệp nhà máy của người TQ. Chẳng biết cái t́nh hữu nghị giữa hai nước mà chính quyền thường nói là ở đâu?

rongchoi nhớ trước 1975 có truyện dịch Kiếp Đọa Đày do dịch giả Trần Từ, kể về hành tŕnh trở thành một người vô tổ quốc của một anh chàng Moritz của tác giả V. Gheorghiu người Rumani th́ phải. Cái kiếp đọa đày trong truyện chỉ là cá nhân chịu đựng c̣n đây là cả một thế hệ người Việt này nối tiếp đến người Việt khác.


 

 phuongtimhoang
 member

 REF: 688998
 12/01/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


PTH Xin Kính Chào Chị HIỀN MONTESSORI Và anh RONGCHOI

Nơi Nào Cũng Có Những Người Nghèo Khổ Tận Cùng
Những Ông Lớn Lănh Đạo Trên Thế Giới Không
Nghĩ Đến Họ Đă Đành, Mà Cả Đến Ông Trời Cũng Không
Đoái Hoài Tới Họ !
Rốt Cuộc Chỉ Có Những Người Lành Đùm Bọc Người Rách !


 

 rongchoi123
 member

 REF: 689191
 12/04/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Sự khốn khổ của người Việt Nam tại Campuchia bắt nguồn từ chiến tranh VN do Lê Duẫn và những lănh tụ miền Bắc chủ xướng gây ra.
Khi con đường ṃn HCM bị oanh tạc và hàng rào điện tử McNamara lập ra đă cản sự tiếp tế quân lương cho bộ đội bắc Việt th́ những người cộng sản "mượn đường" qua Lào và Campuchia. Đây là lư do chiến tranh lan rộng khắp Đông dương.
Lại thêm một vấn đề nữa là Shihanouk, quốc vương của Campuchia vốn không ưa chính quyền ông Ngô Đ́nh Diệm __Thật ra, ông này không ưa người Việt th́ chính xác hơn _ v́ cho rằng chính quyền VNCH của ông Diệm muốn ám sát ḿnh (chưa có chứng cớ lịch sử đáng tin cậy cho vụ này) nhưng ở Nam Vang có vụ nổ làm chết người của Hoàng gia Cam.
Shihanouk bí mật tài trợ cho một nhóm người Thượng (dân tộc thiểu số nói chung) ở Tây Nguyên, xúi giục họ ly khai với VNCH . Nhóm này là nhóm Fulro nổi tiếng.
Ngoài ra, ông Shihanouk vốn thân Bắc Kinh, Tàu cộng nên dung dưỡng lực lượng quân đội Bắc VN trên đất ḿnh. Chính xác là ông ta làm ngơ với sự hiện diện của bộ đội bắc VN, dù nhiều lần phía ông Thiệu và Mỹ yêu cầu Campuchia không cho Bắc VN lập cục R trên đất Cam. Ông muốn dùng quân miền bắc gây lộn xộn cho VN. Nhưng gậy ông đập lưng ông, chính sách này phản tác dụng. Người Mỹ đành làm ngơ cho Lon Nol đảo chính, thế là Shihanouk phải lưu vong sang Tàu. Từ đó, Tàu cộng lập đám Kmer đỏ, đồng minh với bộ đội Bắc VN đánh lại Lon Nol để phục quốc cho ông Hoàng Shihanouk. Một lần nữa, ông Hoàng này lại phải lưu vong v́ đám Kmer đỏ mà ông ủng hộ.
Khi Shihanouk bị lật đổ th́ tổ chức Fulro mất tài trợ và suy yếu. Sau này, kể từ 1975, đường lối của tổ chức này là chống cộng v́ họ nhận ra người cộng sản c̣n ghê gớm hơn 1000 lần chính quyền VNCH. Những người chống cộng của Fulro lưu vong sang Mỹ họ vẫn nuôi mộng lập chính quyền Đề Ga, một cái bánh do Shihanouk vẽ ra cho họ từ thập niên 1960, kích động sự thù hằn của họ với người Việt với nhau.
Việc Shihanouk thân Tàu Cộng Bắc Kinh là v́ lư do riêng chứ không phải ông ta thích chế độ cộng sản miền bắc VN, mà ông ta chỉ muốn người Việt đánh với người Việt mà thôi.
Chính sách đu dây của ông Hoàng này dẫn đến chiến tranh lan rộng, và Hoàng Gia Campuchia mất quyền vào tay Hunsen. Có lẽ là quả báo chăng? (?)

