Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Truyện ngắn >> USS MIDWAY – Ông Bạn Già Năm Xưa.

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 phoiphaanh
 member

 ID 52069
 05/15/2009



USS MIDWAY – Ông Bạn Già Năm Xưa.
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
USS MIDWAY – Ông Bạn Già Năm Xưa.
Trần thị Khánh Vân

Cuối cùng tôi cũng đă trở lại… Chiếc Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway nằm ngạo ngễ trong Vịnh San Diego như chờ đón tôi về, để đưa kư ức tôi đi trở lại ba mươi năm cũ, trong một chuyến viễn du đầy nước mắt , tan tác , cam go, nhưng cũng không thiếu ngoạn mục. Như một vị Tướng ǵa đă về hưu, trên người đeo đầy huy chương và mề đay của các chiến công lẫy lừng. Từ Đệ Nhị Thế Chiến, quần thảo với Hải Quân và Không Quân Nhật Bản, đến Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, và sau cùng là Chiến tranh giải phóng Kuwait, trong Chiến dịch Băo Cát Sa Mạc. Bị thương tích nhiều lần và đă được sửa chữa không biết bao nhiêu lần để rồi cuối cùng, v́ tuổi tác , mệt mỏi , được về hưu, nằm nghỉ ngơi ở Cảng San Diego của miền Nam California hiền ḥa, nắng ấm.

Riêng tôi, chiếc USS Midway đă để lại trong ḷng những cảm kích sâu xa, vừa thân ái, vừa nhớ nhung. Tôi có cảm tưởng được về thăm lại ông bạn ǵa ân nghĩa năm xưa. Tôi muốn được ngồi xuống cạnh ông để nghe ông nói. Giọng ông thật trầm ấm, không vội vă, và ông đă từ tốn kể cho tôi nghe về những chiến tích oai hùng của một thời vang bóng. Chuyện mà lúc nào tôi cũng thích nhất là kỷ niệm của tôi với ông, đă t́nh cờ gặp nhau trong những ngày cuối tháng 4 tan tác của 30 năm về trước.

Năm 1972 chính phủ Hoa Kỳ bày ra cái gọi là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”. (Vietnamization) để tiện bề kư Hiệp Ước Paris với Cộng Sản Bắc Việt . Cố-vấn Quân Sự và các viên chức hành chánh sẽ phải rút về Mỹ, để trao toàn gánh nặng chiến tranh cho người Việt Nam. Cũng vào năm ấy, nhờ có một ít vốn liếng Anh Ngữ nên t́nh cờ tôi được tuyển chọn vào Cơ quan Viện Trợ Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) . Họ huấn luyện cho tôi và một số người trẻ tuổi khác trở thành “Thơ-kư Thượng thặng” (Admin. Assistant / Executive Secretary) để phục vụ trong văn pḥng quan trọng của Cơ quan USAID thay thế cho các Thơ-kư người Hoa Kỳ.

Sau 10 tháng huấn luyện miệt mài tôi bắt đầu chính thức làm việc cho USAID vào giữa năm 1973. Tôi được bổ vào làm việc cho Chương tŕnh “Phát Triển Kinh Tế Hậu Chiến” (Post War Economic Development Program ). Tôi thích chí lắm v́ được tham gia vào những Chương tŕnh cải tiến đường xá, cầu cống, v.v… Bắt đầu từ Thành phố Đà-Nẵng trở xuống miền Nam. Đầu óc ngây thơ, nông cạn của tôi nghĩ rằng chiến tranh sẽ chấm dứt và nước VN đau khổ của tôi sắp sửa được sống trong thanh b́nh ,thịnh vượng. Chương tŕnh Phát Triển Kinh Tế Hậu Chiến đúng là một cơ hội hiếm có cho tôi được góp phần vào việc xây dựng đất nước. Tôi cảm thấy ḿnh vô cùng may mắn !

Đầu năm 1975 t́nh h́nh nước VN nói riêng và Đông Dương nói chung th́nh ĺnh thay đổi nhanh chóng.

Tôi nhớ rơ những biển chuyển khủng khiếp đă liên tiếp xảy ra chỉ trong vài tháng đầu năm. Bắt đầu bằng sự rút lui của người Mỹ ra khỏi Cam Bốt. Người dân Cam Bốt đă hốt hoảng bỏ chạy Cộng Sản Pôn Pốt. Người Việt Nam lúc đó đă ái ngại cho số phận của ngườidân xứ láng giềng . Họ đâu ngờ chỉ trong hai, ba tháng sau đó miền Nam Việt Nam từ Quảng Trị, Đà-Nẵng, Huế, Nha Trang, Saig̣n, Cần Thơ, Cà Mau và những miền duyên hải cũng đă quay cuồng và đảo điên trong cơn lốc di tản của lịch sử.

Khắp mọi nơi, hàng trăm ngàn người đă chen lấn, xô đẩy nhau để chạy trốn. Lo âu hoảng hốt đă hiện rơ trên nét mặt mọi người. Gia đ́nh tôi cũng ở trong t́nh trạng này. Ngày 26 tháng 4 gia đ́nh tôi được lên danh sách di tản do Cơ quan USAID đảm trách. Mấy ngày trước đó, chúng tôi đă căn dặn nhau mỗi người chỉ được đem theo 1 va ly nhỏ và một ít dollars để pḥng thân, chuẩn bị người Mỹ đến nhà đón đi. Có vài người bạn tôi đă đi trước chúng tôi vài ngày. Tôi và gia đ́nh trong ḷng như lửa đốt. Đêm tôi ngủ không dám chợp mắt v́ mong đợi tới phiên ḿnh. Lâu lâu trong đêm tôi lại nghe tiếng thở dài năo ruột của mẹ, cha , anh, chị và em tôi. Ai cũng im lặng, lo lắng không biết ngày mai sẽ ra sao. Đi đâu ? Về đâu ? Làm sao mà sinh sống ?

Sáng ngày 27 tháng 4 tôi trở lại sở USAID ở đường Lê-văn-Duyệt để nghe ngóng. Đa số viên chức Mỹ đă lên đường về Mỹ (sau này tôi mới biết họ đă sang đảo Guam và đảo Wake ở Thái B́nh Dương để lo việc di tản cho người Việt Nam).

