Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Truyện ngắn >> Miếng cơm xứ người không đắng nhưng cũng chẳng thơm!

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 Minhxotxa
 member

 ID 35641
 01/18/2008



Miếng cơm xứ người không đắng nhưng cũng chẳng thơm!
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Người trong huyện thường xuưt xoa với nhau rằng, xă ấy giàu lắm, toàn nhà 5 -7 tầng mọc san sát, xe ga phóng vèo vèo lên thị xă mua sắm toàn những thứ đắt tiền. Nhưng người ta cũng kháo nhau, xă đó cũng nhiều tệ nạn lắm. Có cả những chuyện tày đ́nh như chồng giết vợ, con dâu tát bố chồng… đă từng đưa lên báo rồi.

Cái vùng quê vừa khiến người ta thèm muốn, vừa khiến người ta dè dặt ấy là xă Minh Tân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Ngót chục năm nay, toàn xă có đến 70 – 80% gia đ́nh có người… xuất ngoại!

Những mái nhà Hàn Quốc, Đài Loan :

Bóng chiều dần dần tắt lịm, màu tối của không gian liếm láp, bao phủ lên ngôi làng có những toà nhà đồ sộ, cao ngất. Tôi ngồi trong một căn nhà 6 tầng xung quanh bày biện những đồ đạc đắt tiền. Người đàn ông tên Nghiêm, chủ nhà, khuôn mặt chai sạn và ánh mắt khắc khoải. Ở cái tuổi mà người ta đă sống được một nửa đời người trên mảnh đất quê hương cùng vợ con sum vầy th́ anh lại lưu lạc nơi xứ người đến 25 năm và hiện tại đảm nhiệm vai tṛ gà trống nuôi hai đứa con "có lớn nhưng chưa có khôn".


Photobucket

"Bóng mờ " phủ lên những ngôi nhà rất lớn...


Tôi khen nhà anh đẹp và to quá. Anh cười nhạt, đáp bằng một giọng thật chua chát: “Tôi cho cô luôn cái nhà này đấy. Có được nó, nhưng cuộc sống cũng nhục nhă lắm!”. Tôi không nói thêm ǵ nữa, lẳng lặng đứng lên thắp nén nhang lên ban thờ cụ thân sinh ra anh. Hôm nay là ngày giỗ ông cụ. Cách đây 5 năm về trước, cũng vào ngày này, nghe tin bố mất nhưng anh không thể có mặt ở nhà để lo liệu tang gia và khóc tiễn đưa bố về nơi an nghỉ. Lúc ấy, anh c̣n phiêu bạt ở bên Hàn, mải lo kiếm những đồng đôla ít ỏi nơi xứ người, để khi qui đổi sang tiền Việt th́ cũng được hàng trăm triệu.


Thế rồi, năm 2002, khi khăn gói trở về quê hương, anh mới đau thắt ḷng khi người vợ mà anh một mực tin tưởng đă bỏ đi theo người khác để lại hai đứa trẻ c̣n ẵm ngửa cho bà nội. “Nó đi được dăm năm, th́ vợ nó cũng không chịu nổi cái cảnh xa chồng mà bỏ con đi theo người nấu rượu nếp ở xă bên” - mẹ anh sụt sùi kể lể.


Hai đứa con anh, ngay từ nhỏ đă không được sự bảo ban, d́u dắt của người cha nên dẫu hàng tháng anh đều đặn gửi tiền về nhà cho con ăn học nhưng lũ trẻ có lớn mà chẳng có khôn. “Thằng lớn đă 22 tuổi đầu nhưng vẫn c̣n lông bông đua đ̣i, chẳng chịu tu chí làm ăn. Đứa con gái thứ đang học lớp 10 th́ xin bố cho nghỉ học v́ “con không thích đi học nữa”.