Tuy nhiên, dưới thời Shihanouk cuộc sống c̣n yên b́nh v́ chưa có lư do để bài trừ người Việt. Đến khi ông này bị lật đổ th́ nạn "cáp duồn" (chém người Việt) nổi lên. (Có lẽ sẵn đă không thích người Việt, nay lại că giận người Việt hơn v́ đă đem chiến tranh đến nước họ chăng?) Đến năm 1975, Kmer đỏ đồng ḿnh của bộ đội bắc VN và là tay sai của Tàu cộng bắt đầu công khai chém đầu người Việt kinh khủng hơn nữa. Từ đó, cho đến thời Hunsen sau này người Việt bị đưa xuống đẳng cấp thấp nhất trong xă hội Campuchia và chính quyền ở VN cũng chẳng quan tâm đến họ mấy phần v́ dân quyền trong nước c̣n lo chưa xong nói chi đến người Việt ở nước ngoài.


 

 rongchoi123
 member

 REF: 689217
 12/04/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Sau đây là ư kiến cá nhân ở blog kami (một cựu bộ đội ở chiến trường Cam Bốt). rongchoi trích ra để các bạn tham khảo, v́ sao người Campuchia ghét VN, dù trong lịch sử Thái Lan cũng có chiến tranh với họ, nhưng họ không căm ghét như ghét người Việt.

Câu trả lời ở blog này: tất cả chỉ v́ lời hứa phục quốc của người cộng sản VN dành cho họ, người cộng sản VN cũng có lời hứa với Trung Cộng, Bắc Kinh nhưng v́ Tàu là nước lớn nên không dễ nuốt lời, c̣n Căm bốt là nước nhỏ nên họ uất v́ bị nuốt lời, bội phản (?)

Tất cả, chỉ để tham khảo, nhưng cũng hé lộ cho ta biết những t́nh tiết mới, hướng nghiên cứu mới về lịch sử.



V́ sao ngày nay người Kh'mer vẫn ghét người Việt nam?
Tue, 12/13/2011 - 11:38 — Kami

Kami
-
Những ngày cuối tháng 11 năm 2011 tại Phnompenh, Ṭa Án Xử Tội Ác Diệt Chủng của chế độ Kh'mer đỏ được hậu thuẫn bởi Liên hợp quốc đă tiến xét xử 3 tên trùm đầu sỏ của chế độ Khmer Đỏ là Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary trong thời gian 4 ngày (21-24.11.2011). Tại phiên ṭa, các công tố viên đă tiến hành hỏi cung 3 nhân vật trọng phạm của Đảng CS Campuchia về tội đă sát hại, bằng nhiều h́nh thức, đă gây nên cái chết đau thương của khoảng 2 triệu dân trong thời gian ngắn cầm quyền của đảng CS Campuchia, các bị cáo Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary đều bị cáo buộc phạm tội ác diệt chủng, chống lại loài người cũng như vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva 12.08.1949.

Được biết phiên ṭa này là kết quả sau khi năm 2004, Quốc hội Campuchia đă phê chuẩn thỏa thuận với Liên hiệp quốc về việc thiết lập một ṭa án xét xử tội ác của các quan chức cao cấp Khmer đỏ. Các quốc gia bảo trợ cam kết tài trợ 43 triệu USD tài chính cho ṭa án, dự kiến kéo dài trong 3 năm, trong khi chính quyền Campuchia cũng đóng góp phần của ḿnh là 13,3 triệu USD. Ṭa án đă bắt đầu xét xử các quan chức cấp cao của Khmer đỏ từ năm 2008. Điều đáng chú ư là trong phiên xử gần đây, Nuon Chea đă có những câu trả lời làm chấn động người dân tham dự cũng như giới báo chí quốc tế đang theo dơi phiên xử. Theo Nuon Chea, những người lănh đạo Đảng Cộng Sản Campuchia không có tội, họ là những người yêu nước, và chính đồng chí cũ của họ trước đây , tức Đảng Cộng Sản Việt Nam là thủ phạm trong tội ác diệt chủng người Kh'mer. Tại phiên ṭa, bị cáo Nuon Chea khẳng định:”Mọi việc chính trị ở Campuchia đều do Việt Nam kiểm soát, và điều khiển từ tổng hành dinh từ Hà Nội. V́ thế những tội ác như, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và diệt chủng là do người Việt giết người Khmer.”
Các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Nuon Chea, Khiêu Samphan và Ieng Sary (từ trái sang phải).