Tôi và một số nhân viên người VN ở lại được lệnh tiêu hủy các giấy tờ c̣n lại. Tới 5 giờ chiều, chúng tôi vẫn ở dưới pḥng để cho các hồ sơ gọi là “MẬT” vào máy cắt vụn. Th́nh ĺnh tôi nghe thấy bên ngoài những tiếng nổ lớn như tiếng bom. H́nh như máy bay đă thả bom ở gần đâu đó. Chúng tôi hốt hoảng nằm sát xuống sàn nhà ẩn núp. Mọi người nép sát vào nhau và không biết phải làm sao. Tôi nhớ rơ trong căn pḥng nhỏ dưới hầm của cơ quan USAID lúc đó có tôi, hai người bạn gái đồng nghiệp tên Châu Thuận Anh, chị Phạm thị Mỹ, và ông Ron Pollock là ông xếp trực tiếp của cô bạn gái, Trịnh thị Phương Dung đă ra đi từ hôm trước. Tất cả chúng tôi 4 người ở đây một thời gian khá lâu. Chúng tôi không dám ra ngoài đường v́ nghe radio nói Dinh Độc Lập đă bị trúng bom và lệnh giới nghiêm 24/24 được ban hành khẩn cấp.

Thế là chúng tôi không có cách nào trở về nhà được nữa !

Cho tới nửa đêm ông Ron Pollock đề nghị mọi người lên xe của ông để về khu riêng cho viên chức Mỹ ở gần đó để lánh nạn. Xe của ông có mang số T (Ngoại Giao) nên ông hy vọng sẽ không bị làm khó dễ. Chúng tôi theo ông về một building ở gần Dinh Độc Lập (không nhớ rơ ở đâu). Ngoài đường đêm tối vắng hoe không một bóng người.

Cả đêm tôi và các bạn lên sân thượng để theo dơi những trái hỏa tiễn của Việt Cộng bắn vào phi trường Tân Sơn Nhất và thành phố Sài g̣n. Lửa cháy, khói mù mịt khắp nơi, nhất là phía phi trường. Nước mắt tôi tuôn rơi không ngừng. Ḷng tôi rối bời v́ biết rằng cơ hội ra đi không c̣n nữa. Tôi chỉ mong trời mau sáng để t́m cách trở về nhà với gia đ́nh tôi.

Sáng hôm sau, ông Ron Pollock bảo chúng tôi hăy đợi thêm một vài tiếng v́ lệnh giới nghiêm vẫn c̣n hiệu lực. Tôi nhận thấy có thêm 4 cô gái khác cũng đă có mặt ở đây. Tôi nghĩ chắc ho cũng là nhân viên USAID. Tất cả chúng tôi đều lo lắng và không biết phải làm ǵ. Tôi nhớ ông Pollock gọi điện thoại cho ai không biết, nhưng sau đó ông bảo t́nh h́nh lúc đó khẩn cấp lắm rồi. Ông e ngại cũng bị kẹt lại như chúng tôi !

Ông chậm răi bảo ba người chúng tôi, Châu Thuận Anh và chị Mỹ đă có thể t́m cách về nhà tuỳ ư hoặc lên xe của ông để đến một địa điểm di tản (Evacuation Location). H́nh như ông đă biết sẵn những chỗ này trước, nên ông có vẻ rất b́nh tĩnh. Lúc ấy tôi mới nhận thấy ông Pollock thật là phúc hậu và đáng kính phục, v́ ông không ích kỷ lo cho riêng cá nhân ông mà thôi. Ông đă lo lắng cho cả bảy nhân viên của ông, những người Việt Nam xa lạ, không bà con ǵ với ông.

Cả 7 người chúng tôi đều quyết định lên xe để ông đưa đi đâu th́ đi. (Châu Thuận Anh bằng tuổi tôi, chị Mỹ lớn hơn chúng tôi 3-4 tuổi ǵ đó. C̣n 4 nguoi kia tôi không nhớ rơ tên tuổi). Khi ra tới cổng và đường cái, chúng tôi đă không ngờ cảnh hỗn loạn đă diễn ra khắp nơi. Chẳng ai để ư đến luật giới nghiêm nữa. Mọi người cuống cuồng trên đường phố, hớt hăi lo t́m đường chạy. Xe cộ bí lối v́ những rào cản dựng lên ở nhiều ngă đường!

Trên đường đi, thấy chúng tôi ngồi chung xe của Bộ Ngoại Giao Mỹ, nhiều người đă tỏ vẻ giận dữ, chỉ chỏ vào chúng tôi. Có người c̣n liệng đá vào xe chúng tôi và chưỉ rủa dữ dội. Chúng tôi sợ hăi ngồi nép sát vào nhau. Ông Pollock lúc nào cũng giữ vẻ b́nh tĩnh và im lặng lái xe đưa chúng tôi đi.

Nơi chúng tôi đến đầu tiên là Ṭa Đại Sứ Mỹ, cách đó không xa. Thật không thể tưởng tượng được cả nhiều ngàn người đang chen lấn, xô đẩy ở ngoài cổng để mong vào được bên trong . Tôi thấy vài người lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đứng trên nóc Ṭa Đại Sứ và trên hàng rào,một tay cầm súng, và tay kia kéo từng người vào. Người ta chen lấn, xô đẩy, đè lên nhau trong cơn hoảng hốt tột cùng. Ông Pollock quyết định không vào đó nữa và sau đó ông chở chúng tôi đến một địa điểm khác. Tôi không biết địa điểm này ở đâu, nhưng tôi đă chứng kiến tận mắt cảnh tượng 1 chiếc trực thăng đậu trên nóc một building nhỏ, và một dây người nối đuôi nhau, chen lấn để lên được chiếc trực thăng này. Ông Pollock lắc đầu,và quyết định bỏ đi đến một địa điểm khác. Sau này, tôi đọc báo mới nhận ra cảnh tượng hốt hoảng này được đăng tải nhiều lần trên tất cả báo chí và truyền h́nh Mỹ. Tôi cũng thấy h́nh ảnh này được ghi lại trong các tài liệu lịch sử Chiến tranh Việt Nam của Mỹ.

Đến được địa điểm thứ ba…th́.không thấy một bóng người. Th́ ra người Mỹ đă bỏ rơi địa điểm này. Không hiểu tại sao ?

Sau cùng ông Pollock bảo chỉ c̣n cách tự lái xe ra phi trường Tân Sơn Nhất để vào căn cứ DAO, là một căn cứ hành quân của lính Mỹ. Ông Pollock cố gắng len lỏi qua những con đường đầy người chạy loạn. Th́ ra mọi người cũng đôn đáo chạy t́m địa điểm để di tản như chúng tôi !