Photobucket

...và đầy "lạnh lẽo"




Anh không nh́n tôi mà cứ đưa mắt vào khoảng không nào đó nói bằng một giọng đều đều. “Hàng tháng, không biết bao nhiêu lần tôi phải xuống Uỷ ban, đồn công an để giải quyết các vụ gây gổ đánh nhau của đứa con trai đầu ḷng. Nghĩ mà nhục nhă lắm cô ạ”. Căn nhà rộng thênh thang nhưng vọng lên tiếng của người cha mái đầu đă lấm tấm bạc rồi rơi mất hút vào khoảng không lạnh lẽo.


Ngày anh háo hức ra đi mang theo ước vọng làm giàu, đứa nhỏ mới được 3 tháng đứa lớn mới chập chững biết đi bi bô gọi bố. Nhưng ngày về, 2 đứa trẻ đă lớn cứ nh́n anh chằm chằm như người xa lạ. Hơn 20 năm xa cách, dẫu anh có gửi hàng trăm bức ảnh, hàng trăm lá thư về nhà, nhưng hơi ấm của người cha, anh không thể gửi qua đường bưu điện lạnh lùng. Anh đứng đó trân trân bởi cơi ḷng nát tan!


Ở cái thôn Duyệt Văn này, có biết bao nhiêu ngôi nhà đẹp lộng lẫy giống như nhà nghỉ mọc lên san sát nhau như thế. Nhưng trong những mái nhà ấy, hầu như không có khái niệm tổ ấm như người ta vẫn nghĩ. “Năm 1998, tôi đi cùng anh bạn nhà bên cạnh này này, nhưng ngày trở về, gia đ́nh hai bên đều tan nát cả. Tháng trước, anh ấy cưới vợ hai. Chỉ khổ ông bố chồng, con dâu mới về nhưng căi lại bố chồng sa sả, thậm chí là... Nói cũng chẳng ai tin, nhưng cô có bao giờ thấy chuyện con dâu tát bố chồng không?”


Người ta cũng chẳng thể tin được, ở thôn Tần Tiến, có chuyện động trời, chồng bóp cổ vợ cho đến chết. Cách đây chưa đầy 2 tuần, cầm tờ báo Pháp luật trên tay, ngó qua thấy tít báo về một vụ giết người ở Hưng Yên tôi đă rùng ḿnh, chẳng ngờ câu chuyện ấy lại ở chính xă Minh Tân này. Người vợ trong gia đ́nh xảy ra án mạng ấy, sau 10 năm đi lao động ở Malaysia về nhà, phát hiện ra chồng bồ bịch ăn chơi trên chính số tiền mà chị đă nhọc nhằn kiếm ra và gửi về nước đă đau đớn, rồi lồng lộn đến phát rồ chửi rủa đay nghiến chồng. T́nh nghĩa vợ chồng đă cạn, phần "con" nổi lên, người chồng đă bóp cổ chị cho đến chết. Phần kết của câu chuyện cổ tích về ước vọng làm giàu không có hậu như người ta tưởng. Phải chăng con tạo xoay vần, khiến bao gia đ́nh nhà tan cửa nát, chồng ngồi bóc lịch, vợ nơi chín suối.


Ở Minh Tân, trai tráng bỏ đi làm ăn xứ người cũng không ít. Ôm giấc mộng đi Thái Lan làm giàu để có nhiều tiền về quê cưới vợ, chàng thanh niên tên Tuấn Anh lưu lạc nơi xứ người 4 năm. Nhưng tuổi 20 c̣n bồng bột, Tuấn Anh đă sa vào nghiện ngập, ăn chơi bên đất Thái. “Nó đi bặt vô âm tín. Miết đi 4 năm ṛng… Cuối cùng, người ta báo tin cho chúng tôi sang bên đó nhận xác con về... nó tự tử bên đó. Bà nhà tôi khi ấy cứ chết đi sống lại v́ con….” – ông B́nh, người cha mất con cứ nh́n lên ban thờ ảnh đứa con trai và nói bằng một giọng rưng rưng, đứt quăng.