C̣n theo tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 7/12/2011 đă viết rằng: ”Trong ngày hỏi cung thứ hai, Người Anh Hai - Nuon Chea vẫn giữ nguyên lập trường của ông ta, tức là, không phải Khmer Đỏ mà chính Việt Nam, một quốc gia đă từng nuôi ư đồ nuốt chửng Campuchia và có ư định diệt chủng người Khmer.” Và theo tờ báo này khẳng định theo Nuon Chea cho rằng mong muốn thôn tính lănh thổ Cam Bốt của Việt Nam từ trước đến nay vẫn c̣n trong suy nghĩ của các nhà lănh đạo CS Việt nam. Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh quan hệ Việt nam - Campuchia đang có xu hướng xấu đi. khi chính quyền ông Hunsen có khuynh hướng ngả theo Bắc Kinh v́ sức ép của viện trợ tài chính cho chính quyền hiện nay ở Campuchia. Điều này đă khiến các nhà lănh đạo Việt nam hiện nay hết sức lúng túng và khó xử, v́ thực chất cuộc diệt chủng ở xứ sở chùa tháp những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước chủ yếu mang tính chất thanh trừng các đối tượng thân Việt nam và Liên xô trong và ngoài chính quyền Kh'mer đỏ.

Phát biểu của bị cáo Nuon Chea phản ảnh suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ dân chúng Campuchia không nhỏ, đặc biệt là thành phần giới trí thức, sinh viên và những người có chút học thức. Thành phần này suy nghĩ của họ giống như đa số người nghèo là nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị... ít học trước kia, họ không thích người Việt nam với nhiều lư do khác nhau. Người Kh'mer là thế, trước mặt chúng ta th́ khác, nhưng sau lưng chúng ta thái độ họ là khác, đó chính là lư do v́ sao trong cuộc chiến xâm lược của Việt nam vào Campuchia với danh nghĩa làm nghĩa vụ quốc tế cứu giúp người anh em Kh'mer khỏi thảm họa diệt chủng mà số lượng hy sinh và thương vong của bộ đội Việt nam tại Campuchia lên tới hàng trăm ngàn người.

Khi đó anh em chúng tôi ở Campuchia rút ra một điều là người Kh'mer là phản phúc, trở mặt như trở bàn tay và không thể tin được họ. Đó là bài học của cá nhân tôi rút ra được sau 5 năm (1985 - 1990) ba cùng với họ cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu với người Kh'mer. Nhưng ban ngày họ là bạn bè, đồng chí nhưng ban đêm họ là kẻ thù, là Kh'mer đỏ. Nhưng dù sao đến những năm cuối ở Campuchia tôi mới hiểu được một phần của sự thật, người Kh'mer không xấu như chúng ta nghĩ.

Đúng ra là người Kh'mer có mối hận thù từ hàng trăm năm với người Việt, hận thù này đă ngấm vào máu của dân tộc Kh'mer. Nó không chỉ chuyện vào đầu thế kỷ XVII, khi họ buộc phải mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam, để cân bằng ảnh hưởng từ vương quốc Ayutthaya (Siam - Xiêm) của Thái Lan, bằng cách họ đă cho phép một số it người Việt đến sống tại Prey Kor (sau này là Sài G̣n). Và rồi từ giữa thế kỷ 17 khi Campuchia suy yếu trầm trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là Xiêm và Đàng Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ 17 dẫn tới việc Chúa Nguyễn sáp nhập hoàn toàn vùng đó vào lănh thổ Đàng Trong năm 1757, chính v́ thế Campuchia đă mất một trong những vùng lănh thổ trù phú nhất của họ và bị ngăn đường tiến ra biển Đông. Đó là chuyện của lịch sử, người Kh'mer họ không thể trách được người Việt chúng ta được, v́ tùy theo sức mạnh của mỗi quốc gia mỗi thời mà sự mất hay c̣n của lănh thổ là chuyện phải chấp nhận.