Khi gần tới cổng Phi Long th́ xe phải ngừng hẳn v́ cổng đă bị rào cản ngăn gần hết lối vào. Một người lính Việt Nam cầm súng tiến lại gần chúng tôi. Anh lính VN chỉ mặt ông Pollock và hằn học nói 1 câu tiếng Anh “You Amerian….you sold our country. We hate you!” Ḷng tôi đau như cắt! Nước mắt tuôn rơi! Phải, người Mỹ đă bán đứng miền Nam của tôi. Tôi sinh ra ở đất Bắc, nhưng tôi đă lớn lên và đă yêu mến miền Nam như tất cả những người miền Nam hiền lành chân thật. Trong ḷng tôi thật căm hận!

Nhưng ông Pollock vẫn b́nh tĩnh và nhỏ nhẹ xin lỗi anh lính Việt Nam. Anh lính kéo rào cản lại, ngăn hết cổng để ông không vào được nữa. Ông Pollock quyết định quay xe trở ra và bắt đầu di chuyển băng qua một cánh đồng hoang ở gần phi trường. Lúc đó hỏa tiễn pháo kích của Việt Cộng bắn tứ phía. Có lúc rơi rất gần chúng tôi. Vào tới phi trường TSN tôi thấy cảnh tượng đổ nát, cháy khắp nơi. Có nhiều chiếc xe hơi, xe gắn máy, xe Jeep, xe nhà binh quăng bỏ ngổn ngang. Chúng tôi đă đi dưới lằn đạn pháo kích. Lúc ấy tôi chẳng thấy sợ hăi một chút nào. Tôi nghĩ ḿnh đang đi trong một giấc mơ hăi hùng. Và giấc mơ đó sẽ tan đi sau khi tôi thức dậy.

Tới được cổng DAO tôi thấy có nhiều trực thăng Mỹ và lính Thủy Quân Lục Chiến đổ xuống bên trong. Tôi và các bạn, cùng ông Pollock xuống xe, nhào xuống một cái rănh nước nhỏ gần sát cổng để ẩn nấp v́ đạn pháo kích nổ rát tai. Có vài anh lính Mỹ chỉa súng lên trời , đang ẩn nấp và la hét inh ỏi. Tôi thấy một anh lính trẻ măng v́ sợ qúa đă tiểu ướt ra quần, trong khi anh vẫn ôm súng la hét, chạy qua lại như đang ở trên chiến trường.

Một lúc sau, khi pháo kích giảm xuống một chút th́ chúng tôi được TQLC Mỹ cho vào cổng và mọi người hối hả chạy theo nhau. Lúc ấy tôi mới nhận ra nhiều ngàn người đủ mọi quốc tịch Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Đại Hàn, v.v..cùng gia đ́nh của họ đă sắp hàng dài cả cây số ở bên trong. Cũng có rất nhiều người Việt Nam cũng chạy được vào đây. Mọi người đều sắp hàng rất có trật tự. Tôi thấy rất nhiều đồ vật như valy, xách tay, máy ảnh, radio, TV và có cả nồi cơm điện, các thứ linh tinh mà người di tản đem theo đều bị bắt buộc phải bỏ lại. Chẳng ai thèm nhặt lấy. Th́ ra trực thăng Mỹ không muốn chở nặng, nên bắt buộc tất cả mọi người di tản chỉ được cầm theo 1 xách tay rất nhỏ mà thôi. Tôi chỉ có một chiếc áo dài đang mặc trên người. Không có 1 hành lư nào!

Cuối cùng tôi và các bạn tôi cũng được lên chiếc trực thăng Chinook khổng lồ. Ngồi ép xuống sàn của trực thăng, tôi thấy ḷng ngổn ngang như ṭ ṿ. Thế là tôi đă bỏ đất nước ra đi! Gia đ́nh tôi không biết giờ này ra sao ? Lúc đó tôi chỉ muốn nhảy xuống biển v́ ḷng tôi tan nát ră rời . Tôi không nói một lời với ai v́ tôi biết tất cả mọi người cũng ở trong tâm trạng hoang mang đau xót như tôi.

Khoảng hơn nửa tiếng sau (lâu lắm tôi không nhớ rơ) chiếc trực thăng chở chúng tôi đến một Hàng Không Mẫu Hạm rất lớn mà tôi được biết đó là chiếc MIDWAY. Ông Pollock đă nói với chúng tôi là Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đă chuẩn bị sẵn ở ngoài khơi vài ngày trước và người Mỹ đă biết trước cuộc di tản vĩ đại này.

Vừa bước ra khỏi chiếc trực thăng để đứng trên HKMH Midway, tôi thấy có cả trăm người khác đă và đang đổ xuống trước chúng tôi. Cảnh tượng lúc ấy cũng hỗn loạn nhưng không thê thảm bằng lúc ở Ṭa Đại Sứ Mỹ v́ có cả trăm lính TQLC Mỹ đứng ra giữ trật tự. Chúng tôi đứng dưới hangar thật lâu để được ghi danh sách trước khi qua một tàu buôn lớn khác mà Chính phủ Mỹ đă thuê sẵn đậu ở ngoài khơi vùng biển VN. Tôi không thấy ông Pollock đâu nhưng sau đó ông đă trở lại t́m chúng tôi. Ông nói yêu cầu chúng tôi giúp Hải Quân Mỹ làm thủ tục, danh sách cho người di tản v́ thủy thủ Mỹ không biết tiếng Việt nên rất lúng túng và mất th́ giờ, làm việc lâu lắc. Chúng tôi đồng ư và công việc của chúng tôi bắt đầu ngay tức khắc.

Một dăy bàn đă được sắp sẵn ở bên hông tàu. Chúng tôi ngồi cạnh những người lính Hải Quân để giúp họ viết tên tuổi của tất cả những người di tản vào một cuốn sổ. Mỗi người cũng được dán trên người một mảnh giấy viết tên họ của ḿnh. Trong khi làm việc, chúng tôi kêu đói và khát qúa nên được các lính Mỹ mang cho mỗi người một hộp đồ ăn và tiếp tục làm việc cho đến tối. Hôm ấy là ngày 28 tháng 4, 1975.

Tối hôm đó, tôi được biết ông Pollock đă từ chối đi theo các nhân viên Ngoại giao khác lên máy bay để được chuyển qua Phi Luật Tân. Ông đă quyết định ở lại để đi chung với chúng tôi. Có lẽ ông muốn trở thành một trong những người di tản đặc biệt, của một cuộc Chiến tranh Việt Nam tàn khốc với kết cục bi thảm và vô lư.