Mùa đông lạnh buốt ḷng, nên dù chưa muộn lắm, nhưng bóng đêm đă đen thẫm. Ngôi làng lặng tờ chỉ có tiếng kèng kẹc kêu. Nhưng người ta không thấy ở đó sự yên b́nh bởi vẫn có sóng gió âm ỉ của số phận trong những mái nhà Hàn Quốc, Đài Loan…


Vay tiền đi… bán ḿnh nơi xứ người! :


“Hồi ấy theo mức giá chung đi Hàn Quốc chỉ hết có 27 triệu. Nhưng v́ xă tôi “máu” đi quá, nên bọn “c̣” nó bắt nộp những 60 – 80 triệu một người. Nhưng đó là giá của năm 1996, bây giờ, muốn đi th́ số tiền nộp phải gấp đôi. Có khi là hai trăm triệu.” – anh Quư ngồi miên man nhớ lại.


Năm 1995, những người trong xă đi Hàn Quốc lượt đầu tiên về làng xây nhà, tậu xe, mở cửa hàng làm cả xă phải phục. Người ta kể, kiếm tiền bên đó dễ lắm. Làm một ngày, bằng cả tháng cấy ruộng ấy chứ. Thế rồi, anh ruột anh đi sang bên đó trước 1 năm. Ở nhà, vợ chồng anh Nghiêm bán hết cả ruộng nương, vay nặng lăi mà cũng chưa đủ 70 triệu. Bố anh phải thế chấp căn nhà 5 gian đang ở để vay ngân hàng 3 triệu lo lót cho con đi. Đi cùng anh đận ấy, có khoảng hơn chục người, nhưng có người đi Đài Loan, có người đi Malaysia... Người này thấy người kia mang tiền về, liền chạy vạy đi vay để sang bằng được bên đó. Rộ nhất là năm 2000, cả xă có đến 200 người sang cùng một lúc.


Rồi anh lại thở dài: “Nhưng không phải cứ ai nộp tiền là đi được đâu. Đấy, trong làng bây giờ, vẫn có người nợ đ́a ra, có bán nhà đi cũng không đủ trả nợ. Bị lừa mà. Đi không đúng đường dây, nên chúng quỵt tiền, bỏ chạy không biết đường nào mà t́m. Có nhà được trả lại tiền, nhưng lắt nhắt đến vài chục năm chưa hết. Lăi mẹ đẻ lăi con, có khi già rồi mà chưa trả hết. Như nhà anh Ngiêm, anh Liệu ở bên thôn Duyệt Lễ đấy.”


Nói chuyện thiên hạ xong rồi, anh lại quay sang nói về ḿnh: “Hồi mới sang, cứ nghĩ đến món nợ khổng lồ ở quê là tôi lăn vào làm. Suốt một tháng ṛng, ngày nào cũng làm 20 tiếng. Sau tôi không kham nổi nên lăn ra ốm. Lại không dám mua thuốc. Lúc nằm bị ốm, cứ nghĩ đến mẹ con nó ở nhà là chảy nước mắt. Đành phải làm quần quật cho quên đi để có bao nhiêu tiền là ra bưu điện gửi hết về quê cho bố, anh em họ hàng trả nợ. Một năm sau, mới trả hết nợ. Theo hợp đồng 3 năm là phải về. Ḿnh trốn được ra ngoài, làm thêm vài năm ở nhà máy cơ khí, kiếm được nhiều hơn. Nhưng những người trốn ra, nếu bị bắt th́ phải chịu phạt, về nhà sẽ trắng tay thôi. Hồi đó, họ săn lùng cũng riết lắm, nhưng anh em sống bao bọc nhau nên may mà thoát về nước.”