Tôi chỉ biết sự thật khi trong một trận đánh, khi đơn vị chúng tôi bị quân Kh'mer đỏ tập kích bất ngờ vào một đêm cuối năm 1989. Song với sức mạnh quân sự áp đảo của phía đơn vị chúng tôi, chúng tôi đă nhanh chóng giành lại thế chủ động và tổ chức phản công. Cuộc đọ súng diễn ra giữa hai bên diễn ra chừng khoảng nửa giờ đồng hồ, kết thúc trận đánh, chúng tôi bắt được một số tù binh Kh'mer đỏ. Điều ngạc nhiên đến ngỡ ngàng là trong số đó có ông Chiem Phorn chủ tịch xă nơi chúng tôi đóng quân, ông vốn là người gắn bó cùng chúng tôi hơn 2 năm lại trở thành kẻ dẫn đường cho quân Kh'mer đỏ tiến hành tập kích đơn vị chúng tôi đêm hôm đó, người mà lúc chập tối hôm đó c̣n ghé chỗ chúng tôi cho anh em thuốc lá để hút. Thật khó xử vô cùng đối với tôi, nhưng không thể làm cách nào khác v́ khi ấy ông Chiem Phorn là tù binh. Tôi đề nghị được nói chuyện với ông ta trước khi sẽ lên xe chuyển đi, câu chuyện diễn ra khoảng 5 phút và lư do để giải thích việc ông Chiem Phorn chủ tịch xă ngầm hoạt động ủng hộ quân đội Kh'mer đỏ chống lại bộ đội Việt nam là do...

Điều này tôi nghe xong vẫn chưa tin, kể cả sau này nhiều người Campuchia cũng nói thế th́ tôi chỉ nghi ngờ mà chưa tin hẳn. Đó là theo họ, vào những năm sau Hiệp định Génever khi Campuchia trở thành một quốc gia độc lập, do Hoàng thân Norodom Sihanouk xây dụng một Campuchia độc lập. Nhưng chính quyền của ông vua này có xu gướng thân thiện với Bắc Việt Nam và các đồng minh trong phe XHCN. Trong thời gian đó, theo họ ông Hồ Chí Minh có thỏa thuận và hứa với Sihanouk sẽ trả lại vùng lănh thổ mà Campuchia để mất vào tay nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVII (kể cả Sài g̣n) khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt nam. Với điều kiện Campuchia cho phía Bắc Việt nam được sử dụng các tỉnh phía đông Campuchia làm những căn cứ cho quân đội Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng hoạt động chống lại phía VNCH, và cảng Sihanoukville sẽ được xây dựng và sử dụng để tiếp tế hậu cầni và thiết bị quân sự để rồi biến Campuchia trở thành mắt xích quan trọng của tuyến đường Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh Việt nam.

Và lời hứa đó đă được các nhà lănh đạo Kh'mer đỏ năm 1975 sau khi chiến thắng chính phủ Cộng ḥa Kh'mer tại Campuchia, đặt vấn đề chính thức với các nhà lănh đạo nhà nước Việt nam thống nhất lúc đó, và đă được ông Lê Duẩn trả lời thẳng là chúng tôi không biết thỏa thuận đó, c̣n muốn th́ đi hỏi và đ̣i ông Hồ (đă chết). Câu chuyện này cho đến nay vẫn c̣n đang lưu truyền ở Campuchia, bạn đọc có thể xác minh tính xác thực của tin đồn này.

C̣n chuyện báo chí nhà nước Việt nam cho rằng hôm 7/12, sau cuộc tiếp kiến với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong đă bác bỏ hoàn toàn những lời nói của cựu thủ lĩnh Khmer đỏ Nuon Chea. Trả lời phóng viên sau cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Hor Namhong khẳng định: "Đấy chỉ là những lời bao biện của kẻ phạm tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Sự thật hoàn toàn khác" th́ tôi không biết chuyện ông Nuon Chea tố cáo Việt nam là đúng hay sai. Nhưng chuyện thời gian 1991- 1993, trước khi cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức năm 1993 hàng loạt sĩ quan cấp tá quân đội Việt nam nhận được chỉ thị lấy vợ Campuchia để nhập quốc tịch và trở thành tướng lĩnh trong Quân đội Hoàng gia Campuchiath́ chắc chắn 100%.

Đúng là đừng nghe ... và hăy xem .... luôn là chân lư tuyệt đối!

Hà nội, ngày 13 tháng 12 năm 2011


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network