Làm việc tới nửa đêm th́ chúng tôi đều mệt lả. Một Sĩ quan Mỹ được lệnh đưa chúng tôi đi nghỉ ngơi. Chúng tôi phải leo lên, leo xuống, len lỏi qua những lối đi quanh co, nhỏ hẹp ở trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm. Một lúc sau chúng tôi đến một pḥng khách rất đẹp, dù không lớn lắm. Sàn được trải thảm và trang trí rất lịch sự không khác ǵ những pḥng tiếp tân sang trọng ở khách sạn . Chúng tôi ngồi đứng tần ngần ở đấy vài phút th́ thấy một Sĩ quan khá lớn tuổi bước ra chào. Sau vài lời giới thiệu của ông Pollock, chúng tôi được biết vị Sĩ quan này chính là ông Phó Đề Đốc Hạm Đội của nhóm Hàng Không Mẫu Hạm Midway. Ông ta trịnh trọng mời chúng tôi xuống pḥng khách của ông và tỏ ư muốn nhường pḥng ngủ của ông cho ba đứa chúng tôi ngủ qua đêm. Chúng tôi rụt rè từ chối và xin được ngủ trên những chiếc ghế sa lông lớn ở pḥng khách. Trong pḥng có một chiếc truyền h́nh gắn lên tường để theo dơi trực tiếp việc di tản trên bong tàu..

Đêm hôm đó tất cả chúng tôi nằm lăn ra ghế và ngủ thiếp đi ngay. Trải qua hơn 30 tiếng đồng hồ căng thẳng thần kinh, cơ thể chúng tôi đều kiệt quệ, nên không ai bảo ai đều thở phào và ḷng thầm biết ơn ông Phó Đề Đốc tốt bụng. Riêng tôi thật biết ơn và cảm phục ông Ron Pollock vô cùng v́ ông lúc nào cũng điềm tĩnh và nhân hậu. Chúng tôi có cảm tưởng ông đă lo lắng cho chúng tôi như một người cha vậy.

Sáng ngày hôm sau, chúng tôi được ăn sáng ở ngay trong pḥng kháck. Chúng tôi đă ăn vội vàng v́ phải lên tiếp tục làm việc gấp, v́ người di tản đến càng lúc càng nhiều.


Tôi nghĩ chắc chắn rằng việc di tản vẫn tiếp tục cả đêm hôm trước v́ người tới vẫn đều đặn. Chúng tôi lại làm việc suốt ngày đêm. Một số người di tản đến sau chúng tôi đă cho tôi biết Chính phủ Lâm thời Trần văn Hương và Dương văn Minh đă được thành lập để ḥa giải với Việt Cộng. Tôi đâu thèm để ư đến chuyện này v́ ḷng tôi mong mỏi t́m được gia đ́nh mà thôi . Tôi hy vọng cha mẹ, anh chị em tôi kiếm được đường chạy và tôi sẽ t́m ra họ. Tôi vừa làm việc vừa khóc liên tục. Nhiều anh lính Mỹ tỏ vẻ tội nghiệp cho chúng tôi. Có mấy anh lính cho chúng tôi địa chỉ ở Mỹ và căn dặn liên lạc với gia đ́nh họ để được giúp đỡ. Tôi ừ ào cho qua chuyện. Làm việc cho tới nửa đêm chúng tôi xin được đi nghỉ v́ mọi người đă mệt lả.

Sáng sớm hôm sau trời c̣n tờ mờ sáng, ông Pollock đă đánh thức chúng tôi dậy rửa mặt, làm vệ sinh và được ăn sáng ở ngay pḥng khách của ông Phó Đề Đốc. Hai người lính Mỹ đă đem đồ ăn sáng đến phục vụ chúng tôi chu đáo. Chúng tôi vừa ăn, vừa dán mắt trên máy TV để theo dơi những diễn tiến đang xảy ra trên bong tàu.

Thật không thể tưởng tượng được! Th́ ra từ sáng sớm đă có hàng trăm chiếc trực thăng của Không Quân VNCH đă và đang ào ạt bay đến xin được đáp xuống chiếc Midway. C̣i hụ báo động liên hồi và các lính Hải Quân của Hạm Đội chạy tứ tung để cứu giúp những người phi công VN. Họ đem theo gia đ́nh, con cái, bạn bè... Nét mặt họ đầy nét hốt hoảng và tuyệt vọng. Khi những chiếc trực thăng này đáp xuống và mọi người ở trên trực thăng nhào xuống hết lập tức có một nhóm lính Mỹ chạy tới đẩy chiếc trực thăng này sang một góc. Trực thăng đến nhiều như những đàn chuồn chuồn từ từ tiến về phía Hàng Không Mẫu Hạm Midway. Chúng tôi ai nấy đều há hốc mồm ra để theo dơi cảnh tượng không tiền khóang hậu trong lịch sử này. Có một chiếc máy bay nhỏ 4 người (sau nay tôi được biết là chiếc Cessna) cũng xin được đáp xuống. Chiếc máy bay Cessna này đă bị từ chối và buộc phải đáp xuống biển . Người ta thả cả chục chiếc phao xuống biển ,và nhiều người lính Hải Quân Mỹ nhảy xuống theo để cứu người phi công và gia đ́nh anh kịp thời. Một lúc sau, tôi nhận thấy tất cả những chiếc trực thăng VN đều được dọn qua một bên hông tàu và được đẩy luôn xuống biển, không khác ǵ những món đồ chơi bằng nhựa bị người ta vứt bỏ đi.

Ông Pollock thúc dục chúng tôi ăn sáng xong, để lên hangar tàu làm việc tiếp. Tôi được biết là tất cả mấy ngàn người di tản hôm qua đă được trực thăng chuyển qua những chiếc tàu buôn gần đó, mà ngày hôm sau chúng tôi cũng sẽ được đưa tới. Nhưng đó là một chuyện khác mà tôi sẽ kể lại sau ( Bút kư 13 ngày trên biển ).

Làm việc ở dưới hangar, nên tôi không được chứng kiến cảnh trực thăng ào ào đến nữa. Hôm đó là ngày 30 tháng 4. Các ông Không Quân và gia đ́nh họ cho chúng tôi biết thêm tin tức mới nhất là Chính phủ Lâm thời Dương văn Minh đă buộc phải đầu hàng Bắc Việt Nam, Và Sàigon lúc đó đang ở trong một cơn lốc kinh hoàng hỗn loạn.