Nghe anh kể về sự thật về những ngôi nhà ổ chuột ở tỉnh Kim He, thành phố Busan xứ Hàn mà biết bao nhiêu người làng anh cũng như bao nhiêu người lao động Việt Nam khác làm thuê đêm ngày, sinh sống, chắt bóp, dành dụm ở đó tôi mới thấm thía hai từ “đánh đổi”. Người ta sẵn sàng đánh đổi nỗi nhớ quê hương, sẵn sàng đánh đổi sự biệt li xa cách để đổi lại cuộc sống giàu sang, đủ đầy. Người ta sẵn sàng cắn răng chịu đựng thân phận tôi tớ dưới cái bóng ông chủ nơi phương trời xa lạ những mong kiếm được những đồng đôla ít ỏi để gửi về quê. Nhưng xót thay, bát nước đầy múc lên trong không trong mát như người ta thường mơ trong cơn khát cháy. Nhà cao cửa rộng, nhưng mùa đông không hơi ấm, mùa hè không lảnh lót tiếng cười.


Photobucket

Trong số những người đi xuất khẩu lao động,cũng có những gia đ́nh
lấy số vốn kiếm được mà mở xưởng may, xưởng mộc ăn nên làm ra, hạnh phúc.


Tôi biết, trong số những người đi nước ngoài về ấy, cũng có những gia đ́nh vẹn toàn, lấy số vốn kiếm được mà mở xưởng may, xưởng mộc ăn nên làm ra. Vợ chồng con cái sau bao ngày xa cách lại sum họp vui vầy. Thế nên người Minh Tân vẫn dứt ḷng với mảnh đất quê hương mà tơ tưởng đến cái giấc mơ màu hồng ở phương trời xa nào đó…


Tôi cứ ước, một ngày không xa khi về Minh Tân, nh́n thấy một nhà 5 tầng khang trang lộng lẫy, tôi sẽ hỏi : “Đi Hàn Quốc hay Đài Loan?” rồi chủ nhà sẽ thủng thẳng mà đáp rằng : “Tôi chỉ làm ḷ gạch ở nhà, chẳng đi đâu cả.”.


Hà Giang (Vietimes)




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 metamorph
 member

 REF: 344603
 05/14/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bài viết rất hay nhưng vấn đề đi, ở vẫn là vấn đề khó xử trí. Khi ta thấy hiện tượng các ca sĩ hải ngoại già nua, lụm cụm về nước tŕnh diễn thi đua cùng với một số ca sĩ tuy chưa già nhưng không mấy ǵ ăn khách, đừng vội kết luận rằng :Không có ǵ đẹp cho bằng quê hương.

Bởi trong hàng loạt người hết thời trở về, lại cũng có hàng loạt người trẻ phấn khởi ra đi, mang tâm trạng phải tạo danh ǵ với núi sông. Bằng Kiều, Thu Phương, Minh Tuyết, Hồng Nhung v.v...Họ không muốn ở riệt VN để về già mang danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hay may mắn hơn, nghệ sĩ nhân dân, sống trong một căn hộ không thuộc tài sản của ḿnh, ngày ngày chờ lănh trợ cấp hưu dưỡng.

Ai mà chả có 1 quê hương nhưng không phải rời quê hương là phản bội. Trước ải Nam Quan, người Phi Khanh nhỏ nước mắt dặn con là Nguyễn Trăi hẹn ngày quang phục. Biết bao chí sĩ, anh hùng ra đi để nuôi chí lớn và ngày nay, biết bao kẻ tạm rời xa quê hương v́ "quê hương đầy bóng giặc", v́ "lưu thủ đan tâm chiếu hăn thanh", v́ muốn thoát cái cảnh vạch đầu chồng sau mỗi buổi đi làm về đếm xem hôm nay "thầy thằng Nhỡ" ra đường bị công an thụi mấy cái? Hay đơn giản chỉ v́ muốn thoát cảnh nghèo.

Cho nên xuất xử vẫn là 2 lối, biết ai dại ai khôn?(http://tusach.vietnhim.com/showthread.php?t=206)


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network