Sau đó không biết mấy giờ, chúng tôi được đưa xuống pḥng để ăn trưa. Rất nhiều lính Mỹ đă có mặt ở đây. V́ có máy truyền h́nh để giữa pḥng, nên chúng tôi lại được theo dơi tiếp những chiếc trực thăng di tản của những người phi công VNCH. Giờ đây tất cả đều đă tả tơi và rũ rượi như những con chim bị thương và không có chim đầu đàn. Thật là tủi nhục và buồn thảm !

Hạ cánh khẩn cấp! Bất th́nh ĺnh c̣i hụ lại báo động liên hồi. Tôi nghe trên loa phóng thanh, người ta ra lệnh cho một máy bay nào đó không được đáp xuống sân tàu v́ không c̣n đủ chỗ nữa. Vài giây sau, trên màn ảnh TV hiện ra một chiếc máy bay cũng nhỏ như chiếc Cessna hôm trước. Chiếc máy bay này nhất định không chịu đáp xuống biển. Mấy người lính Mỹ cho chúng tôi biết rằng viên phi công Việt Nam đă đem theo vợ, con và anh nói nếu phải đáp xuống biển th́ mọi người sẽ chết hết.

T́nh h́nh thật căng thẳng và nguy ngập. Viên phi công Việt Nam cứ bay ṿng ṿng ở trên chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Midway và muốn trực chỉ đáp xuống phần phi đạo c̣n lại nhỏ xíu trên tàu. Cuối cùng, ông Hạm trưởng Hàng Không Mẫu Hạm phải nhượng bộ cho phép đáp khẩn cấp. C̣i lại hụ liên hồi thật đinh tai nhức óc. Trên màn ảnh vô tuyến, chúng tôi thấy rất nhiều lính Hải Quân đă chuẩn bị cấp cứu v́ tai nạn khủng khiếp có thể xảy ra trong nháy mắt. Người ta chạy tới chạy lui, la hét om x̣m như đang chuẩn bị giao chiến. Tôi thấy các ṿi chữa lửa được kéo ra và h́nh như có một tấm lưới lớn cũng được chuẩn bị giăng ra ở giữa bong tàu.

Thật là tài t́nh! Chiếc máy bay của viên phi công Việt Nam hạ cánh xuống thật nhẹ nhàng và ngừng lại sát nút trước ngay vạch đường kẻ, kế bên đài quan sát trên cao, ở giữa tàu. Mọi người vỗ tay hoan hô không ngớt. Cả pḥng ăn của chúng tôi cũng ồn ào như chợ vỡ. Họ phục tài đáp máy bay của viên phi công Việt Nam qúa cỡ ! Trên màn ảnh truyền h́nh, tôi thấy nhiều người lính Hải Quân Mỹ chạy tới để giúp đỡ, mở cửa máy bay cho viên phi công vừa hạ cánh. Chàng phi công Việt Nam trông rất c̣n trẻ tuổi. Anh đỡ vợ, con, nhẹ nhàng đưa xuống. Người ta nhào tới chụp h́nh và bắt tay anh. Tôi thấy cả ông Hạm Trưởng chiếc Midway cũng chạy ra bắt tay anh như thán phục một người hùng Không Quân của thế chiến.

Tôi đă quên mất ḿnh cũng đang là một kẻ di tản. Tôi cười thở phào khoan khoái như chính bản thân ḿnh được thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Chúng tôi lại trở về chỗ làm việc như cũ. Khi chiều xuống, trực thăng tới ít hơn. Lâu lâu mới có một vài chiếc lẻ tẻ bay đến. Chúng tôi được một Sĩ quan Mỹ dẫn đi xem hầu hết mọi nơi của chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Midway nổi tiếng này. Lúc ấy tôi mới nhận thấy sự vĩ đại của nó. Giống như một trại lính nhỏ. Ngoài những chiếc máy bay chiến đấu và trực thăng c̣n có nhiều chiếc xe nhỏ chạy tới, chạy lui. Các pḥng ngủ chật chội , thấp hẹp.Giường ngủ kê sát nhau như những chuồng gà. Thăm cả pḥng làm việc của lính Hải Quân, chỗ chơi, giải trí, nhà bếp ..v.v. Cuối cùng, chúng tôi được đưa tới khúc đằng sau của hangar. Trong một góc khá lớn, có một chiếc trực thăng duy nhất đă đậu sẵn. Chiếc này trông rất đẹp và sạch sẽ và đă được người ta giăng giây thừng ở ṿng ngoài để không cho ai tới gần.

Tôi không hiểu tại sao họ lại đưa chúng tôi tới xem chiếc trực thăng này. Khi tới gần, vị Sĩ quan mới cho chúng tôi biết đó chính là một trong những chiếc trực thăng đầu tiên đáp xuống Mẫu Hạm Midway và người lái chiếc này không ai xa lạ, chính là Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Cựu Phó Tổng Thống VN Cộng Ḥa! Th́ ra ông Kỳ cũng là một phi công “thượng thặng” nên ông đă bay ra đây sớm nhất ! Sau này tôi được biết chiếc trực thăng đẹp đẽ này là tặng vật của Tổng Thống Mỹ Gerald Ford, tặng cho Tướng Kỳ trước đó không lâu.

Tối hôm đó, chúng tôi được ông Phó Đề Đốc đăi ăn chung với ông. Ông tặng chúng tôi mỗi người một cái bật lửa Zippo có khắc h́nh chiếc Hàng Không Mẫu Hạm – USS Midway. Ông c̣n viết cho chúng tôi, mỗi người một lá thư cảm kích, để giới thiệu với những người mà chúng tôi, nếu cần sẽ được giúp đỡ. Tôi đă cất kỹ hai thứ này như những kỷ vật vô gía. Chúng là những con dấu chứng nghiệm một sự đổi đời của tôi.

Sau đó tám người chúng tôi được đưa đến một chiếc trực thăng đă chờ sẵn. Ḷng tôi bồi hồi xúc động. Chiếc trực thăng cất cánh….từ từ xa dần chiếc Hàng Không Mẫu Hạm đầy ắp những kỷ niệm mà chỉ hơn hai ngày trước đó tôi đă không bao giờ ngờ tới. Lúc ấy tôi không biết chiếc trực thăng này sẽ đưa chúng tôi đi đâu. Nhưng mặc kệ, tôi thấy ḿnh cũng giống như một chiếc lá nhỏ bị đưa đẩy cuốn bay theo chiều gió. Năm ấy tôi vừa tṛn 24 tuổi.

Photobucket
USS MIDWAY khi c̣n phục vụ.

Trần thị Khánh Vân.


Viết cho hai con và người bạn đời của tôi
Thân tặng tất cả bạn bè mà tôi đă quen biết trong 30 mưoi năm trời lưu lạc..
To America, the country I have grown to love.



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 Minhxotxa
 member

 REF: 448835
 05/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
...Và Sài G̣n sụp đổ

Paul Dreyfus người Pháp là một trong 125 nhà báo nước ngoài thuộc 13 nước có mặt tại Sài G̣n vào ngày 30/4/1975, chứng kiến sự kiện lịch sử các đoàn quân tiến vào thành phố. Ông đă ghi nhật kư ghi chép lại những sự việc xảy ra trong ngày kể từ khi Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam được kư kết. Sau khi trở về Pháp, dựa trên những tư liệu sẵn có, ông viết cuốn sách nhan đề "… Et Saigon tomba" (… Và Sài G̣n sụp đổ).

Dù từ nay có xảy ra chuyện ǵ đi nữa cũng không bao giờ tôi quên cơn hấp hối của Sài G̣n. Đại sứ Mỹ rút khỏi sứ quán mang theo lá cờ sao và vạch, đă được kéo xuống, gấp cẩn thận, cất kỹ trong cặp. Hàng ngh́n người chạy như điên đến sân bay nhưng không máy bay nào cất cánh.


Ngày 29/4/1975.

Hôm qua một chút hy vọng đă nhen nhóm trong tất cả dân chúng, khi tướng Minh phát biểu về hoà b́nh, hoà hợp và hoà giải dân tộc. Đó là những câu chữ mà do cuộc chiến tranh kéo dài từ hai mươi chín năm nay, người ta đă quên hết ư nghĩa.

Tất cả mọi khách hàng của khách sạn Caravelle đều chạy lên sân thượng, người mặc gile chống đạn, người chỉ mặc quần áo ngủ.

Cũng cần nói thêm, tất cả những khách hàng này đều là phóng viên báo chí hoặc nhiếp ảnh quay phim.

Cũng nói thêm nữa, từ sân thượng nhà hàng chín tầng này có thể nh́n bao quát toàn bộ Sài G̣n.

Và cũng có thể nh́n thấy toàn bộ lănh thổ của chế độ Nam Việt Nam, diện tích đă thu hẹp lại rất nhiều. Đây là một đất nước mà hai tháng trước vẫn c̣n trải dài hơn một ngh́n kilomet từ Bắc xuống Nam, bây giờ đă rút ngắn lại chỉ c̣n một tầm bắn của pháo.


Chính từ vị trí trên cao này chúng tôi đă nh́n thấy pháo bắn như giă gị vào căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, cách chỗ chúng tôi đứng khoảng tám kilomet.

Đạn rốc két rơi liên tục không ngừng. Rồi đến đạn trọng pháo. Mỗi khi một chiếc máy bay bị bắn trúng lại có một quả nấm khổng lồ vọt lên, xé vỡ màn đêm đang có mưa dông. Một lúc sau, phía sân bay chỉ c̣n là một biển lửa màu da cam.

Ngày 30/4.

Trời đă sáng. Mặt trời khổng lồ nhô lên từ đồng ruộng. Chúng tôi hếch mũi lên trời, theo dơi một chiếc máy bay vận tải, khá giống loại Nord Atlas của Pháp đang lượn ṿng trên ṿm trời. Đột nhiên từ thân máy bay loé lên một luồng lửa. Chiếc máy bay vỡ làm đôi, cứ thế rơi xuống, rơi rất chậm, rất chậm. Nó vừa bị trúng đạn tên lửa SAM 7, một loại tên lửa vác vai kiểu mới do Liên Xô chế tạo và do một xạ thủ Việt Nam nào đó, có thể đă đứng một ḿnh chờ đón suốt đêm trên một nóc nhà ngoại thành, phóng trúng.

Các loa phóng thanh lại rống lên, báo tin lệnh giới nghiêm kéo dài suốt hai mươi bốn trên hai mươi bốn giờ, sau khi đài truyền đi bản quốc thiều và bài nói của tướng Minh kéo dài tới hơn hai mươi phút.

Làn sóng từ ngữ trong bài diễn văn chẳng có hiệu quả ǵ đối với những trận chiến đấu đang tiếp tục ác liệt chung quanh Sài G̣n. Từ nhiều khu vực ngoại thành lại vọt lên những cột khói đen, những lưỡi lửa đám cháy, xen lẫn tiếng nổ của đạn pháo.

Các đường phố vắng tanh vắng ngắt. Nhưng vẫn c̣n một vài phụ nữ rón rén mở cửa định bước ra ngoài, hy vọng c̣n có một cửa hàng cửa hiệu nào đó mở cửa. Trẻ con vẫn lặng lẽ chơi đánh bi hoặc nhảy ô quan trên vỉa hè, dưới cặp mắt của binh lính và cảnh sát trang bị tiểu liên.

Chỉ có những xe ô tô cắm cờ là đi lại trên đường. Những chiếc xe cứu thương hối hả mang những người bị thương, chủ yếu từ sân bay Tân Sơn Nhất và từ Chợ Lớn, bị trúng đạn trong đêm, phóng nhanh tới các bệnh viện.

Rồi người ta thấy xuất hiện, chẳng biết từ đâu chia ra những thanh niên mặc toàn đồ đen. Họ có vẻ như là một lũ nhóc chơi tṛ nghịch súng các-bin Mỹ. Nhưng đó chính là những dân vệ có nhiệm vụ giữ ǵn an ninh trật tự. Lực lượng này gồm toàn thiếu niên từ mười lăm đến mười tám tuổi rất dễ bị kích động.

Khắp mọi nơi, pháo 105 ly của quân đội Sài G̣n tiếp tục bắn trả các khẩu pháo 130 ly của các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

Từ phía Biên Hoà là nơi hôm trước tôi vừa mới thực hiện chuyến "thám hiểm" cuối cùng, đang đánh nhau rất dữ dội.

Mặc dù có lệnh thiết quân luật, các nhà báo vẫn liều đi ra ngoài.

Chính v́ vậy tôi đă tới được sứ quán Mỹ, chứng kiến những cảnh tượng chẳng vẻ vang ǵ. Được báo động bởi một mật lệnh truyền qua đài phát thanh, những người Mỹ cuối cùng hối hả mang vác hành lư lên xe ô tô buưt đưa họ đến những chỗ tập trung. Từ những địa điểm này, máy bay lên thẳng sẽ đưa họ tới những tàu sân bay của hạm đội 7 đang đậu ở một nơi nào đó ngoài khơi.

Đại cường quốc Mỹ đang chạy thoát thân.

Trước cổng toà lănh sự Mỹ có hai binh sĩ lính thủy đánh bộ đội mũ sắt, súng cầm tay đứng gác, hàng mấy chục người Việt vẫn c̣n cố một cách tuyệt vọng, xin một hộ chiếu đi Guam, Midway, Honolulu…

Cũng từ đây, tất cả các nhà báo Mỹ (kèm theo cả nhiều người khác) cũng đang đóng gói hành lư vội vă ra đi. Chỉ c̣n một người vẫn ở lại là đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin. Nhưng tướng Minh đă yêu cầu ông vui ḷng ra đi để tránh mọi sự cố.

Cuối cùng ông đại sứ Mỹ cũng rút khỏi đại sứ quán mang theo lá cờ sao và vạch, tượng trưng cho nước Mỹ, đă được kéo xuống, gấp cẩn thận, cất kỹ trong cặp xách tay.

Ông là người cuối cùng đi bộ ra khỏi toà đại sứ.

Trước đó ít lâu, tôi đă nh́n thấy một viên tướng Sài G̣n trẻ tuổi, mặc quân phục may đo rất khéo, ngồi trong chiếc xe hơi sang trọng, đi ngang qua. Ông ta chạy vội vào trong sân sứ quán Mỹ rồi leo lên một trong những chiếc máy bay lên thẳng cuối cùng đợi trên sân thượng nhà mái bằng.

Sau khi đại sứ Mỹ đi ra ngoài, những cánh cổng toà đại sứ được đóng lại.

Đúng lúc đó có một người Việt Nam ngồi trên xe, đèo theo một phụ nữ, phóng đến cổng sứ quán Mỹ. Không nh́n thấy có ai, họ hỏi tôi:

- Thế này th́ chúng tôi c̣n biết đi đâu bây giờ? Chúng tôi chết mất. Quân cộng sản đang tới. Tướng Westmorland đă hứa bảo vệ chúng tôi.

Nỗi lo sợ tràn khắp thành phố.

Hàng ngh́n người chạy như điên tới sân bay, nhưng không c̣n chiếc máy bay nào cất cánh nữa. Hơn nữa, trước cổng nhà ga hàng không, cảnh sát đang dựng lên một rào cản.

Hàng ngh́n người khác lại đổ xô đến căn cứ hải quân mang theo valy, hành lư, cố t́m cách leo lên được một chiếc tàu nào đó để chạy trốn theo ḍng sông Sài G̣n.

Từ những khu vực ngoại thành, hàng ngàn người khác cũng đang chạy vào những khu phố ở trung tâm Sài G̣n.

Tôi đi qua các phố, buồn rầu, chậm chạp, trong khi tiếng pháo nổ mỗi lúc một gần. Luôn luôn tôi bắt gặp nhiều người giữ tôi lại, nói:

- Chắc ông là người Pháp, v́ ông vẫn c̣n ở lại với chúng tôi. Ông có thể làm ǵ giúp chúng tôi được không?

Họ ch́a ra những giấy tờ, thư từ, chứng minh họ có họ hàng đang ở bên Pháp. Tôi nh́n những con người khốn khổ đang ứa trào nước mắt. Tôi không thể nói ǵ hơn.

(Theo VOV}


 

 capheden
 member

 REF: 448836
 05/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Những phi vụ cuối cùng của biệt đội bay CIA tại VN


Do ít nhiên liệu nên các máy bay của Air America phải bay cực thấp, rất nguy hiểm trong điều kiện quân giải phóng đă áp sát xung quanh. Đến khi đêm xuống th́ chiến dịch di tản đă trở thành một điệp vụ bất khả thi.

Hàng ngh́n người thuộc diện “nhạy cảm” đă bị bỏ lại. Quân giải phóng cuối cùng đă chiếm toà sứ quán Mỹ, thu giữ toàn bộ những tài liệu chi tiết về các điệp viên cũng như những người từng cộng tác với Mỹ.

Trong số cuối cùng rời thành phố có những người Mỹ đă tổ chức chiến dịch di tản bằng trực thăng trên các mái nhà. Một trong số đó là Walt Martindale, lúc đó ở trên sân thượng một toà nhà cao tầng gần sân bay Tân Sơn Nhất. Ngay khi chiếc trực thăng đáp một trong những chuyến cuối cùng trước khi bóng đêm sập xuống, hàng trăm người Việt trong tâm trạng tuyệt vọng đă phá vỡ được cánh cổng và tràn tới lối dẫn vào toà nhà. Hai viên sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hoà đề nghị sử dụng vũ khí để ngăn đám đông nếu như Martindale đảm bảo sẽ cho họ cùng thoát thân.

Đám đông người Việt đă vây lấy cầu thang trong khi chiếc máy bay hạ cánh xuống sân thượng. “Nhanh lên, nhanh lên”, phi công hét to thúc giục Martindale nhưng anh ta lắc đầu. Anh ta gọi những người lính Nam Việt Nam đang gh́m đám đông ở lại bên ngoài trạm gác để tổ chức đưa người lên máy bay. Cuối cùng, với số người gấp đôi khả năng cho phép, chiếc máy bay đă bay đi mà không có Martindale.

Khi chiếc máy bay đă bay được một quăng th́ làn sóng người đánh bật những người lính đang gh́m giữ họ và tràn lên sân thượng. Martindale bị dồn một cách nguy hiểm ra bên ŕa sân thượng. Anh ta bị đánh vào đầu nhưng cố gắng đánh trả. Ngay khi trước trời tối, một chiếc trực thăng khác hạ cánh xuống giữa đám đông hỗn loạn. Một người thợ máy sử dụng khẩu M-16 dồn đám người Việt cuồng loạn sang một phía trong khi phi công thúc giục Martindale: “Mau lên, mau lên”. Cả ba rút vào bên trong máy bay và họ cất cánh trong tiếng gào thét tuyệt vọng của đám người cầu xin sự giúp đỡ.

Trước khi bay ra Hạm đội 7 ngoài biển Đông, do lo không có đủ nhiên liệu nên họ hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất đang bốc cháy bởi những đợt pháo kích dữ dội để tiếp thêm nhiên liệu. Việc hạ cánh xuống đây c̣n có một lư do khác nữa: những người quản lư Air America đă lơ đễnh để quên 50.000 USD trong một căn pḥng an toàn tại phi trường. Khi chiếc máy bay hạ cánh, không hề có một ai ở gần đó cả và trong khi viên phi công phụ tiếp nhiên liệu cho máy bay, tay thợ cơ khí người Philippines chạy thật nhanh lại phía căn pḥng an toàn và cố gắng mở cửa căn pḥng này. Một nhóm binh lính Nam Việt Nam bất thần xuất hiện từ phía xa và bắt đầu bắn bừa băi về phía chiếc máy bay. Chưa kịp lấy được tiền nhưng t́nh thế buộc tất cả phải leo vội trở lại máy bay, cất cánh và thực hiện chuyến bay cuối cùng trong ngày ra hạm đội 7.

Như vậy là chiến dịch di tản người trên các mái nhà ở khu trung tâm Sài G̣n của Air American chấm dứt lúc 6h30 tối. Các phi công được lệnh bay ra hạm đội 7. Một chiếc trực thăng chở đầy rượu ra tới nơi nhưng viên thuyền trưởng nh́n rồi hét: “vứt, vứt, vứt”. Thế là chiếc máy bay với đầy rượu quư đă bị hất ra bên ngoài mạn tàu xuống nước. Hầu hết các máy bay khác cũng chịu chung số phận. Các phi công treo máy bay sát trên mặt nước rồi nhảy ra bên ngoài, một phương pháp đầy may rủi và liều lĩnh. “Ngay khi các máy bay rơi xuống nước, những cánh quạt của chúng vẫn c̣n quay tít và nhiều phi công có thể bị cuốn vào đấy”, Bob Murray, một phi công của Air America, nhớ lại. Một phi công Nam Việt Nam khi đó đă treo máy bay trên mặt nước ở độ cao gần 20m rồi nhảy ra ngoài.

Khi đă lên đến những tàu chiến khác nhau của hạm đội 7, các phi công của Air America chợt nhận ra rằng họ bị đối xử một cách tồi tệ. “Chúng tôi bị lính thuỷ đánh bộ trên tàu đối xử một cách thô bạo như thể chúng tôi là những tên tội phạm”, Wayne Lannin nhớ lại. “Có thể họ đă nghe được câu chuyện về những tên lính đánh thuê được trả lương hậu hĩnh để chuyên chở ma tuư. Họ lục soát thân thể chúng tôi kỹ lưỡng, tịch thu vũ khí cá nhân của chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ c̣n thấy được vũ khí của ḿnh nữa. Một người trong chúng tôi bị mất 500 USD, hộ chiếu của anh ta bị một lính thuỷ đánh bộ lấy mất. Chỉ trong một đêm ở trên tàu của Hạm đội 7, chúng tôi mất nhiều hơn toàn bộ những ǵ đă mất trong suốt những năm hoạt động ở Việt Nam”.

Đến 8h sáng hôm sau, những người tham gia chiến dịch di tản của Air America đă ngồi trong một căn pḥng nóng tới 37 độ C và không có máy điều hoà nhiệt độ. Người của sứ quán Mỹ đă cố can thiệp nhưng các phi công vẫn phải ở đó cho tới 6h chiều. Lính thuỷ đánh bộ gác ngoài cửa và bất cứ ai muốn rời khỏi pḥng đều bị ngăn cản thô bạo. “Trong đời tôi chưa bao giờ lại cảm thấy tồi tệ như khi ấy”, Lannin nói. “Nó làm tôi bị tổn thương nặng nề. Tôi không muốn ḿnh rời Việt Nam theo cách này”.

Phương án IV, chiến dịch di tản trong những ngày cuối cùng của Mỹ ở việt Nam, là chiến dịch di tản bằng máy bay lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong 18 giờ cuối cùng, 70 máy bay cùng 865 lính thuỷ đánh bộ đă thực hiện hơn 630 phi vụ, di tản 1.373 người Mỹ, 5.595 người Việt và 85 người có quốc tịch khác nhau. Một cuộc chiến tranh của Mỹ được ghi dấu bằng những vụ thảm sát, ném bom, cướp đi sinh mạng của bao người đă chấm dứt với chiến dịch tháo chạy trên quy mô lớn như thế.


 

 aka47
 member

 REF: 448907
 05/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Đúng với nổi niềm khi AK đọc cuốn NGƯỜI DI TẢN BUỒN.

Thấm thía cho các chú các bác lúc bấy giờ khi đang phục vụ mà thấy đất nước sụp đổ không ...đánh đấm ǵ cả.

Nếu không th́ Việt Nam ngày nay sẽ được xây dựng to lớn hơn gấp 10 lần hiện tại.

Ơi !!! ta buồn ta đi lang thang bởi v́ ai???

hihii






 

 phoiphaanh
 member

 REF: 448917
 05/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
"Quân đội Sài g̣n trước đây giống như một gă khổng lồ bằng đất sét, chỉ sau cơn mưa to là trở nên rệu ră và sụp đổ" Nguyễn Cao Kỳ.
Có hiểu câu nói đó không ? mà đánh với đấm với quân đội chỉ biết ăn chơi và dựa vào Mỹ.


 

 aka47
 member

 REF: 448948
 05/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Xin lỗi...Nguyễn Cao Kỳ nói cũng giống như ông Kỳ Cục , mà c̣n viết sách tự xưng là Con của Phật.!!! Đúng là quái thai của thời đại.

Thua anh lính binh nh́ khi đứng khóc ngon lành khi nghe TT Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Cọng Sản.

hihii



 

 Minhxotxa
 member

 REF: 449093
 05/17/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nhưng Ông ta nói đúng bản chất của Quân đội Sài g̣n ! v́ Ông ta phục vụ nó từ khi nó mới khai sinh nên Ông ta hiểu rất rơ.
Quân đội Sài g̣n là quái thai của Mỹ sinh ra mà.
Bây giờ nó là cái thây ma thổi rữa, nhắc lại làm ǵ
Anh binh nh́ khóc v́ ḥa b́nh lập lai không c̣n chiến tranh tương tàn nữa em à.Anh ấy sẽ về với gia đ́nh.
C̣n sĩ quan khóc v́ không lên được tàu USS MIDWAY ...
Ông Dương văn Minh đầu hàng đó là việc tất yếu.Đừng có trách Ông ta !



 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network